Seventy Eight Degrees of Wisdom

Rachel Pollack

CHƯƠNG VI: CUỘC HÀNH TRÌNH VĨ ĐẠI

LÁ BÀI THE TOWER

Lá Bài The Tower (Toà Tháp)

Giống như Ác Quỷ, lá bài này có nhiều ý nghĩa lớn lao, và cách diễn giải của đa số các cẩm nang Tarot thiên về những bài học đạo đức bề nổi. Toà Tháp được coi là quan niệm duy vật của vũ trụ, và ánh chớp phá huỷ đến với cuộc sống dựa hoàn toàn dựa trên các nguyên tắc duy vật. Ngay cả ở giai đoạn này chúng ta cũng thấy những điều bí ẩn hết sức tinh tế. Thoạt nhìn thì giống như một thế lực bên ngoài tang xuống đầu một kẻ nông cạn, nhưng thực ra sự bạo lực thể hiện trong lá bài được đẻ ra từ những nguyên tắc tâm lý. Người nào sống chỉ để thoả mãn đòi hỏi danh vọng, tiền tài và cực lạc thể xác của cái tôi mà lờ đi lương tâm lẫn vẻ đẹp tinh thần của vũ trụ thì cuối cùng cũng chỉ xây nhà tù tự vây lấy mình mà thôi. Chúng ta thấy người này giống Toà Tháp: xám xịt, đầu đá, mũ miện vàng. Áp lực trong đầu càng nặng nề, ràng buộc vô thức càng căng thẳng. Những giấc mơ trở nên lộn xộn, xung đột và chán nản thường xảy đến hơn, và nếu người đó đè nén ngay cả những biểu hiện này thì Vô Thức sẽ tìm cách nào đó để bùng nổ.

Vụ “oanh tạc” này có thể xuất hiện từ thảm hoạ bên ngoài; bạn bè và gia đình bạn quay lưng lại với bạn, công việc đổ vỡ, và bạo lực theo kiểu này hay kiểu khác cứ lởn vởn quanh bạn. Và sự thực của cuộc sống – dù khó tin – đó là vận rủi thường kéo đến theo đàn theo lũ. Thế nhưng, bao nhiêu phần trong những vấn đề “vùi hoa dập liễu” đúng lúc chúng ta tơi tả nhất này là kết quả của những tình huống dông dài lôi thôi hay không được giải quyết đến nơi đến chốn? Và nếu dăm vấn đề, bệnh tật hay cái chết xảy đến với những người thân của chúng ta, những vấn đề kinh tế trong cuộc sống xã hội, hay thậm chí là những thảm hoạ thiên nhiên tỉ như bão tố – hoặc sét đánh – xuất hiện đồng thời điểm với những vấn đề cá nhân, thì loại “tình cờ” đó chẳng thể hiện rõ rằng cuộc sống thực sự chứa đựng nhiều điều hơn những thứ hữu hình.

Chúng ta không nên nghĩ rằng tâm lý hay cuộc sống đem thảm hoạ đến chỉ để “vần” chúng ta cho vui. Những đốm lửa rớt lả tả hai bên Toà Tháp tạo thành hình kí tự yoh trong bảng chữ cái Hebrew – kí tự đầu tiên trong tên của Chúa. Chúng không phải biểu tượng của cơn giận dữ, mà là ân huệ. Vũ trụ và nhân tâm sẽ không cho phép chúng ta bị giam cầm vĩnh viễn trong ngọn tháp ảo tưởng và ức chế do chính chúng ta tạo nên. Nếu không thể tự giải phóng một cách ôn hoà, thì những thế lực của cuộc sống sẽ sắp xếp một vụ nổ ra trò.

