78 Degrees of Wisdom

Lá The Four Suits

The Four Suits (Bốn chất)

Bất chấp việc minh hoạ cho từng lá lẻ quẩy loạn những thông lệ cũ thế nào đi chăng nữa, Waite vẫn giữ nguyên cách sắp xếp và biểu tượng bốn nhóm phụ giống những phiên bản cổ lỗ sĩ – trừ một ngoại lệ. Khi những bộ bài cũ suốt từ thế kỉ 15 như bộ Visconti-Sforza đều dùng Gậy (hoặc Trượng), Cốc, Kiếm và Tiền (hoặc Đĩa), thì bộ Rider lại thay Tiền bằng Ngũ giác tinh (Pentacles) – sao năm cánh trong đĩa vàng. Waite có 2 lí do cho thay đổi này. Thứ nhất, ông muốn bốn nhóm phụ đại diện cho thế giới vật chất một cách toàn diện, chứ không chỉ đơn thuần là chủ nghĩa vật chất tiền bạc/sự nghiệp nông cạn. Thứ hai, ông muốn bốn nhóm phụ là hiện thân của bốn công cụ cơ bản của pháp thuật tinh thần. Chính ra mà nói, hai lí do này là một. Waite biết tỏng rằng những pháp sư đã dùng những vật này riêng lẻ vì chúng biểu tượng hoá các khía cạnh khác nhau trong cuộc sống dưới dạng đúc kết nhất của vũ trụ vật chất/tinh thần.

“Mối tình tay tư” của bộ tứ biểu tượng này cùng sự ủng hộ của tập tục pháp thuật và chân lý tâm linh ẩn trong lòng cuộc sống bắt đầu ít nhất cũng từ thời Trung Cổ – thời đại xuất hiện những vật biểu tượng tương đương trong tay những trinh nữ canh Chén Thánh. Bản thân Waite biết đến những vật cụ này từ trải nghiệm trong hội kín. Bộ Rider cũng mô tả những vật cụ này nằm trên chiếc bàn trước mặt Pháp Sư trong bộ Đại Bí Mật.

Trong Tarot, cũng như trong pháp thuật, bốn biểu tượng này đại diện cho bản thể thế giới và bản chất nhân loại, cũng như cách vận hành của sự sáng tạo (cả sự sáng tạo những thứ cụ thể, và những sáng tạo liên tục trên đà phát triển).  Vị trí của chúng trên bàn của pháp sư có nghĩa anh/cô ta đã trở thành chủ nhân của thế giới vật chất. “Chủ nhân” có nghĩa là quyền lực thực sự đối với tự nhiên – thứ nhiều người tìm kiếm trong pháp thuật. Những người dùng Tarot như cách rèn luyện đôi lúc chủ trương rằng thiền tịnh và nghi thức cùng bộ Đại Bí Mật sẽ củng cố được khả năng kiểm soát những nguồn năng lượng tự nhiên. Trong tiểu thuyết về Tarot của Charles William, “Những lá át vĩ đại”, ông đẩy ý tưởng này đến mức đỉnh cao “bi kịch” khi người anh hùng khơi dậy cuồng phong bão tố bằng cách…vỗ hai lá bài liên kết vào nhau với gió. Trong diện tâm lý học thuật ngữ “làm chủ” trong bộ Tiểu Bí Mật có nghĩa “thấu hiểu” – thấu hiểu bản thân và thế giới xung quanh, thấu hiểu tất cả những trải nghiệm và những lực lượng được mô tả trong những lá bài. Một “chủ” (nghe hơi giống chủ nhân trong SM nhưng…đại khái vậy) có nghĩa là một người đã hoàn toàn kiểm soát được cuộc sống của mình – một người làm chủ được bản thân.

