Seventy Eight Degrees of Wisdom
Rachel Pollack
CHƯƠNG VI: CUỘC HÀNH TRÌNH VĨ ĐẠI
LÁ BÀI JUDGEMENT
Lá Bài Judgement (Phán Xét)
Dưới ánh Thái Dương chúng ta thấy cuộc sống ngập tràn ánh sáng tinh thần. Nhận thức về chân lý vĩnh hằng này giải phóng chúng ta khỏi những ảo tưởng và nỗi sợ hãi, nên giờ đây chúng ta cảm thấy, như có một tiếng gọi từ thẳm thức sâu xa, một sự thôi thúc phải hoà thân nhập tâm hoàn toàn vào tinh thần và những điều kì diệu của sự sống trong từng thực thể.
Tiếng gọi này đến từ cả trong lẫn ngoài chúng ta, vì một trong những hiệu quả của Thái Dương là phá vỡ ranh giới nhân tạo chặn giữa những trải nghiệm nội tại và thế giới bên ngoài. Chúng ta nghe thấy tiếng gọi từ thẳm sâu bản ngã như thể từng tế bào của cơ thể đều căng đầy tiếng ca vũ của niềm vui. Đồng thời, chúng ta nhận thấy rằng tiếng gọi đó còn đến từ vài lực lượng vĩ đại hơn bất cứ sự sống riêng biệt nào.
Ý tưởng Phán Xét là tiếng gọi trỗi dậy hướng đến một ý nghĩa tồn tại vĩ đại hơn thực ra xuất hiện nhiều trong những tình huống đời thường. Đôi lúc rtong đời, một người có thể đến ngã tư đường, nơi mà mỗi quyết định đều dẫn đến những thay đổi lớn lao. Và đôi lúc, người đó cảm thấy trái tim đã quyết định xong rồi, chỉ còn mỗi việc để nhận thức “xuôi chèo mát mái” đi theo với những hành động đúng đắn. Những cách thức tin tưởng và suy nghĩ đã “lỗi mốt”, những tình huống cũ rích, đã “tử nạn” ngay cả khi chúng ta còn chưa để ý đến.
Hầu hết những phiên bản thập cẩm của lá này vẽ một thiên nhần và những thân xác trần tục đang trỗi dậy. Bộ Rider nhấn nhá thêm những dãy núi làm nền cảnh. Waite gọi những dãy núi đó là “tư duy trừu tượng”. Cụm từ hàm ý nói rằng chân lý bất biến vượt khỏi trí tuệ hạn hữu đến từ những biến cố thường nhật (lời người dịch: con người luôn luôn gán ý nghĩa và quan điểm cá nhân cho mọi biến cố, thế nên cụm từ trên “ordinary means” có nghĩa “những ý nghĩa thông thường”, theo thiển ý cá nhân là để diễn tả những ý nghĩa mà con người gán cho hoặc nhận thấy sau khi trải qua các biến cố hoặc tiếp xúc với thế giới. Những ý nghĩa đó biến thành trí tuệ cá nhân . Vì vậy tôi đổi thành cụm từ những biến cố thường nhật).
Một trong những đặc tính cơ bản của đạo đức là không có khả năng thấu hiểu bất cứ điều gì chỉ bằng một giác quan thuần tuý. Chúng ta bị trói buộc bởi tuổi thọ ngắn ngủi và bởi sự thật rằng tất cả tri thức đa phần đến từ trung gian là các giác quan. Trong vật lý hiện đại, chúng ta biết được rằng những cuộc nghiên cứu khoa học không bao giờ có thể xây dựng chính xác bức tranh thực tại, vì những người quan sát luôn luôn là một phần của vũ trụ mà họ đang quan sát. Đồng thời, suy nghĩ và nhận thức của mỗi người về cuộc sống bị ảnh hưởng bởi những kinh nghiệm quá khứ. Như những ý niệm của Platon, thì “Tư duy trừu tượng” là cảm thức hoàn thiện.
Chúng ta đạt tới sự “Trừu Tượng” bằng việc trầm mình xuống nguồn nước “Hư Vô” để vươn lên sau khi đạt được sự giải phóng từ những tri thức rời rạc. Cái Chết, thẳng phía trên, là sự tan rã. Ở giai đoạn đó cái tôi đang chết dần, và lá chính nhấn mạnh nỗi sợ phải từ bỏ cái tôi đó. Đến giai đoạn này, mọi ảo tưởng về sự tách biệt đã bị hoà tan, và sự nhấn mạnh không còn nấn ná ở cái chết nữa mà là ở sự phục sinh.
