Đặt Câu Hỏi và Giải Đoán Trong Kinh Dịch
-
Đặt Câu Hỏi Thế Nào Là Đúng Trong Kinh Dịch?
Trước tiên phải quyết định câu hỏi của bạn. Càng mang tính đặc trưng bao nhiêu, bạn càng làm cho việc chiêm quái dễ trở nên mỹ mãn hơn. Ví dụ, hỏi “Tôi có sẽ giàu hay không?” thì thật quá mù mờ, mơ hồ. Tốt nhất hãy hỏi “Tôi có sẽ thành công trong công việc X hay không?” hoặc “Tôi có sẽ giàu được nhờ làm công việc X không?”. Cũng vậy, nên tránh những câu hỏi mang tính chất “hàng hai” (đưa ra hai chọn lựa). Việc hỏi rằng tốt nhất nên đi về hướng đông hay hướng tây không phải là một câu hỏi đúng. Tốt nhất hãy hỏi “Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi đi về hướng đông?” Sau đây là một vài câu hỏi mẫu thể hiện khung sườn chính xác cần thiết:
Nếu làm công việc X, kết quả sẽ ra sao?
Trong tình hình X, có phải tốt nhất là nên tiến hành dự án Y?
Trong bao nhiêu ngày (tuần, tháng, năm) thì sẽ có thể hoàn thành được công việc X?
Có lẽ câu hỏi phổ biến nhất mà người sử dụng bói Dịch thường hỏi chính là một nỗ lực hay tình huống nào đó có sẽ hóa ra thuận lợi hay không. “Tôi có được thuận lợi hay không khi làm việc X?”. Những trả lời tìm thấy bằng tiếng Hán sẽ là cát hoặc lợi, cả hai đều có nghĩa là thuận lợi, có lợi, có triển vọng, hứa hẹn tốt, tốt, lành, còn chữ hung có nghĩa là bất lợi, hoặc có hại.
Tốt nhất là trước tiên bạn phải thật thư thái, an tịnh, tập trung vào câu hỏi, và rồi gieo các đồng tiền. Khi quẻ đã được lập thành, hãy lật sang trang có quẻ số thích hợp ở Phần Ba sau khi biết được số của quẻ nhờ nhìn vào Bảng tra quẻ. Hãy đọc lời giải thích tổng quát về quẻ này và về đặc trưng tốt xấu của nó, thế rồi hãy cố gắng đối chiếu câu hỏi của bạn với một trong số 19 loại mục được trình bày kèm theo quẻ.
Câu hỏi của bạn có thể ứng với nhiều loại mục chứ không chỉ có một. Trong trường hợp nó không tương ứng với bất kỳ loại mục nào, bạn có thể xác định câu trả lời bằng cảch xem lại hai đơn quái hợp thành toàn quẻ ở Phần Hai, và cẩn thận đọc các đặc tính của toàn quẻ. Nếu trong quẻ của bạn có các hào động, phải nhớ chắc là có đọc qua hết cả quẻ chủ lẫn quẻ biến, đồng thời phải nhớ quẻ chủ chỉ tình trạng hiện tại, trong khi quẻ biến chỉ các khả năng trong tương lai.
Ngoài các đơn quái trên và dưới, các quẻ cũng chứa đựng hai đơn quái được gọi là quẻ “hỗ”. Những quẻ này cũng rất quan trọng trong việc giải thích câu trả lời. Cách dễ nhất để thể hiện các quẻ này chính là đồ hình.
Ứng Dụng Hay – Bói Kinh Dịch Hàng Ngày
Các quẻ hỗ bao gồm các hào hai, ba và bốn (đếm từ dưới lên), tạo thành đơn quái Tốn và các hào ba, bốn, năm, tạo thành đơn quái Càn . Hai đơn quái này kết hợp lại tạo thành Quẻ 44, Cấu (Đụng, gặp). Như vậy, ngoài việc khảo sát các đơn quái Đoài và Cấn , tức những thành phần của Quẻ 31, cộng với chính bản thân của quẻ này, chúng ta cũng phải hiểu được tất cả ý nghĩa, tượng quẻ và những qui kết có liên quan của hai đơn quái thuộc quẻ hỗ và quẻ biến.
Trong trường hợp này, quẻ Cấu sẽ có nghĩa là sự phối hợp hay kết giao giữa nam và nữ, mang đến cho quẻ Hàm ý nghĩa là sự tiếp xúc giữa những người khác phái. Khi đó, đối với việc hôn nhân, Hàm là một quẻ cát tường.
Hy vọng những loại mục được trình bày kèm theo mỗi quẻ sẽ đủ dùng cho các mục đích của bạn. Khi chúng vẫn chưa đủ, hãy nhớ cũng phải khảo sát các đơn quái thuộc quẻ hỗ khi quyết định câu trả lời của bạn.
Còn một điều cần phải nhớ. Truyền thống cho rằng những câu trả lời do các quẻ mang lại cộng với sự lý giải sau đó chỉ chính xác nếu người sử dụng tâm tịnh và tự chủ khi bói, khi cuộc sống của anh ta không quá đỗi khinh suất hay hấp tấp, và khi không có những động cơ ngấm ngầm, như ước muôn làm giàu cho thật nhanh chẳng hạn. Số lượng những người đang sử dụng Kinh Dịch ngày càng đông đảo và nhiều thêm. Con số này thậm chí còn bao gồm cả các nhà vật lý người Trung Quốc từng đoạt giải Nobel Vật lý là Lý Chính Đạo và Dương Chấn Ninh (1957) và vật lý gia người Nhật Hiđeki Yukawa, người đã đoạt giải Nobel Vật lý năm 1947. Cả ba người này đã viết rằng họ thường xuyên bói Dịch trong mỗi bước nghiên cứu của mình.
Xem Thêm – Giải Nghĩa 64 Quẻ Dịch