Việc chinh phục mục tiêu lớn lao đó khó hơn nhiều người nghĩ nhiều. Bạn phải biết mình thực sự là ai, cả về mặt vô thức lẫn mặt ý thức. Bạn phải biết vì sao mình hành động, nắm rõ khao khát chân chính từ tâm khảm chứ không phải những ý niệm lộn xộn mà đa số con người coi chúng là mục tiêu trong cuộc sống. Bạn phải biết những mối liên kết giữa những trải nghiệm trông thì có vẻ ngẫu nhiên. Ít nhất Tarot cũng có thể giúp chúng ta tăng phần thấu hiểu những điều này. Một người đi xa đến đâu phụ thuộc vào mối quan hệ giữa người đó với những lá bài.

Con số 4 đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực thấu hiểu sự tồn tại của nhân loại. Vì cơ thể chúng ta tương tự con số này (trước và sau, bên phải và bên trái), chúng ta có xu hướng tổ chức nhận thức về thế giới vận hành liên tục bằng cách chia nhỏ mọi sự thành bốn phần. Cách chia “một năm bốn mùa” cũng đến từ hai chí điểm (đông chí-hạ chí) và hai phân điểm (xuân phân – thu phân). (Những nền văn hoá không cận dụng chiêm tinh học thường chia một năm hành hai mùa cơ bản là hạ và đông, hoặc đôi lúc là ba mùa).

Hoàng đạo cấu thành từ 12 chòm sao, chính là 3×4. Từ đó các dấu hiệu chiêm tinh học chia ra thành bốn nhóm, mỗi nhóm ba dấu. Mỗi nhóm có một dấu “cố định”, từ đó hình hành bốn “điểm trụ” của thiên đường. Bốn điểm trụ này được thể hiện trong bộ Thiên Định ở 2 lá Thế Giới và Vận Xa dưới dạng bốn quái thú ở bốn góc bài (Tạo thành khung của lá bài, và giống đa số nhà cửa phương Tây, chứng tỏ con người có khuynh hướng nghĩ rằng thế giới tứ diện. Người Tàu cổ đại thiên về hình tròn). Bốn tạo vật là biểu tượng của cung hoàng đạo, nhưng chính ra chúng phần lớn được đẻ trực tiếp từ quan điểm của nhà tiên tri Ezekiel trong kinh Cựu Ước, và được nhắc lại trong Khải Huyền (cuốn cuối cùng của Tân Ước).

Trong cả hệ tứ biểu tượng này, hai hệ dính líu trực tiếp nhất với bộ Tiểu Bí Mật là bốn nguyên tố trong thuật giả kim thời trung cổ và bốn kí tự tên Chúa trong tiếng Do Thái, Thánh Danh. Khái niệm hiện đại về các yếu tố nguyên tử sinh ra từ ý niệm cổ xưa (bắt nguồn từ Hy Lạp cổ đại) cho rằng vạn vật trong tự nhiên được cấu thành từ bốn thành phần cơ bản: lửa, nước, đất, khí. Quan niệm này không chỉ phổ biến ở châu Âu mà còn phổ biến ở ngay cả những nền văn hoá khác như Trung Quốc hay Bắc Mỹ. Thỉnh thoảng các nguyên tố cũng thay đổi; thỉnh thoảng các con số cũng thay đổi, từ bốn lên năm, thêm “tinh khí” hay “linh hồn” với 4 nguyên tố của tự nhiên (khá nhiều nền văn hoá thêm “trung tâm” là hướng thứ 5). Tuy nhiên quan niệm cơ bản thì luôn bất biến – mọi thứ đều có thể giản lược xuống các phần cơ bản, và thế giới có vô số cách để kết hợp những đặc tính cơ bản này với nhau.

Ngày nay, ý niệm này được phát triển xa hơn, mọi thứ đều được phân tích bóc mẽ đến tận phân tử (loại trừ hẳn quan niệm về Linh Hồn, ngoại trừ vài lí thuyết thực tiến rất hiếm trong vật lý đương đại), và coi những nguyên tố trung cổ là những hỗn hợp hoá học phức tạp. Thế nhưng chúng ta sẽ nhầm to nếu nghĩ rằng hệ thống cũ đã “lỗi mốt” và “vô dụng”. Vì một điều đặc trưng của quan niệm cũ – và quả là những quan điểm đạo đức ở mọi nền văn hoá tiền văn minh phương Tây – đó là sự bất phân giữa những lí thuyết và giá trị vật chất, tinh thần, đạo đức và tâm lý. Phải nói là, với chúng ta, nguyên tố hê li chẳng mang tí tẹo ý nghĩa tâm linh nào sất. Nhưng những nhà suy nghiệm thời trung cổ coi nguyên tố Lửa là “mối liên kết văn minh”. Chúng ta sẽ sai mười mươi nếu phủ nhận những thành tựu tri thức vĩ đại mang tên “khoa học hiện đại”. Nhưng chúng ta cũng không nên phủ nhận cả những ý niệm từ thời xa xưa.

Trong Tarot chúng ta nhận thấy bốn nguyên tố ứng với các biểu tượng: Lửa-Gậy, Nước-Cốc, Khí-Kiếm, Đất-Tiền. Các tác giả khác nhau đôi lúc cũng có những giải thích khác nhau về sự tong ứng này, và đa số đều đổi vai trò giữa Gậy và Tiền – Gậy cắm vào đất và Tiền luyện trong lửa. Tôi chọn đi theo cách ghép phổ biến hơn vì nhận thấy mối liên kết giữa lửa và đất rộng hơn. Lửa không chỉ đơn thuần là công cụ của con người, mà còn là một lực lượng vĩ đại của tự nhiên, ở thể mạnh nhất là mặt trời khơi Gậy mọc lên từ đất. Đất không chỉ là “đất đai”, mà theo truyền thống còn là toàn bộ vũ trụ vật chất, trong đó Tiền chỉ đóng một phần rất nhỏ và Ngũ Tinh có vai trò lớn hơn.

Nếu mong muốn thấy thế giới kiến thiết từ năm nguyên tố thay vì bốn, bao gồm cả trung tâm Linh Hồn, thì bộ Thiên Định đại diện là “Tinh Khí” – nguyên tố thứ 5. Thực tế Tinh Khí đứng tách biệt khỏi bốn nguyên tố bộ Tiểu Bí Mật ám chỉ một trực cảm về sự tồn tại của Linh Hồn ở cấp độ ngoài thế giới thông thường. Đồng thời việc trộn lẫn cả 5 nguyên tố với nhau trong đọc bài giúp chúng ta nhận thấy rằng trong thực tế Tinh Thần và tất cả các nguyên tố trong vật chất luôn hợp tác với nhau. Học tập cùng Tarot giúp chúng ta hiểu ra cách thức Tinh Thần đem lại ý nghĩa và sự thống nhất cho thế giới vật chất. Sự thấu cảm đúng đắn về cả mặt lí thuyết lẫn thực hành của mối quan hệ này tạo bước tiến lớn đến khả năng “làm chủ” đã miêu tả ở trên.

Nhiều người biết hình ảnh tượng trưng về bốn nguyên tố từ chiêm tinh học với 4 “chòi chiêm tinh”: nguyên tố Lửa ứng với chòm Bạch Dương, Sư Tử, Nhân Mã; nguyên tố Nước ứng với chòm Cự Giải, Bò Cạp, Song Ngư; nguyên tố Khí ứng với chòm Song Tử, Thiên Bình, Bảo Bình; và nguyên tố Đất ứng với Kim Ngưu, Xử Nữ, Ma Kết. Tâm lý học phân tích Carl Jung cũng vận dụng thuyết bốn nguyên tố, lien kết chúng với những phương thức trải nghiệm thế giới cơ bản. Lửa đại diện cho Trực giác, Nước đại diện cho Tình cảm, Khí đại diện cho Trí tuệ, và Đất đại diện cho Cảm giác.

Trog chiêm tinh học và tư tưởng của trường phái Carl Jung, ý niệm các nguyên tố đại diện cho các khuôn mẫu và đặc tính. Trong Tarot chúng ta thấy những kiểu mẫu này được phản ánh trong các lá hoàng gia. Tổng thể bốn chất bài thể hiện những hoạt động và phẩm chất của cuộc sống chứ không phải tâm lý học cá nhân. Nói cách khác, nếu các lá Gậy áp đảo trong một quẻ bài, chúng ta không nói rằng người xem có tính cách “nhiệt huyết như lửa”, mà đúng ra là người đó hiện tại đang đương đầu với nhiều trải nghiệm thuộc tính Lửa. Chúng ta học về bốn chất bài một cách tách biệt để biết thế nào là trải nghiệm mang tính Lửa, tính Nước, tính Khí hay tính Đất. Chúng ta học tổng quan cả bốn với nhau trong quẻ bài để biết cách thức cuộc sống hiện thực kết hợp và hoà trộn tất cả những nguyên tố này lẫn nhau ra sao.

Tổng kết ngắn gọn thì, Gậy/Lửa là hành động, vận động, tích cực, phiêu lưu, đấu tranh, sự nghiệp, thường thuộc về lĩnh vực thương mại buôn bán hơn là những thứ đem bán hay những khởi đầu. Cốc/Nước là suy ngẫm, trải nghiệm bình lặng, tình yêu, tình bạn, niềm vui, ảo tưởng, thụ động. Kiếm/Khí là các mâu thuẫn, tức giận, những cảm xúc bối rối, nỗi u sầu, nhưng cũng là những hoạt động tinh thần, sự thông tuệ, sự vận dụng trí não để thấu hiểu sự thật. Ngũ Tinh/Đất là tự nhiên, tiền tài, công việc, những hoạt động thường nhật, những mối quan hệ ổn định, công việc liên quan đến buôn bán. Đồng thời, vì Ngũ Tinh là biểu tượng pháp thuật, nên chúng còn đại diện cho pháp thuật của tự nhiên và những điều kì diệu trong cuộc sống thường ngày nhưng không lồ lộ tức thì mà thường ẩn mình dưới bề mặt.

Nghiên cứu một hệ thống biểu tượng nổi tiếng khác thì Gật và Kiếm còn đại diện cho những tình huống “dương” hay “chủ động”, trong khi Cốc và Ngũ Tinh đại diện cho “âm” hoặc “thụ động”. Với bộ Thiên Định, chúng ta có thể thay Pháp Sư là “dương” và Nữ Tư Tế là “âm”. Dù thuật ngữ có đao to búa lớn đến đâu đi chăng nữa, những cách phân biệt này đều trở nên rõ ràng qua hình ảnh. Cả Gậy và Kiếm đều dùng để tấn công; ngược lại, Cốc dùng để trữ nước; còn Ngũ Tinh (Tiền) – dấu hiệu pháp thuật hoặc tiền, có thể ảnh hưởng đến thế giới mà không cần chuyển động theo lẽ tự nhiên (có tiền mua tiên cũng được mà lại). Tương tự, Lửa và Khí luôn vận động, trong khi Nước và Đất có xu hướng tĩnh nội hơn.

Suy nghĩ một tẹo khi ngắm nghĩa những hình vẽ, chúng ta sẽ thấy cách những khía cạnh này quả thực hoà quyện với nhau trong đời sống thực. Cả Gậy và Ngũ Tinh vai kề vai chỉ kinh doanh, trong khi Gậy với Kiếm lại chỉ xung đột. Cốc và Gậy hướng đến hạnh phúc, những trải nghiệm tích cực, còn Ngũ Tinh và Kiếm thường bao hàm những mặt khó khăn của cuộc sống. Đồng thời, Ngũ Tinh và Gậy mô tả những hành động thiên về thế giới vật chất. Thay vì thể hiện những ranh giới tách biệt khô cứng, những lá bài thích thú hướng tới những mối kết hợp và xoá mờ mọi phân biệt.

Trong phần 1 tôi đã viết rằng việc học Tarot sẽ dạy chúng ta rằng không điều gì xấu hẳn hay tốt hẳn, mà đánh giá phụ thuộc vào bối cảnh thực tế. Chúng ta cũng biết từ đọc bài rằng không tình thế nào, phẩm cách hay đặc tính cá nhân nào tồn tại cô độc, mà buộc phải kết hợp với người khác. Trong đọc bài chúng ta nhìn riêng rẽ từng lá ở vị trí của chúng trước hết, nhưng chúng ta chỉ hiểu điều quẻ bói muốn mách bảo khi nhận thấy cách thức chúng kết hợp với trong thành cả tổng thể. Tương tự, chúng ta nghiên cứu từng lá riêng biệt nhưng chúng ta phải hiểu tổng hoà khi sử dụng.

Những nguyên tố khác nhau không chỉ đại diện cho những trải nghiệm khác nhau mà còn là những phương cách tiếp cận cuộc sống khác nhau. Một trong những lí do nghiên cứu trong khối tổng hoà là để xem thuận lợi và vấn đề của từng cách tiếp cận. Với mỗi chất chúng ta thấy một “vấn đề” và một “đường tới cốt lõi”. Ví dụ, vấn đề của Cốc là sự thụ động, và “đường tới cốt lõi” là tình yêu. Thông qua những hình ảnh khác nhau mà chúng ta nhận biết được những trải nghiệm của Cốc lộ ra những đặc tính này.

Trong xếp bài, tôi đã đi theo những ví dụ của Waite trong việc chuyển từ lá Vua xuống lá Át, thay vì ngược lại. Vì những vị Vua (trong vai trò biểu tượng truyền thống thay vì hiện thực chính trị) có trách nhiệm duy trì xã hội, và vì vua mang hình tượng trưởng thành, chính chắn, bốn lá Vua đều biểu tượng cho lí trí ổn định về ý thức xã hội nhất trong bốn chất bài. Mặt khác, những lá Át đại diện cho những nguyên tố ở thể trạng nguyên thuỷ chân thực nhất. Lá Một Gâyh đại diện cho bản chất của Lửa và mang toàn bộ ý nghĩa của Lửa, trong khi mười ba lá Gậy khác mô tả những ví dụ cụ thể của Lửa: tình huống thuộc tính Lửa (lá 2 đến 10) hoặc mẫu nhân cách tính Lửa (những lá hoàng gia).

Trong bộ Rider chúng ta thấy mỗi lá Át vẽ một cánh tay thòi ra từ đám mây. Biểu tượng này, cũng như trong các bộ vài khác, ám chỉ rằng mỗi nguyên tố có đều có thể dẫn đến bí ẩn tâm linh, rằng mọi trải nghiệm đều là một món quà từ một nguồn khởi mà chúng ta không thể nhận ra bằng ý thức, trừ phi chúng ta đi theo hành trình tâm linh mù mịt trong bộ Đại Bí Mật. Vì lí do này nên tôi kết thúc mỗi chất bài với lá Át.

Xem Thêm – Tổng Quan 78 Độ Minh Triết Tarot

SHARE
Bài trước78 Độ Minh Triết – Bộ Tiền– Lá Nữ Hoàng Tiền
Bài tiếp theo78 Độ Minh Triết – Lá The Gate Cards

Bài Viết Mới

78 Độ Minh Triết – Wicca

78 Degrees of Wisdom Wicca Wicca là một tôn giáo ma thuật, “tà đạo thời hiện đại”....

78 Độ Minh Triết – Lá The tetragrammaton

78 Degrees of Wisdom Lá The tetragrammaton The tetragrammaton (Danh Chúa) Bên cạnh bốn nguyên tố, chúng...

78 Độ Minh Triết – Lá The Gate Cards

78 Degrees of Wisdom Lá The Gate Cards The Gate Cards (Những lá Cổng Vào) Dù cho những...

78 Độ Minh Triết – Lá The Four Suits

78 Degrees of Wisdom Lá The Four Suits The Four Suits (Bốn chất) Bất chấp việc minh...

78 Độ Minh Triết – Bộ Tiền– Lá Nữ Hoàng Tiền

78 Degrees of Wisdom Bộ Tiền – Lá Nữ Hoàng Tiền Nữ hoàng Tiền xuôi Nếu đằng sau...

78 Độ Minh Triết – Bộ Tiền– Lá Vua Tiền

78 Degrees of Wisdom Bộ Tiền – Lá Vua Tiền Vua Tiền xuôi Sự trần tục của bộ...

Video