Ở kỳ trước, chúng ta đã đề cập tới khái niệm “Người Thầy phi vật chất”. Vậy thật ra họ là ai, họ tồn tại dưới hình dáng nào. Hay đó không phải là một con người mà là một thế lực thần thánh nào đó? Người Thầy phi vật chất của chúng ta xuất thân từ Ánh Sáng (Ý thức) bậc cao. Vì vậy không thích hợp khi xem “Họ” như một cá nhân con người, có cái tôi riêng. Có lẽ sẽ thích hợp hơn khi xem “Họ” là những ý thức vô ngã, xuất thân từ cõi vốn không thể diễn giải bằng ngôn ngữ của loài người. Chẳng hạn, “Họ” không có những nhân cách bị phân mảnh như chúng ta có; “Họ” không có những mặt khuất u tối. Vì vậy, Thiên Thần có linh hồn không? Mỗi Thiên Thần vốn dĩ là một linh hồn toàn vẹn.
Đó chính là điểm khác biệt của linh hồn toàn vẹn (Thiên Thần hộ mệnh, nhửng Người Thầy phi vật chất) với linh hồn đang hướng tới sự toàn vẹn (linh hồn con người). Tư duy nhị nguyên chỉ tồn tại trong một cấp độ nhất định nào đó. Nó là động lực học hỏi, tư duy này không tồn tại ngoài phạm vi học hỏi và phát triển. Bạn đang tồn tại trong thế giới nhị nguyên (bạn đang học hỏi và phát triển), còn những Người Thầy phi vật chất thì không.
Có thể nói, Trái đất không phải là nhà của “Họ”. So với cấp độ của chúng ta, “Họ” là những Người Thầy. “Họ” tự do chỉ bảo chúng ta nhưng không hoà vào những cấp độ của chúng ta. Có thể hiểu thế này: Khi những Người Thầy vĩ đại chỉ bảo ta, “Họ” không việc gì phải xuống cấp cho bằng cấp độ của ta, cũng giống như cha mẹ không cần thiết phải “cưa sừng” cho đồng trang lứa để khuyên nhủ con cái. Cấp độ tiến hoá cao hơn đã thể hiện đủ tư cách rồi.
Loài người đã được định đặt cho sứ mệnh là phải tiến hoá vượt lên khỏi kiểu tư duy nhị nguyên. Tư duy nhị nguyên là tư duy thuộc về thế giới không gian và thời gian. Khi bạn tiến hoá vượt qua khỏi nếp tư duy này, cũng như khi bạn rời khỏi thể xác vật chất và về nhà (“cõi” phi vật chất), bạn sẽ không còn bị ràng buột trong thế giới nhị nguyên nữa; và cảm giác phẫn nộ, sầu bi hay sợ hãi ở bản thân sẽ tan biến. Những cảm giác yếu đuối ấy không còn chút uy lực nào trong “cõi” vượt thoát khỏi thế giới nhị nguyên, nơi chỉ thường trực hiện hữu sự hoàn hảo, toàn vẹn. Khi bạn thoát khỏi hình hài vật chất, bạn sẽ đi vào cấp độ phi vật chất tương ứng với tần số năng lượng của bản thân đúng vào thời điểm bạn kết thúc kiếp tái sinh.
Chú thích:
(1) Thuyết nhị nguyên: Lối tư duy phổ biến của loài người, được hận biết tới từ thời tiền sử. Là lối tư duy nhận ra mối quan hệ tương quan lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng có tính chất đối lập như ngày – đêm, trời – đất, mặt trăng- mặt trời, tốt – xấu,nóng – lạnh, trai – gái,…. Theo đó, các cặp có tính chất đối lập nhưng vẫn là hai mặt của một thể thống nhất, vừa dự vào nhau, vừa khu biệt lẫn nhau và chuyển dịch đối xứng, biến đổi liên tục theo một trật tự nhất định.
(2) Linh hồn tái sinh vào thực tại vật chất với mục đích nhằm tự cân bằng năng lượng của chính mình. Sau một khoảng thời gian tồn tại trong thực tại vật chất, linh hồn có thể tạo ra quả Nghiệp xấu (tần số năng lượng thấp) hoặc tạo ra quả Nghiệp tốt (tần số năng lượng cao). Vào thời điểm kết thúc kiếp tái sinh, năng lượng linh hồn mang theo về nhà được cân bằng giữa phần nợ – có mà linh hồn tích luỹ được.
(tham khảo: The Seat of The Soul – Gary Zukav, bài viết trên Internet)
***Đón xem kỳ 4: Hành trình của linh hồn
***Xem lại kỳ 2: Sự hình thành và phát triển linh hồn