Nhiều bạn thường đắn đó trước việc lựa chọn bộ Tarot ưng ý, tuy nhiên sau khi về thì gặp khó khăn trong tìm kiếm tài liệu, chia sẻ hay đơn thuần là học nội dung, nắm nghĩa bộ Tarot của mình. Khi các bạn tìm kiếm tài liệu hay hỏi thông tin từ các bạn khác, chắc rằng câu nói đầu tiên đa phần các bạn sẽ nghe là: “Bộ Tarot này theo Rider-Waite hả?”, hoặc “Bộ Tarot này chuẩn gì vậy, nhìn lạ quá”. Vậy, thế nào “chuẩn”?
“Chuẩn bài” là hệ thống ý nghĩ, hình tượng, mẫu tượng được thể hiện trong lá Tarot của những bộ khác nhau có mặt tương quan gắn khít với nhau theo một hệ thống chung nhất – quan điểm huyền học, triết học và biểu tượng học của một cá nhân hay tổ chức có ảnh hưởng lớn tới lịch sử nghiên cứu và phát triển của ngành khoa học thần bí. Các chuẩn thường gặp là:
1. Rider-Waite-Smith Tarot:
– Tên đầy đủ là Rider-Waite-Smith tarot, còn đươc gọi với các tên như Rider tarot, Rider Waite tarot, là một trong những bộ bài phổ biến nhất thế giới trong cộng đồng nói tiếng Anh.
– Được xuất bản vào năm 1910: những hình ảnh minh hoạ được nhà thiết kế nữ Pamela Colman Smith tạo ra dưới sự chỉ dẫn của nhà huyền học Athur Edward Waite. Cái tên của bộ bài được ghép từ 3 người, người còn lại chính là ông William Rider, chủ của nhà xuất bản Rider – Luân Đôn, người đã giúp A.E.Waite công bố bộ bài của mình ra khắp thế giới.
– Trong khi những hình ảnh trông có vẻ đơn giản, những chi tiết và phong nền lại mang một sự giàu có về hình tượng, với một vài hình ảnh xuất hiện ngay cả trong những lá bài cổ nhất. Bộ Ẩn Phụ mang hơi hướng rõ rệt của một bộ bài xuất hiện sớm hơn với những thiết kế có phần đơn giản hoá, điển hình như bộ Sola Busca Tarot. Các biểu tượng được sử dụng có ảnh hưởng bởi pháp sư và nhà huyền học Eliphas Levi của thế kỉ 19.
– Đây có thể xem là bộ bài khởi đầu cho dàn thiết kế Tarot hiện đại. Bởi vì đây là khởi đầu cho xu hướng Tarot reader bắt đầu kể câu chuyện dựa trên những hình ảnh trên lá bài, nó hỗ trợ việc ảnh hưởng trong qua những bức ảnh bằng cách kết nối tự do và những biểu tượng văn hoá, hơn là ngồi nhớ lại nghĩa từng lá bài.
2. Tarot de Marseille:
– Có xuất xứ từ thế kỉ 17 tại Pháp và đây vẫn là một trong những bộ Tarot ảnh hưởng và phổ biến nhất, được sử dụng nhiều nhất trong cộng đồng những người nói tiếng Latin
– Tuy không rõ tác giả là ai, nhưng khi các lá bài được xuất bản khắp miền đông nước Ý, thì ở một nơi khác tại Pháp, vùng Marseille, một số người đã thiết kế lại những lá bài Tarot. Trò chơi này được mang dến nước Pháp nhờ vào cuộc xâm lược Milan và Piedmont của nước Ý.
– Phân biêt dễ dàng qua 3 đặc điểm như sau: Lá the Fool – Le Mat, có tên nhưng lại không được đánh số thứ tự; lá số XIII – Death – Mort, có số thứ tự nhưng lại không có tên; các lá thuộc bộ Ẩn phụ thường không có hình cụ thể, thường thể hiện đúng những gì theo tên lá bài, ví dụ 4 Cốc sẽ là hình 4 chiếc lý, hay 9 Tiền với 9 đồng tiền giống nhau.
3. Thoth tarot:
– Được xuất bản năm 1969, Aleister Crowley đã tung ra bộ Thoth tarot, một trong những bộ bán chạy nhất thế giới, xếp sau Tarot de Marseille cùng Rider-Waite-Smith tarot.
– Được minh hoạ bởi Frieda Harris dưới sự định hướng của nhà huyền học Aleister Crowley. Bộ Ẩn phụ được đặt trong hệ thống Cây Sự Sống Kabblah để thể hiện mối quan hệ giữa 1 Sephiroth và các Lá bài Số của từng bộ. Ngoài ra, mỗi lá bài sẽ được gắn với 1 hành tinh và 10o của một cung hoàng đạo.
– Hệ thống các Lá Người đã được ngài Aleister thay đổi. Thay vì theo truyền thống với thứ tự King – Queen – Knight – Page, Thoth tarot mang đặc trưng riêng biệt có thể dễ dàng nhận ra qua 2 lá King – Knight đã bị đảo vị trí thành Knight – Prince.