Tôi (tác giả) không có ý ám chỉ rằng chúng ta đang hưởng thụ những kinh nghiệm đau thương khiến chúng ta lung lay, hay chúng ta có thể thấy những cái kết có lợi từ những phương thức như vậy, hay những quá trình đau đớn đó luôn dẫn đến tự do. Chuyện một chuỗi thảm hoạ hay một giai đoạn cảm xúc bị bạo lực chi phối phá huỷ một nhân cách vốn mạnh mẽ xảy ra như cơm bữa. Điểm chính ở đây là: nếu không mở đường cho Vô Thức thải ra thì nó sẽ quẩy luôn quanh chúng ta, và chúng ta có thể tranh thủ dùng kinh nghiệm này để tìm đến một sự cân bằng vững vàng hơn. Một vài bộ Tarot gọi lá này là “Nhà của Quỷ”; nhưng cũng có người gọi nó là “Nhà của Chúa”, nhắc nhở chúng ta rằng chính là sức mạnh tâm linh đã phá huỷ nhà tù tâm lý của chúng ta.

Có một ý nghĩa sâu xa hơn trong mối liên kết giữa nhà của Quỷ và nhà của Chúa, một ý nghĩa còn trực tiếp hơn cả kí tự Hebrew tượng trưng cho “rắn” có giá trị dạng số tương tự (thế nên được coi như tương đương): từ chỉ Chúa Cứu Thế “Messiah”. Ác quỷ là cái bóng của Chúa. Trong lá số 15 chúng ta thấy rằng con người đang kiếm tìm sự thống nhất với cuộc sống phải bức ra nguồn năng lượng vốn luôn bị kiềm nén bởi nhận thức của nhân cách. Tuy nhiên, bằng cách ôm lấy Ác Quỷ, chúng ta khiến sự bình tĩnh và cân bằng của Tiết Chế gặp nguy hiểm. Chúng ta đặt tâm lý vào dòng chảy bạo lực có thể dẫn đến cú nổ oanh liệt của Toà Tháp. Jung mô tả Ý Thức là mộ con đập chặn dòng chảy tự do của con sông Vô Thức. Tiết Chế đóng vai trò như một loại cửa cống, điều hoà dòng nước chảy đúng cường độ. Toà Tháp thổi tung con đập, khiến nguồn năng lượng bị khoá tuôn trào như cơn lũ quét.

Nhưng sao phải chọn con đường nguy hiểm đến thế? Câu trả lời là không phương thức tồn tại nào lại vượt khỏi thành luỹ của Ý Thức được, hay có thể phá tung “thứ” phân tách cuộc sống thành nhiều phần đối lập ngăn cách chúng ta khỏi nguồn năng tượng nguyên thuỷ tinh khiết trong bản ngã chúng ta được. Tấm màn chăng trong đền thờ là Ý Thức của nhân cách, bảo vệ chúng ta khỏi chính cuộc sống. Như những nhà huyền học, pháp sư, và hành giả đã chứng nhận, vô hạn luôn ở quanh ta, vô hình và áp đảo. Một tâm trí không được chuẩn bị trước không thể tiếp nhận nổi nguồn năng lượng đó, và thế nên Ý Thức vào vai “anh hùng cứu mỹ nhân”, đóng chốt lại phần lớn nguồn năng lượng tinh thần, chia nhỏ những trải nghiệm thành những hạng mục đối lập và thời gian.

Những nhà huyền học cũng phán rằng Thiên Khải đến như một ngọn chớp loáng phá huỷ mọi ảo tưởng của thế giới vật chất chỉ trong chớp nhoáng, như cách Paul đến Damascus, hoặc như Phật ngồi dưới cây Bồ Đề. Vấn đề không phải ở thiền tịnh bao lâu, cầu nguyện hay tu tập mất bao nhiêu năm, chân lý hoặc phang thẳng vào mặt hoặc không bao giờ thèm đến. Nhưng điều đó không có nghĩa chuẩn bị là vô nghĩa. Vận động của hai dòng đầu bộ Đại Bí Mật có mục đích kép. Nó không chỉ giúp chúng ta mạnh mẽ chống đỡ ngọn sét khi nó đến, nó còn đặt chúng ta vào tình thế gây nên ngọn sét đó. Mọi thức tu tập huyền bí đều bắt đầu với ý tổng quát giả định: triệu gọi ngọn sét thiên khải là việc khả thi, và một người có thể lựa những bước xác định để khiến điều này xảy ra.