Chúng ta gọi lá này là Phán Xet là vì, giống như lá Công Lý, nó bao hàm việc buông tay quá khứ là cách để vượt qua quá khứ. Với Công Lý, kinh nghiệm và cách phản ứng thuộc về cá nhân, dựa trên những hành động trong quá khứ. Ở đây xuất hiện tiếng gọi từ lực lượng vĩ đại hơn chính bản ngã, và Phán Xét không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa cuộc sống cá nhân và còn mang cả bản chất chân chính của sự tồn tại, theo cách mà cả bạn và mọi thực thể sống đều là một phần trong đó.
Chúng ta đã đôi lần đề cập đến những kí tự Hebrew ứng với những lá chính trong cuốn sách này. Chúng ta thường bám theo hệ thống với Thằng Khờ tương ứng kí tự ALEPH. Có một hệ thống khác, Pháp Sư ứng với chữ ALEPH, và trong hệ thống đó lá Phán Xét mang kí tự RESH. RESH có nghĩa là “đầu”, và đề cập đến, giống những dãy núi của Waite, tâm trí đích thực thức tỉnh nhờ tiếng triệu gọi. RESH đồng thời cũng gợi đến Rosh Hashanah, năm mới của người Do Thái, hay theo nghĩa đen là “đầu năm”. Thời hiện đại, Rosh Hashanah không phải khởi đầu của lịch như cách tính lịch dương, mà là để kỉ niệm ngày sáng tạo. Tương tự, Phán Xét không ám chỉ sự thay đổi của ngoại cảnh, mà là một nhận thức mới nối kết trực tiếp với sự thật qua việc hoà mình vào những nguồn sống của cuộc đời.
Lá Vận Xa cùng những luật lệ tâm lý vô hình là số 10; Phán Xét là lá số 20. 10 nhân 2 là 20. Qua cách vận hành của dòng cuối, chúng ta phơi bày sự thông tuệ ẩn giấu của Nữ Tư tế, nên giờ chúng ta đã có thể thấu hiểu những bí ẩn nội tại lẩn khuất trong Bánh Xe.
Chữ Thập trên lá cờ là biểu tượng của cuộc hò hẹn giữa những mặt đối lập, cuộc kết hợp của mọi thứ bị chia tách. Nó còn là thời điểm hai loại thời gian đang “xếp hình” – khoảng thời gian thường nhật chúng ta dùng các giác quan để nhận thức ngày qua ngày, và loại thời gian bất biến chứa đựng những tri thức tâm linh về cuộc sống. Hai loại thời gian này chính là vạch ngang và vạch dọc chữ thập. Tâm chữ thập – nơi hai mặt đối lập tìm thấy điểm hoà hợp – ám chỉ rằng bản ngã cấp cao đó không hề ruồng bỏ những hoạt động xã hội cũ, mà là có cách thức mới để tham gia những hoạt động đó.
Lá phía trên Phán Xét là Tình Nhân và, trong bộ Rider, cũng vẽ một thiên thần. Tuy nhiên ở lá Tình Nhân, thiên thần chỉ hiện ra trong khoảnh khắc trải nghiệm chân lý vĩ đại ngắn ngủi nhờ chất dung môi là tình yêu. Nhưng ở Phán Xét, thiên thần ngó xuống từ mây để triệu gọi chúng ta. Trong phiên bản truyền thống của lá Thái dương chúng ta thấy ví dụ cuối cùng của mô típ tam thể bắt đầu từ lá số 5 và số 6. Trong hình mô tả đứa trẻ giữa hai người lớn. Các thái cực của cuộc sống đã đến với nhau để tạo hình cho một hiện thực mới theo cách mà mỗi đứa trẻ đều là tinh tuý kết hợp của ba mẹ lẫn những điều hoàn toàn mới mẻ. (Cách nói “cha mẹ sinh con, trời sinh tính” thôi ấy mà).
