Seventy Eight Degrees of Wisdom

Rachel Pollack

CHƯƠNG V: QUAY VÀO BÊN TRONG

LÁ BÀI JUSTICE

Lá Bài Justice

Hình ảnh của lá này đẻ ra từ nữ thần Titan trong thần thoại Hy Lạp Themis – xuất hiện trên những bức bích hoạ trong các toà án khắp châu Âu – với hình ảnh đôi mắt bịt kín và tay cầm cán cân Công Lý. Vị nữ thần pháp luật Justitia, như trong tiếng Latin, bịt mắt để chỉ ra rằng Luật không thiên vị và áp dụng mọi kẻ mạnh người yếu như nhau. Tuy nhiên, nguyên tắc của công lý xã hội thực sự lại nằm trong tay Đức Vua (The Emperor), ngay phía trên lá Công Lý. Lá 11 chỉ ra rằng những luật lệ lương tâm của Justice, thông qua khả năng thấu hiểu quá khứ của chúng ta, phụ thuộc vào cách nhìn nhận những điều đúng đắn về bản thân và về cuộc sống. Đó là lí do lá Justitia của Tarot lại không bịt mắt.

(Trong Tarot Công Lý cũng không phải tên một diễn viên hài đâu nha.)

Đến nay chúng ta đã nhìn nhận dòng 2 bộ Thiên Định là quá trình rút lui khỏi những mối lo thường nhật để đánh thức những phán xét nội tại của chúng ta về bản thân và cuộc sống. Nhưng một quan điểm/phán xét dưới bản chất mọi sự đều là vô nghĩa nếu không dẫn đến hành động. Chúng ta phải luôn hành động (nguyên tắc của Pháp Sư The Magician) dựa trên sự thông tuệ mà bản ngã nội tại ban cho (nguyên tắc của Nữ Tư Tế The High Priestess). Không chỉ chiếc cân được cân bằng một cách hoàn hảo, mọi hình ảnh trong bài đều ám chỉ sự cân đối giữa hành động và hiểu biết. Hình tượng một phụ nữ “nửa nạc nửa mỡ”; dù bàn toạ đặt vững trên ghế đá nhưng trông bà lại như chuẩn bị đứng dậy; một bàn chân thò ra khỏi áo choàng trong khi chân kia bị che kín. Thanh kiếm – biểu tượng của hành động – chĩa thẳng lên trời hàm ý rằng cả sự quyết tâm lẫn quan điểm cho rằng trí tuệ là thanh kiếm xét nát ảo tưởng trong vấn đề thực để tìm kiếm ý nghĩa nội tại. Kiếm hai lưỡi chỉ đa chọn lựa. Cuộc sống yêu cầu quyết định; đồng thời mỗi lựa chọn một khi đã được quyết thì không thể rút lại. Nó trở thành một phần của chúng ta. Chúng ta được định nghĩa thông qua các hành động trong quá khứ; chúng ta tạo hình tương lai qua những hành động trong hiện tại.

Chiếc cân đồng thời cũng đại diện cho sự cân bằng tuyệt đối của quá khứ và tương lai. Quá khứ và tương lai được cân bằng không phải ở mặt thời gian, mà ở điểm nhìn tinh tường của Công Lý từ chính giữa bộ Thiên Định.

Xuyên suốt nửa đầu bộ Thiên Định, khi một người sống vì ngoại giới, anh ta phải nếm đủ thứ đau khổ từ ảo tưởng rằng anh ta đang sống một cuộc đời dựa vào các nguyên tắc chủ động. Đây là vì chúng ta lẫn lộn giữa “làm” và “hành động”. Khi chiếu vào bên trong, chúng ta cho rằng chúng ta đã ngừng “hành động”; và quả thực con người không thể chinh phục quá trình của dòng hai nếu không đặt dấu lặng cho cuộc sống bên ngoài, hoặc ít nhất là trong sự chú tâm. Nhưng hành động đích thực, ngược hẳn lại với những chuyển động vô đích, luôn đem lại ý nghĩa và giá trị đến cho cuộc sống; những loại hành động đến từ tri thức. Nếu không, chúng ta vẫn chỉ thuộc đám đông thụ động tẻ nhạt, bị thảy từ biến cố này sang biến cố khác mà không thể thấu hiểu nổi lí do khiến chúng ta làm những điều chúng ta đã làm. Mục đích thực sự của dòng 2 không phải để rũ bỏ những nguyên tắc chủ động mà là để đánh thức chúng.