Những bước tiến này bao gồm giáo lý, thiền định, cái chết của cái tôi, và cuối cùng là mồi chài Quỷ Dữ. Qua việc giải phóng nguồn năng lượng đó, chúng ta vượt qua giới tuyến của ức chế và mở cửa bản ngã đợi sét phang. Tinh thần luôn tồn tại, chỉ có chúng ta mù loà trước nó mà thôi. Đi qua bóng tối bản ngã là cách mở cửa bản ngã cho ánh sáng.

Hiển nhiên đây là một quá trình nguy hiểm. Một người không được chuẩn bị trước có thể bị bẫy vào ảo tưởng của Ác Quỷ. Chúng ta cũng sẽ thấy rằng sự giải phóng năng lượng đem theo những mối hoạ riêng khi tâm lý cố tích hợp nó với nhận thức. Anh hùng trên đường trở về từ mê cung vẫn có thể lạc trở lại nếu không tự thân chuẩn bị cẩn thận.

Toà Tháp đứng dưới Nữ Tư Tế, và nó thể hiện rằng tấm màn đã bị giật đi. Đồng thời ngọn chớp gợi đến Pháp Sư. Nguồn năng lượng và chân lý đi qua Pháp Sư giờ táng xuống ngọn tháp bằng hết sức mình sinh. Chúng ta cũng thấy lá chính 1 và 2 trong hai hình người trong lá bài: một người áo xanh, một người áo chùng đỏ. Tính phân cực xuất hiện trong bao lá bài trước bị nốc ao bởi sự thống nhất của tồn tại trong lá này. Số đốm lửa “yod” rơi hai bên toà tháp tổng là 22 – số lá bộ Đại Bí Mật. Ngoài ra, chúng còn chia thành hai phần, một phần mười đốm một phần mười hai. Người Sumer dùng hệ thống số má dựa trên mười (mười ngón tay) để giải quyết mọi sự trên thế giới, nhưng còn dùng thêm một hệ thống 12 số riêng chỉ dành cho cung hoàng đạo để tính toán tâm linh. Tính đối tính cũng chỉ là một loại ảo giác. Cả hai thế giới đều chung một ngọn lửa tinh thần.

Hình ảnh một ngọn tháp bị phá huỷ gợi đến tháp Babel. Câu chuyện về tháp Babel trong Kinh Thánh kể về nguồn gốc đa dạng ngôn ngữ của con người, nhưng về mặt đạo đức nó dạy rằng đừng có đặt niềm tin vào khả năng của con người (Toà Tháp chính là chủ nghĩa duy vật). Nhưng chúng ta cũng có thể thấy một ý nghĩa khác trong sự phá huỷ tháp Babel. Ngọn chớp giáng xuống chính là lời Chúa trực tiếp vang xuống loài người , chứ không phải gián tiếp thông qua những hiện tượng tầm trong thế giới vật chất.

Trong một khoảng khắc lời Chúa thế chỗ cho tiếng nói của nhân loại đang xây dựng toà tháp; thiên khải thay thế tri thức tích luỹ của các giác quan. Hãy nhớ lại rằng tinh thần giáng xuống Phong trào Ngũ Tuần đã xáo trộn ngôn ngữ nhân loại; con người “nói vô thức” hoặc kêu như thú vật. Và các Pháp Sư trong trạng thái xuất thần sẽ nói ngôn ngữ của chim chóc hoặc thú hoang. Nhiều nhà ngôn ngữ học, đáng nói như Benjamin Whorf, đã chứng minh rằng ngôn ngữ loài người hạn chế khả năng nhận thức hiện thực, giống như bộ lọc của vũ trụ. Và sự thật là, những điều thần bí quanh chúng ta không thể diễn đạt được bằng ngôn từ.

Toà Tháp 16 giảm đi còn 7 – lá Chiến Xa (The Chariot) – được Case và nhiều nhà nghiên cứu khác liên kết với ngôn ngữ nhân loại. Lời của Chúa về Toà Tháp lúc mọi công trình văn hoá, ngôn ngữ và nhận thức của con người bị phá huỷ. Điều đó đẩy nhân loại trở về biển cả hỗn độn dưới Vận Xa (Wheel of Fortune) và bể nước đằng sau tấm màn của Nữ tư Tế.

Theo vài cách nào đó thì lá Toà Tháp là lá phức tạp nhất bộ Đại Bí Mật; các ý ngầm không tỏ tường như các ý nổi. Giống lá Ác Quỷ, nghĩa bói toán của nó được đẻ ra từ sự minh bạch. Nó thường đề cập đến một giai đoạn biến động dữ dội (tâm hoặc sinh lý), một tình thế kéo dài bị phá huỷ, sự đổ vỡ trong giận dữ (thậm chí là bạo lực) của một mối quan hệ.

Vì lá bài chứa đựng những ý nghĩa mãnh liệt như vậy nên nhiều người giật nảy mình khi thấy nó. Phản ứng này dấy lên câu hỏi quan trọng là: làm thế nào để đánh giá đúng đắn những hình ảnh đáng sợ của Tarot? Chúng ta phải học cách sử dụng mọi kinh nghiệm, Toà Tháp cũng như Tình Nhân (The Lovers). Khi Toà Tháp xuất hiện, việc nhớ rằng nó dẫn đến tự do là hết sức cần thiết; vụ nổ dọn dẹp vài tình huống nổi lên từ áp lực khó chống đỡ nổi. Nó có thể dẫn đến những sự khởi đầu mới.

Để nói rằng sự góp mặt của Toà Tháp thường mang nghĩa trải nghiệm khó khăn không có nghĩa là sẽ không xuất hiện những ý nghĩa sâu xa hơn. Lá bài còn có thể ám chỉ sự khai sáng chớp ngoáng, đặc biệt nếu sự khai sáng đó thay thế tầm nhìn hạn chế của cuộc sống. Chỉ trực giác và kinh nghiệm của người đọc bài cũng như những ẩn ý từ những lá bài khác mới có thể chỉ ra những ý nghĩa cụ thể.

Toà Tháp ngược chỉ ý nghĩa xào nấu từ thế xuôi. Bạo lực và bão tố vẫn ở đó nhưng nhẹ nhàng hơn chút đỉnh. Đồng thời lá ngược còn bồi thêm vào nghĩa “sự cầm tù” – như cách gọi của Waite. Nghịch lý này được giải quyết khi chúng ta coi Toà Tháp trải xuôi là sự giải phóng. Khi bị lật ngược thì lá bài muốn nói rằng chúng ta đã không cho phép bản thân được trải nghiệm trọn vẹn. Giữ chặt sự kiểm soát với các hành động, chúng ta xoa dịu các nỗi đau; đồng thời chúng ta cũng không giải phóng tất cả những yếu tố bị ức chế. Tận trong nội tại sự thống khổ vẫn tiếp tục diễn ra, nhưng day dứt nhỏ giọt chứ không triệt để đến cùng. Che chắn Toà Tháp khỏi tia chớp tức là trở thành tù nhân của chính nó.

Tìm Hiểu Thêm – 78 Độ Minh Triết Tarot

SHARE
Bài trước78 Độ Minh Triết – Lá Bài The Devil
Bài tiếp theo78 Độ Minh Triết – Lá Bài The Star

Bài Viết Mới

78 Độ Minh Triết – Wicca

78 Degrees of Wisdom Wicca Wicca là một tôn giáo ma thuật, “tà đạo thời hiện đại”....

78 Độ Minh Triết – Lá The tetragrammaton

78 Degrees of Wisdom Lá The tetragrammaton The tetragrammaton (Danh Chúa) Bên cạnh bốn nguyên tố, chúng...

78 Độ Minh Triết – Lá The Gate Cards

78 Degrees of Wisdom Lá The Gate Cards The Gate Cards (Những lá Cổng Vào) Dù cho những...

78 Độ Minh Triết – Lá The Four Suits

78 Degrees of Wisdom Lá The Four Suits The Four Suits (Bốn chất) Bất chấp việc minh...

78 Độ Minh Triết – Bộ Tiền– Lá Nữ Hoàng Tiền

78 Degrees of Wisdom Bộ Tiền – Lá Nữ Hoàng Tiền Nữ hoàng Tiền xuôi Nếu đằng sau...

78 Độ Minh Triết – Bộ Tiền– Lá Vua Tiền

78 Degrees of Wisdom Bộ Tiền – Lá Vua Tiền Vua Tiền xuôi Sự trần tục của bộ...

Video