Đứa trẻ quay lưng lại người xem. Thực thể tồn tại mới là điều bí hiểm, và chúng ta chẳng thể biết được nó sẽ thế nào cho đến khi tự thân trải nghiệm điều đó. Gương mặt bị khuất lấp của đứa trẻ ý rằng chúng ta không thực sự hiểu bản than mình, và rằng chúng ta vẫn sẽ tiếp tục không thể cho đến khi nghe và đáp lại tiếng triệu gọi. Thực tế, tất cả các thần thoại đều có những câu chuyện về người anh hùng bị tách khỏi cha mẹ và được nuôi dưỡng như một đứa trẻ bình thường với những người bình thường khác, và chính bản thân đứa trẻ đó không biết về danh tính thực của mình. Vua Arthur, Moses, Theseus, và ngay cả Christ đều đi theo mẫu truyện này. Chúng ta thấy cũng ý tưởng đó trong rất nhiều tiểu thuyết khoa học, với nhân vật anh hùng tự nhiên tỉnh dậy ở một nơi xa lạ trong trạng thái kí ức trống rỗng; cuộc truy tìm danh tính thực sự của iêng hùng giúp anh ta từng bước khám phá được sức mạnh nội tại vĩ đại. Thường thấy hơn cả là anh ta thấy mình ở trung tâm của âm mưu quyền lực hay vận hành của tự nhiên. Chúng ta đều “quên” mất danh tính đích thực của bản thân và trở nên tách biệt khỏi cha mẹ. Và khi tìm hoặc tạo nên bản ngã đích thực, chúng ta sẽ tìm thấy bản thân ở vị trí trung tâm vũ trụ. Điểm nào cũng là trung tâm.
Đa số các bộ Tarot đều chỉ vẽ ba người trên mặt đất. Nhưng bản của Waite thêm ba người nữa lộ mặt về phía người xem bài, gợi ý rằng khi ngày Phán Xét dẫn đến bất tri, thì vẫn còn Nhận Thức (các dãy núi cũng là biểu tượng nhận thức) trên con đường phát triển của bất tri.
Những người được bồi thêm trong hình còn ngụ ý một điều khác hết mực quan trọng. Bằng cách thể hiện cả nhóm người trỗi dậy, lá chính nhắc nhở chúng ta rằng không hề có sự giải phóng cá nhân. Mỗi cá thể là một phần của nhân loại và thế nên mỗi người đều có trách nhiệm với sự phát triển của toàn thể giống loài. Không ai có thể hoàn toàn tự do khi có ai đó đang bị nô lệ. Phật Tổ đã nói ngài phải trở lại làm một Bồ tát vì ngài hiểu rằng ngài không thể giải phóng chính mình cho đến khi ngài đã giải phóng toàn nhân loại. Đồng thời, bất cứ cuộc giải phóng riêng lẻ nào cũng giải phóng mọi người. Đó là vì sự giác ngộ về Phán Xét và Thế Giới của bất kì người nào cũng đều tác động đến bối cảnh quanh mọi người khác. Gautama thành Phật và sự phục sinh của Christ được xem như những sự kiện thay đổi hoàn toàn thế giới.
Trong bói toán lá Phán Xét mang ý nghĩa đặc biệt. Bất cứ điều gì diễn ra xung quanh bạn, một cú thúc, một tiếng gọi từ bên trong, đêr tạo nên những thay đổi quan trọng. Thay đổi có thể đề cập đến điều gì đó hữu hình và tức thì, hoặc là toàn bộ cách một người nhìn nhận cuộc sống – phụ thuộc vào những lá bài khác và chủ đề của quẻ bài. Điều quan trọng là tiếng gọi. Thực tế, người đó đã thay đổi rồi; những tình huống cũ, cái bản ngã cũ, đã lên bàn thờ ngắm gà khoả thân. Vấn đề là có nhận ra hay không thôi.
Phán Xét ngược có thể chỉ rằng người đó ước ao đáp lại tiếng gọi nhưng không biết phải làm thế nào. Thường thì nó chỉ đến những người cố gắng từ chối tiếng gọi hơn, do nỗi sợ sự bất tri. Thực tế cũng có thể có nhiều lí do thuộc về lí trí khiến người đó không nên bước theo con đường thay đổi: thiếu tiền, thiếu chuẩn bị hoặc thiếu trách nhiệm. Phán Xét, dù ngược hay xuôi, cũng ám chỉ rằng tất cả những rào cản đều chỉ là biện hộ. Khi lá xuất hiện ngược thì những lí lẽ biện hộ chiếm ưu thế hơn; người đó vẫn lưu lại trong nấm mồ. Từ “Phán Xét” có nghĩa hiện thực của cuộc sống đã thay đổi. Sự lựa chọn duy nhất là bước theo.
Tìm Hiểu Thêm – 78 Độ Minh Triết Tarot