Hình ảnh của lá chính thứ 11 là “đứa con hoàn hảo” của The Magician và The High Priestess. Đầu tiên, tổng hai số trong số 11 là 2, nhưng số 11 cũng đồng nghĩa với phiên bản cấp tiến của số 1 (và cũng là phiên bản thấp hơn của 21). Người đàn bà ngồi giữa cặp cột treo màn gợi đến Nữ Tư Tế, nhưng tấm áo choàng đỏ và tư thái một tay giơ một tay hạ lại ám chỉ Pháp Sư. Hành động thực sự đến từ sự tự nhận thức, và từ hành động con người tích luỹ sự thông tuệ. Trong đời, giống như tấm hình, Pháp Sư và Nữ Tư Tế được kết hợp chặt chẽ, giống rắn đực rắn cái quấn chặt lấy nhau (biểu tượng của kundalini, cũng như trên gậy thần của Hermes), hoặc đường trôn ốc của DNA. Màu tấm màn phủ là màu tím, biểu tượng của trông tuệ nội tại; khung cảnh, mũ miện, tóc và cân Công Lý màu vàng, đại biểu cho sức mạnh tinh thần. Sự thông tuệ không tự dưng mò đến. Chúng ta phải ngẫm về đời nếu muốn thấu hiểu đời. Nhưng mọi suy ngẫm đều sẽ chẳng đi đến đâu trừ phi chúng phát triển thành những đánh giá hoàn thiện về các chân lý.

Ở cấp độ vi mô của tâm lý học cá nhân, Bánh Xe May Mắn đại diện cho tầm nhìn của một đời người; những biến cố, bạn là ai, bạn biến bản thân thành cái gì. Justice chỉ ra sự thấu hiểu tầm nhìn đó. Cách thức thấu cảm nằm trong trách nhiệm. Chừng nào còn tin tưởng rằng cuộc sống quá khứ vừa mới diễn ra, rằng chúng ta không tự đẩy bản ngã vào sự tồn tại trong mỗi điều chúng ta làm, thì quá khứ sẽ mãi là bí ẩn, và tương lai là bánh xe quay vòng vô tận, vô nghĩa. Nhưng khi chấp nhận rằng mỗi biến cố trong đời đã tạo nên nhân cách của mình, và rằng tương lai chúng ta sẽ tiếp tục kiến tạo bản ngã thông qua hành động, thì thanh kiếm thông tuệ sẽ cắt tan bí ẩn.

Xa hơn, thông qua việc chấp nhận trách nhiệm với bản thân, chúng ta giải phóng bản thân khỏi quá khứ. Như Đức Phật tưởng niệm lại toàn bộ các kiếp, chúng ta chỉ có thể thoát khỏi trói buộc của quá khứ khi ý thức được nó. Nếu không chúng ta sẽ chỉ lặp lại cách cư xử cũ mà thôi. Đây là lí do vì sao Justice đứng ngay giữa cuộc sống của chúng ta. Cái tôi có thể chỉ là một nét tính cách, một loại mặt nạ, nhưng cái mặt nạ đó lại có thể điều khiển chúng ta chừng nào chúng ta không thừa nhận rằng chúng ta đã mạo nó vào bản ngã.

Quan điểm tự chịu trách nhiệm về đời mình không bao hàm bất cứ loại kiểm soát vô hình nào với ngoại giới. Nó không có nghĩa, ví dụ là, nếu một trận động đất phá huỷ nhà bạn, bạn lại bằng cách nào đó muốn nó xảy ra, vì bất cứ lí do cá nhân bị ẩn dấu nào. Thấu hiểu bao gồm chấp nhận sự giới hạn của sự tồn tại vật lý. Vũ trụ mênh mông và kì lạ, và chẳng cá nhân nào điều khiển điều gì xảy ra trong nó.

