Ứng Dụng Quẻ 22 Sơn Hỏa Bí Trong Kinh Doanh
CƯƠNG NHU HỖ TRỢ NHAU
Bản chất đặc biệt của những người thông túc tà hiểu được thế giới tự nhiên và sống thích ứng theo đó. Nhà kinh doanh cũng phải suy tư như vậy trên mọi phương diện.
Bí là một vật trang sức, bao hàm ý nghĩa trang sức, trang điểm.
Tự quái truyện của quẻ Bí trong kinh Dịch nói: “Vặt bất khả dĩ cẩu hợp nhi dĩ. Cố thụ chi dĩ Bí; Bí dã, sức dở,” Dịch nghĩa “Vật không phải cấu thả mà kết họp với nhau. Vì thế chuyển sang Bí. Bí, tức là trang sức cho đẹp vậy.” Ý muốn nói, trên thực tế cuộc sống, cần phải có một nguyên tắc văn minh và lễ nghi.
Đứng về mặt một nhà kinh doanh, nếu ông ta từ một giai đoạn đầu tiên phải lăn lộn mò mẫm bước đi, phát triển thành một cơ sở kinh doanh qui mô nhất định rồi, bây giờ ông phải làm thế nào để định ra lễ nghi văn minh, để qui định hành vi của mỗi cá nhân trong xi nghiệp. Đó là một việc không thể thiếu được. Có thể nói, nhân cách vàn minh là một nhân tố chủ yếu để chiêu cảm và bảo trì được sức mạnh tổng hợp của công ty.
Quẻ Bí của kinh Dịch, mặc dù mượn một vật trang sức cố đế trình bày ẩn ý này, nhưng dùng ngôn ngừ hiện đại mà giải thích, một nhà quán lý kinh doanh trong lúc quán lý hành vi, quản lý chế độ, quản lý phương thức và quán lv phương pháp, đều cần phải biểu hiện một sắc thái văn minh; vãn minh vật chất càng tiến bộ, thì tinh thần vần hóa cần càng phải có tiêu chuẩn cao đế hướng dẫn nền vãn minh vật chất này. Nếu không, chúng ta không thế nào tạo ra một nền phồn vinh chân chính, kinh doanh cúa xí nghiệp cũng khó mà phát triển rực rỡ được.
Òng cậu của tôi, vốn người Đài Loan di dân sang định cư ớ Úc. Ông vốn là một nhà kinh doanh rất thành công. Có một lần nọ, ông đem một hộp châu ngọc rất đắt tiền, đáp phi cơ đi Miến Điện để bán. Bởi vì quá hối hả, nên ông không chú ý đến trang sức lịch sự bên ngoài cho xứng đáng với món đồ cực quí mà ông mang theo để bán. Kết quả, khi bàn chuyện buôn bán, đối phương khinh thường ông, cho rằng ông không đủ thực lực tiền tài để tính chuyện làm ăn với số châu báu giá trị lên đến hàng trăm vạn- đô la, vì thế khi hai bên bàn bạc, đối phương chỉ nói qua loa cho xong câu chuyện, và cuộc làm ăn lần đó thất bại, nửa chừng gảy đố.
Cho nên, trong quyển hồi ký “Tám mươi ba mùa xuân” của ông, ông cậu tôi có ghi chuyện này. Quẻ Bí nói: “Bí, hanh, nhu lai nhi văn cương cố hanh.” Dịch nghĩa: “Trang sức thì bí, hanh thông, cái nhu đến để làm đẹp cho cái cương, vì thế mà hanh thông.” Y muốn nói rằng, trong việc thương mại, cùng không thể thiếu cái đức tính nhu thuận, để trang sức cho cái cương cường, mới có thế hanh thông. Chữ “cương” và “nhu” ớ đây, có thế giải thích là, trong lúc bàn bạc chuyện làm ăn buôn bán, cần phải trang sức cho đúng lễ nghi, cái trang sức đó chính là một thủ đoạn của cái “nhu”. Nếu có thể dùng cương và nhu đế hỗ trợ cho nhau, thì trong việc kinh doanh sẽ càng biếu hiện tự nhiên hơn, thông suốt hơn.
Dĩ nhiên, trong quẻ Bí cua kinh Dịch còn nói: “Bạch Bí, vô cừu” dịch nghĩa: “Trang sức chất phác, không lỗi” chữ “Bạch Bí”, chính là biểu hiện trang sức đơn sơ chất phác, không hoa hòe. Ý muốn nói rằng, nếu như bạn thực sự có tài năng kinh doanh, thì dù có trang sức đơn sơ, không hào hoa, cũng không có gì trờ ngại và có thể thu đạt thắng lợi.
Việc kinh doanh đã to tát, đã có một qui mô nhất định, cái trang sức bên ngoài cố nhiên là cần thiết, nhưng cái trang sức bên ngoài nếu vượt qua cái thực lực và tài năng bên trong thì lại trở thành một thứ trang sức giả dối chẳng thú vị và ý nghĩa gì, đối với người quản lý kinh doanh, ngược lại trở thành phản tác dụng. Thế thì, ở hoàn cảnh này tốt hơn là phục sức giản dị chất phác như lúc ban đầu kinh doanh mà còn có cái hay hơn.
Vua thương thuyền Bao Ngọc Cương vốn là một người làm ăn chất phác giản dị, không tôn thờ cái trang sức phù hoa. Lúc ông sang Italia hiệp thương với vua thuyền của Italia; chỗ ông trọ lại là một khách sạn bình dân; điều này làm cho vua thuyền của Italia rất lấy làm kinh ngạc.
Trong việc làm ăn buôn bán, cái trang sức cần phải có, nhưng chất phác hay phù hoa đó là hai mặt đối chọi nhau, việc đó do bạn tùy thời thế, hoàn cảnh mà châm chước, sao cho hợp tình hợp cảnh. Nhưng muôn vạn lần đừng quên rằng, trong kinh doanh, thành hay bại, đầy hay khuyết, lời hay lỗ, cuối cùng cũng không nên tự phụ, có phải không?
Ứng Dụng Hay – Xem Kinh Dịch Online
Tin Liên Quan: