78 Degrees of Wisdom

Wicca

Wicca là một tôn giáo ma thuật, “tà đạo thời hiện đại”. Nó được phát triển ở Anh vào khoảng đầu thế kỉ 20 và được ra mắt công chúng vào năm 1954 nhờ ông bầu Gerald Garner, một thành viên của hội đồng dân sự về hưu. Nó được chắt lọc dựa trên nền tảng ma thuật cổ điển và cóp nhặt các lý thuyết, cách tu tập từ những nghi thức thần học thuộc các hội kín ở thế ki 20 – đại khái là 1 bãi hổ lốn. Từ “phù thuỷ-witch” có nguồn gốc từ tiếng Anh thời trung cổ “wicche”, tiếng Anh cổ “wicce”(nữ) và “wicca”(nam).

Wicca là một tín ngưỡng đa dạng không có “căn cứ địa” trung tâm, không hội đồng tập trung và cũng không có cái gì mô phỏng ghi chép lại nó nốt. Nó bị chia năm xẻ bảy thành nhiều “con dòng cháu giống” và hội hè khác nhau, được đề cập đến như những truyền thuyết, trong đó mỗi loại truyền thuyết đều có cấu trúc tổ chức và có cách “phân biệt cấp độ” riêng biệt. Nhờ ơn mấy trò phân cấp đó mà nổi lên rất nhiều bất đồng về những điều thực sự cấu thành nên Wicca.

Wicca về cơ bản đi theo chủ nghĩa đối lập, thờ cúng các vị thần và các vị nữ thần thần thoại – những vị thần được coi là nữ thần mẹ và những vị thần có sừng (chắc thờ cả Minatour?). 2 giới thần này đôi lúc được xem như các mặt phân thân của một vị phiếm thần vĩ đại đứng đầu.  (Kiểu như 3 Chúa 1 thể ấy(Trinity). Đại khái là ngày trước, đặc biệt trong Phật giáo hay có các vị thần bất nam bất nữ, ôm đồm đủ thứ việc ấy mà.) Tuy nhiên các nhiềm tin tín ngưỡng đi từ thờ đa thần xuống thờ độc thần. Các lễ thờ cúng của Wicca được gọi chung là Sabbats. Wicca thường có dính dáng dây dưa đến tu tập pháp thuật dù không bức thiết.

Thuật ngữ:

Từ “Wicca” lần đầu được chấp nhận rộng rãi vào khoảng 1960 đến 1970. Từ đó thuật ngữ “Witchcalf” cũng được ăn hôi theo. Trong khi từ “Wicca” được dựa trên nền tảng Anh ngữ cổ đại nhằm để chỉ nam phù thuỷ,danh tính ông tổ đặt ra thuật ngữ này vẫn nằm trong vòng bí ẩn, dù có một số tài liệu suy đoán đó là Charles Cardell, người chắc chắn đã từng dung cụm “Wiccen” vào những năm 1950.

Ứng dụng của thuật ngữ “wicca” đã tạo nên “một làn sóng tranh cãi lớn lao”. Những người theo thuyết của Gardnerian và Alexandrian thường gọi chung là Huyền Thoại Phù Thuỷ Anh, và nhiều người tu tập trong số họ xem cụm “Wicca” chỉ để dành riêng cho dòng huyền thoại này. Nhiều người khác thậm chí còn không them dung đến thuật ngữ “Wicca”, mà thay vào đó họ thích được coi như các Thầy Phù Thuỷ, trong khi có nhiều người khác nữa nữa tin rằng những huyền thoại về phù thuỷ hiện đại cũng có thể được xem như là những Wiccan.

Văn hoá đại chúng có những chương trình tv kiểu như “Buffy the vampire slayer” có xu hướng coi Wiccan và Wicca là 2 từ đồng nghĩa.

Niềm tin:

Giống như tôn giáo, niềm tin vào Wicca đa dạng chẳng cần thiết phải biết. Đại khái nước song không đụng nước giếng, hội nào thích thờ cúng hướng nào thì làm, nhưng đại khái thì thường có những quan niệm về thần học, cuộc sống sau cái chết, pháp thuật và phẩm hạnh.

1.Thần học

Có ti tỉ quan niệm thần học về Wiccan, và chẳng có đồng thuận toàn cầu hay tiêu chuẩn nào được Giáo hội chính thống công nhận, nhưng huyền thoại phán rằng Wicca là một tín ngưỡng theo chủ nghĩa “đối tính”, chuyên thờ cúng sùng bái nữ thần tam vị nhất thể gồm Mặt trăng, Sao và Mẹ Đất, và vị thần có sừng (kết hợp của Mặt trời, Rừng và Động vật). 2 vị thần này được hiểu theo nhiều cách thông qua khuôn khổ của chủ nghĩa “phiếm thần” (kiểu đa nhân cách ấy, nhiều thần 1 thể. Chúa cũng thế này, trong Thiên chúa giáo thì người ta gọi là Trinity.), chủ nghĩa đối tính (2 mặt đối lập cùng thể, hiểu đơn giản ra là ngày đêm nam nữ sáng tối, vân vân mây mây. Hiểu phức tạp hàn lâm ra thì cách gì cũng có nhiều mặt khác nhau), chủ nghĩa đa thần (đại khái là nhiều thần thánh thập cẩm được thờ chung 1 chỗ, rồi dần dần thành luôn 1 tín ngưỡng). Trong vài khái niệm đối tính và phiếm thần, các vị thần đến từ nhiều nền văn hoá khác nhau có thể được xem như nhiều khía cạnh của nữ thần hoặc Chúa. Tuy nhiên cũng có quan điểm tìm thấy trong nhiều tài liệu phù thuỷ, kiểu như chủ nghĩa độc thần (quan niệm rằng chỉ có duy nhất 1 thần), hay từ thuyết của những Dianic Wiccans, hay từ Church and School of Wicca, thì “thần” thường không có giới tính (cái này trong Tarot cũng hay có, là lá “The Fool” vs lá “The World”). Có nhiều Wiccan vô thần hoặc chạy theo thuyết bất khả tri thì không tin vào bất cữ vị thần cụ thể nào, thay vào đó là xem các vị thần như những căn nguyên tinh thần trong tâm trí con người, có thể triệu gọi và tương tác với những vị thần đó được.

Theo những phù thuỷ Janet và Stewart Farrar, những người đi theo quan niệm đối tính, duy linh và phiếm thần, các Wiccan “coi cả vũ trụ là thực thể sống”. Nhưng cách nhìn nhận đó không thể được diễn tả đầy đủ mà không có sự tồn tại của Thần và Nữ thần. Cấp độ sang tạo cao nhất, cái vị thần đó phải toàn năng, có quyền lực vĩ đại, phản chiếu và hoà thân vào từng chi tiết tế bào nhỏ nhất.

Chủ nghĩa đối tính:

Wicca về cơ bản là một tôn giáo tập trung vào ý tưởng đa dạng giới tính và thờ phụng thần Mặt Trăng và Thần có Sừng. (Lý thuyết này được Gerald Gardner mô tả. Ông là người thành lập tôn giáo này. Và Doreen Valiente, người biết nhiều về các nguyên thể thờ phụng.) Nữ thần và Thần có thể coi như tính nữ và tính nam. Họ bao gồm cả 2 giới đối lập, trong này có kia trong kia có này, gàn giống như thuyết âm dương trong Đạo giáo. Thần và Nữ thần thường được coi như là tình nhân và ngang hang, cùng nhau tạo nên vũ trụ. (Lá “The Lovers” đấy. ý nghĩa nó là đa chiều nhìn nhận, nhiều tính chất 1 vấn đề chứ không phải ông ăn chả bà ăn nem = w =).

Thần và nữ thần:

Với hầu hết những người Wicca, Thần và Nữ thần được coi như là những thái cực bổ sung cho vũ trụ, đem lại cân bằng cho vũ trụ (như trên, chính là thuyết âm dương). Họ thường được diễn giải như “hiện thân của những thế lực thiên nhiên”. Với vài Wicca họ còn tin rằng thần thánh nói chung chỉ là biểu tượng của những thái cực này, trong khi nhiều người khác tin rằng Thần và Nữ thần là những thực thể tồn tại độc lập. (Nói chung đứa tin thần có thân có thể đứa thì không). Hai hướng luận giải này thường đưa ra biểu tượng bè phái của mình, với nữ thần thường ứng với Đất Mẹ, đôi lúc là Mặt Trăng, và Nam thần thì là Mặt Trời.

Theo huyền thoại thì Thần được coi như Dương thần, liên giao với thiên nhiên, sự hoang dã, tình dục, săn bắn và vòng đời. Dương thần có rất nhiều tên tuỳ theo huyền thoại, nhưng đại khái thì có Cernunnos, Pan (Hy Lạp ấy, thua Apollo thê thảm), Atho và Karnayna.

Cũng có lúc Dương thần đươc xem như Người Xanh, một hình tượng thần thoại trong nghệ thuật và kiến trúc Châu Âu, thường được mô tả là có sự lien kết hoà nhập với thế giới tự nhiên. Dương thần cũng thường được miêu tả là Thần Mặt Trời, đặc  biệt ở lễ hội thờ Litha, hoặc hạ chí. Một cách diễn đạt khác về Dương Thần rằng vua Oak và Vua thánh thần, người điều khiển đông và xuân, người kia trị vì mùa hè và mùa thu. Ngoài ra Dương thần cũng có vị trí lãnh đạo của Leader of the Wild Hunt và là Tử thần.

Nữ thần thì thường được phác thảo là tam vị nhất thể, gồ 3 nữ thần: Maiden (thần…trinh trắng), Đất mẹ, Lão thần. Mỗi thể của vị nữ thần này đại diện cho những đức hạnh khác nhau: Trinh Bạch, Sinh Sản và Thông tuệ. Nàng cũng hay được mô tả là nữ thần Mặt Trăng, và đến khi thần thoại Roman bắt đầu phổ biến thì nàng được mang tên Diana (Artemis). Một vài Wicca, đặc biệt là từ 1970 trởi đê đã coi Nữ thần còn quan trọng hơn cả Dương thần, bởi đại khái nàng là kết hợp thập cẩm nhiều thứ được coi là căn nguyên. Theo hướng này, Dương thần được xếp vào hàng ngũ con cháu, tình nhân thúc đẩy và tạo cảm hứng cho Nữ thần. Trong một chủ nghĩa độc thần của giới phù thuỷ, Dianic Wicca, Nữ Thần là nữ thần Mặt trời, một quan niệm hay bị nhiều thành viên nhiều giáo phái khác chỉ trích châm biếm

Theo Gerald Gardner, “Nữ thần” là vị thần sơ khai quan trọng, và Dương thần chỉ phối ngẫu với nàng. (Nhiều thần thoại cũng cho “Hỗn độn” và “Vô” là nữ thần, Hy Lạp hoặc Nhật Bản chẳng hạn). Trong bản ghi chép sớm nhất được tìm thấy của Wicca, nàng là biểu tượng của xã hội phù thuỷ, không phải nhờ sự toàn năng mà là người tiên phong, động lực chính.

Quan niệm của tôn giáo tin rằng Dương thần chỉ phụ tá Nữ thần được đưa ra nhờ nhà Ai Cập học Margaret Murray vào khoảng 1920s. Dựa trên lý thuyết cá nhân về phù thuỷ Châu Âu hiện đại, bà tin rằng hai vị thần này, dù chủ yếu là Dương thần, đã được kết hợp nhờ Witch Cult từ khi châu Âu bắt đầu tiếp nhận Thiên Chúa Giáo. Giờ đây Gerald gardner ủng hộ lý thuyết của bà và tin rằng Wicca là sự tiếp nối của lịch sử Witch Cult, và rằng Dương thần và Nữ thần là những vị thần cổ đại Của Anh. Nhiều hội hè diện đại không đồng thuận với tuyên bố của ông, tuy nhiên rất nhiều vị dương thần và nữ thần mẹ quả thực được tuyên truyền từ Anh Isles trong thời cổ đại và trung đại.

Phiếm thần, đa thần và chủ nghĩa duy linh:

Nhiều Wicca tin rằng Dương thần và Nữ thần là nhị vị nhất thể – đó là phiếm thần. Trong bản viết được xuất bản, Gardner đề cập đến “ĐỘng lực đầu tiên” và tuyên bố nó không được xác thực, dù trong huyền thoại của ông, chủ nghĩa Gardner, nó được nhắc đến là Dryghten, nguồn gốc từ Anh cổ, có nghĩa là “The Lord”. Từ đó nó bắt đầu mọc ra nhiều tên hơn bởi các Wicca, ví dụ như Scott Cunningham gọi là “The One”. Nhiều Wicca khác như Starhawk dung cụm Nữ Thần Sao để miêu tả nữ thần tao ra vũ trụ trong chủ nghĩa phiếm thần, và coi nàng là một vị thần có thực thể.

Cũng như chủ nghĩa phiếm thần và đối tính, nhiều Wicca chấp nhận giả thuyết đa thần, từ đó tin rằng có nhiều vị thần. Một vài chấp nhận cách diễn đạt của nhà thần học Dion Fortune rằng “tất cả thần thánh đều là 1 vị thần, và tất cả nữ thần đều là 1 nữ thần”. (đoạn sau bla bla bla đại khái thần thoại này ứng với thần trong thần thoại kia).

Wicca cơ bản là là tôn giáo triết học nội tại, và với vài Wicca, ý tưởng còn dính dáng đến triết học duy linh. Đa số các Wicca có niềm tin tâp trung rằng Nữ thần và Dương thần (hoặc “những”), đều có khả năng thu về hình dáng thực thể, và quan trọng nhất là thong qua Nữ tư tế và Tư tế trong nghi lễ triệu gọi.

Cuộc sống sau cái chết:

Niềm tin vào cuộc sống sau cái chết rất được ưa chuộng. Sự ảnh hưởng của Đại Tư Tế Raymond Buckland đã từng tuyên bố rằng linh hồn con người chuyển sinh nhiều thế qua nhiều giống loài để học tập và tu dưỡng tâm linh, nhưng niềm tin này không phổ quát, như nhiều Wicca tin rằng sự tái sinh của linh hồn qua nhiều giống loài. Tuy nhiên, cách nói phổ biến giữa các Wicca là “một lần là phù thuỷ, đời đời là phù thuỷ”, đã chỉ ra niềm tin rằng các Wicca đều mang linh hồn tái sinh của các phù thuỷ tổ tiên.

Về cơ bản, Wicca nào tin vào sự tái sinh thì cũng tin rằng linh hồn nghỉ xả hơi giữa các thế ở “Thế giới khác” hoặc “Summerland”, được nhắc đến trong bản thảo của Gardner như một cùng đất “Hoan lạc của Nữ thần”. Nhiều Wicca tin vào khả năng lien lạc kết nối với linh hồn người đã khuất ở “Otherland” thong qua một vật thể trung gian và con đường Ouija, đặc biệt và trong Sabbat của Samhain, dù vẫn nổi lên nhiều bất đồng với cách tu tập lễ giáo này, ví dụ như Alexandrian, hay Đại Tư Tế AlexSanders, người từng nói “Họ mất rồi; hãy để họ yên nghỉ.” Niềm tin này bị ảnh hưởng từ chủ nghĩa tâm linh vốn rất phổ biến trong khoảng thời gian Wicca bắt đầu xâm nhập, và vởi Gardner cũng như vài Wicca thời kì đầu như Buckland và Sander tưừng tuyên bố là đã trải nghiệm qua.

Tuy nhiên các Wicca không đặt nặng vấn đề cuộc sống sau cái chết, mà là tập trung vào cuộc sống hiện tại;

Xem Thêm – Tổng Quan 78 Độ Minh Triết Tarot

SHARE
Bài trước78 Độ Minh Triết – Lá The tetragrammaton

Bài Viết Mới

78 Độ Minh Triết – Wicca

78 Degrees of Wisdom Wicca Wicca là một tôn giáo ma thuật, “tà đạo thời hiện đại”....

78 Độ Minh Triết – Lá The tetragrammaton

78 Degrees of Wisdom Lá The tetragrammaton The tetragrammaton (Danh Chúa) Bên cạnh bốn nguyên tố, chúng...

78 Độ Minh Triết – Lá The Gate Cards

78 Degrees of Wisdom Lá The Gate Cards The Gate Cards (Những lá Cổng Vào) Dù cho những...

78 Độ Minh Triết – Lá The Four Suits

78 Degrees of Wisdom Lá The Four Suits The Four Suits (Bốn chất) Bất chấp việc minh...

78 Độ Minh Triết – Bộ Tiền– Lá Nữ Hoàng Tiền

78 Degrees of Wisdom Bộ Tiền – Lá Nữ Hoàng Tiền Nữ hoàng Tiền xuôi Nếu đằng sau...

78 Độ Minh Triết – Bộ Tiền– Lá Vua Tiền

78 Degrees of Wisdom Bộ Tiền – Lá Vua Tiền Vua Tiền xuôi Sự trần tục của bộ...

Video