Trách nhiệm cũng không bao hàm đạo đức. Nó chỉ đơn giản có nghĩa là, dù thích hay không, thì dù làm bất cứ việc gì, trải nghiệm bất cứ điều gì, nó cũng góp phần phát triển nhân cách của bạn. Cuộc sống buộc bạn phản ứng trước mọi biến cố. Không phải là sự đòi hỏi luân lý, chỉ là hiện thực của tồn tại.

Nói chung, hãy chủ động sa ngã nếu không muốn bị dòng đời xô đẩy :v.

Ấy thế mà tất cả bản năng, tâm lý, tôn giáo cũng như những bằng chứng của những điều bí ẩn lại nói rằng cuộc sống của chúng ta chứa đựng một thứ gì đó hơn hẳn, một cái lõi nội tại độc lập hẳn với cái “tôi” bên ngoài được tôi luyện qua từng trải nghiệm. Dòng hai thể hiện cái chết dần của tính cách bên ngoài và cái lõi nội tại, thiên thần Tiết Chế Temperance, được phép trỗi dậy. Trước khi sự giải phóng đó xảy ra chúng ta phải chấp nhận “công lý” của cuộc sống; chúng ta là thứ chúng ta tạo ra. (Nghe giống câu “we are what we eat” quá ta).

Thời đại mới quá trình nhận thức này được xem như vấn đề tâm lý cơ bản, được minh hoạ rõ nhất trong quá trình đầy tính thách thức của phân tâm học. Các thời đại khác đã tái hiện quá trình chuyển đổi này trong những nghi thức khai sáng kịch tính. Tất cả các nghi thức đều đi theo một mẫu. Thu hết can đảm để trở thành tân sinh, rồi nhận những giáo huấn của hội kín; trong thời gian đó phải thực hiện tất cả các bước, thông qua thiền tịnh, lễ thức và thuốc, để mở ra kênh kết nối với Vô Thức và khiến tân sinh đó lĩnh hội được. Những giai đoạn đầu tiên được đại diện bởi lá Strength và Hermit. Tiếp theo, trong một môi trường bí ẩn và kịch tính như truyện Dan Brown, ứng viên được nhồi não những quan điểm về những bí mật huyền bí của hội kín. (Chúng được giữ bí mật một phần để bảo vệ chúng khỏi những kẻ ngoại đạo, nhưng sâu xa hơn là để chúng tạo được hiệu quả “chói loà” khi truyền lại). Trong những hội Chén Thánh, cảnh tượng này là một cảnh rước Chén Thánh và những biểu tượng kèm theo hoành tráng, được mang bởi những người phụ nữ khóc thương cho một vị vua bị thương. Chúng ta thấy cảnh tượng tương tự này trong lá Wheel of Fortune.

Đến thời điểm quan trọng. Ứng viên phải phản ứng. Nếu anh/cô ta chỉ thụ động đứng đó đợi biến cố tiếp theo táng vào mặt, thì nghi lễ không thể tiếp tục. Trong các hội giáo Chén Thánh, sự phản ứng thiết yếu gần như một câu hỏi, kiểu như “Ý nghĩa những việc này là gì?”, hay tinh tế hơn, “Chén Thánh phục vụ ai?”. Bằng cách hỏi câu hỏi này, ứng viên cho hội kín cơ hội trả lời, và đó là để tiếp tục nghi lễ thông qua cái chết khai tâm và sự tái sinh. Quan trọng hơn, anh/cô ta nhận ra bản thân là một phần của quá trình, và chịu trách nhiệm cho kết quả của nó. Điều này nghe thì có vẻ dễ. Buổi lễ thể hiện sự sống, cái chết, sự tái sinh của tự nhiên, cũng như cái chết thể xác để giải phóng linh hồn bất diệt. Để lên tiếng trong một sự kiện quan trọng như vậy (và nhớ rằng người được kết nạp tin vào những vị thần hoặc nữ thần theo cách đa phần chúng ta không đời nào làm nổi thời nay) đòi hỏi một lòng dũng cảm lớn lao đủ để chấp nhận những sự thật được tiết lộ thông qua phân tích tâm lý và thức tỉnh.

Trong thời đại này sự nhấn mạnh vào chủ nghĩa cá nhân dẫn đến việc chỉ suy nghĩ đến cái chết và tái sinh cá nhân. Những nghi lễ vĩ đại, trái lại, không chỉ nhằm mục đích biến đổi một người cụ thể, mà còn để kết nối anh/cô ta với những bí mật to lớn hơn của vũ trụ. Theo hướng này chúng ta có thể thấy một lí do khác vì sao Justice thuộc về vị trí trung tâm của bộ Thiên Định. Chúng ta đã nói về thế giới dưới những mặt đối lập tương hỗ lẫn nhau, một bánh xe quay vô hạn giữa ánh sáng và bóng tối, cuộc sống và cái chết. Chúng ta cũng đã nói rằng trung tâm của bánh xe là điểm tĩnh tại, mà xung quanh điểm đó những mặt đối lập xoay vòng bất tận. Chiếc cân cân bằng của Justice một lần nữa gợi đến điểm tĩnh tại đó. Khi tất cả các mặt đối lập, bao gồm cả quá khứ và tương lai, đến điểm cân bằng, chúng ta có thể được tự do từ trong nội tại.

Nhiều người thắc mắc rằng Tarot, hay Kinh Dịch, hay chiêm tinh học nói cho chúng ta biết cái gì về ý chí tự do. Nếu những lá bài có thể “gia cát dự” điều mà chúng ta sẽ làm, điều đó có nghĩa là ý chí tự do không tồn tại? Câu hỏi này nổi lên từ một sự hiểu lầm về bản chất của “ý chí tự do”; chúng ta nghĩ về ý chí tự do như một thứ gì đó đơn giản và độc lập với quá khứ. Chúng ta nghĩ rằng chúng ta tự do làm bất cứ điều gì chúng ta muốn bất cứ lúc nào. Nhưng những lựa chọn đáng lẽ là tự do của chúng ta lại bị chỉ đạo bởi những hành động trong quá khứ. Nếu không thấu hiểu bản than, sao chúng ta có thể mong quyết định tự do? Chỉ khi nhìn thấy và chấp nhận quá khứ chúng ta mới không bị nó trói buộc.

Một người có thể đặt câu hỏi cho các lá bài về vài tình huống cụ thể. Các lá bài rất trực tiếp chỉ thẳng ra hậu quả của vài quyết định, như kiểu có nên tiếp tục lao theo cuộc tình hay không, hay có nên bắt đầu một dự án mới hay không. Hãy nói rằng các lá bài toàn chỉ ra các thảm hoạ, và rằng người đó thực sự có thể thấy những điều mà bài tiên đoán. Giờ thì người đó có thể nói, “ờ thì, cũng đúng đấy, nhưng ý chí tự do của tôi sẽ cho phép tôi thay đổi tình huống đó.” Và anh/cô ta tiếp tục, rồi cuối cùng kết quả xảy ra đúng như bài đã dự đoán. Người đó không hẳn đã dùng đến ý chí tự do; đúng hơn, cái quan niệm về ý chí tự do bị lạm dụng như một thứ biện hộ cho việc lờ đi những dự đoán khả khi mà chính anh/cô ta đã nhận ra. Đây không phải là một tình huống giả định; nó xảy ra liên tục trong đọc bài tarot. Thấy trước kết-quả-có-khả-năng-sẽ-xảy-ra là chưa đủ để thay đổi hay ngăn chặn biến cố đó. Chúng ta phải hiểu vì sao nó đang xảy đến, và chúng ta phải tìm hiểu nguyên do từ trong chính chúng ta qua những việc chúng ta đã làm và cách chúng ta đã phản ứng. Ý chí tự do hẳn nhiên là có tồn tại. Chúng ta chỉ không biết cách dùng nó thế nào thôi. Điều quan trọng nhất chúng ta học được từ đọc bài Tarot là chúng ta ứng dụng ý chí tự do ít ỏi đến nhường nào.

Trong đọc bài Tarot, người đọc luôn phải chú tâm thận trọng vào lá Justice. Nếu nó xuất hiện, thì ý nghĩa đầu tiên nó chỉ ra là những biến cố đã xảy đến theo đúng nghĩa chúng cần xảy đến; và rằng, điều đang xảy ra với bạn đến từ những tình huống và những quyết định trong quá khứ. Bạn nhận được điều bạn đáng phải nhận. Thứ hai, nó chỉ ra một nhu cầu và một khả năng có thể thấy sự thật trong kết cục. Lá bài có nghĩa sự thành thật tuyệt đối. Đồng thời nó thể hiện khả năng mà các hành động của bạn trong tương lai có thể bị thay đổi bởi một bài học rút ra từ tình thế hiện tại.

Chúng ta không thể trở nên thành thực với bản than nếu không thành thực với người khác. Theo hướng này, lá bài mang nghĩa đen hiển nhiên của Công Lý: thành thực, công bằng, những hành động đúng đắn, tất nhiên là trong luật pháp và những vấn đề khác, một quyết định – dù người quyết định không nhất thiết thích thú với quyết định đó.

Justice ngược chỉ ra sự không thành thật với bản thân và người khác. Nó ám chỉ sự không sẵn sàng nhận thức ý nghĩa của các biến cố, và đặc biệt nhắc nhở ằng bạn đang bỏ lỡ vài cơ hội để nhận những thấu cảm lớn lao về bản thân và cuộc đời. Ở cấp độ bên ngoài, nó hàm ý chỉ những hành động hoặc những quyết định thiếu công bằng và thiếu chính đáng. Ý nghĩa ngược còn đề cập đến những quyết định không công bằng theo luật pháp hoặc đang nhận sự đối xử tồi tệ từ ai đó.

Mặt khác chúng ta không được chấp nhận những đề xuất thiếu công bình để làm cái cớ phủ nhận trách nhiệm cá nhân cho những điều xảy đến với chúng ta. Công Lý ngược đôi lúc phản chiếu lại thái độ, “Thật không công bằng. Hãy xem cách mà mọi người đối xử với tôi.” Còn nhiều nữa. Dù xuôi hay ngược, đôi mắt tinh tường của Công Lý đều gửi một thông điệp mạnh mẽ. Theo cách Emerson nói thì, “Không ai cứu được mình trừ bản thân mình.”

Tìm Hiểu Thêm – 78 Độ Minh Triết Tarot

SHARE
Bài trước78 Độ Minh Triết – Lá Bài The Wheel of Fortune
Bài tiếp theo78 Độ Minh Triết – Lá Bài The Hanged Man

Bài Viết Mới

78 Độ Minh Triết – Wicca

78 Degrees of Wisdom Wicca Wicca là một tôn giáo ma thuật, “tà đạo thời hiện đại”....

78 Độ Minh Triết – Lá The tetragrammaton

78 Degrees of Wisdom Lá The tetragrammaton The tetragrammaton (Danh Chúa) Bên cạnh bốn nguyên tố, chúng...

78 Độ Minh Triết – Lá The Gate Cards

78 Degrees of Wisdom Lá The Gate Cards The Gate Cards (Những lá Cổng Vào) Dù cho những...

78 Độ Minh Triết – Lá The Four Suits

78 Degrees of Wisdom Lá The Four Suits The Four Suits (Bốn chất) Bất chấp việc minh...

78 Độ Minh Triết – Bộ Tiền– Lá Nữ Hoàng Tiền

78 Degrees of Wisdom Bộ Tiền – Lá Nữ Hoàng Tiền Nữ hoàng Tiền xuôi Nếu đằng sau...

78 Độ Minh Triết – Bộ Tiền– Lá Vua Tiền

78 Degrees of Wisdom Bộ Tiền – Lá Vua Tiền Vua Tiền xuôi Sự trần tục của bộ...

Video