Seventy Eight Degrees of Wisdom

Rachel Pollack

CHƯƠNG V: QUAY VÀO BÊN TRONG

LÁ BÀI THE DEATH

Lá Bài The Death (Tử)

Như lá Tình Nhân (The Lovers; thẳng trên đầu lá Death), thiết kế 13 lá của Arthur Waite được dựa trên bộ Tarot tiêu chuẩn. Lá Death của bộ Rider (lá bài) đến từ bộ Tarot bí truyền của hội Bình Minh Vàng, nhưng dù có vậy đi nữa thì nó vẫn mô phỏng thông điệp xa tít mù tắp hơn nữa của Death. Death gõ cửa từng nhà, vua chúa thường dân rồi thì cũng có ngày mồ xanh mả. Tính dân chủ cơ bản của cái chết là chủ đề ưa thích của các bài thuyết giáo dạy đời thời Trung cổ. Đó là quan điểm xa xưa đến mức xuất hiện ít nhất cũng phải cùng thời với nghi thức chôn người chết của người Do Thái: quan tài gỗ thông trơn màu và vải liệm trắng – để giàu nghèo một mối.

Như chúng ta có thể đoán, sức mạnh vĩ đại của cái chết đưa chúng ta vượt khỏi tính dân chủ thông thường để đến với những ý nghĩa triết học và tâm lý. Cái Chết, cũng như sự sống, là bất diệt và luôn hiện hữu. Các hình thái riêng biệt luôn chết đi trong khi những hình thái khác xuất hiện. Nếu không có Cái Chết xoá sổ những điều cũ, không thứ gì mới có đất để tồn tại trên thế giới. Rất nhiều tiểu thuyết khoa học viễn tưởng đã viết về một xã hội bạo ngược nếu thủ lĩnh thế giới không xuống chầu ông bà vải. Cuộc nổi dậy đòi giải phóng của Tây Ban Nha sau cái chết của Franco nhấn mạnh tầm quan trọng của Cái Chết.

Khi chết xác thịt chúng ta phân huỷ, chỉ để lại hài cốt. Ngay cả hài cốt cũng sẽ thành tro bụi, nhưng bét ra nó cũng tồn tại đủ lâu để gợi đến sự vĩnh hằng. Thế nên, bộ hài cốt trong lá Death của hội Bình Minh Vàng ám chỉ sự bất diệt nốc ao cái tạm thời. Bộ hài cốt đồng thời cũng mang ý nghĩa huyền bí. Trên khắp thể giới việc huấn luyện các pháp sư bao gồm cả phương pháp tự nhìn thấy hài cốt của chính mình, bằng cáhc dùng thuốc phiện, thiền tịnh, hoặc thậm chí là cạo thịt đến tận xương. Giải phóng xương cốt khỏi da thịt, các pháp sư kết nối chính họ với sự vĩnh hằng.

Vì con người ta hay sợ chết nên họ cứ đâm đầu tìm kiếm lí do và giá trị của cái chết. Công Giáo phán rằng Cái Chết phóng thích linh hồn chúng ta khỏi xác thịt tội lỗi để chúng ta có thể kết hợp với Chúa trong một cuộc đời tốt đẹp hơn. Carl Jung đã viết về giá trị của đức tin với kiếp sau. Không có đức tin đó, cái chết có vẻ quá bi thảm để chấp nhận.

Một số người cho rằng cái chết kết hợp chúng ta với tự nhiên. Ý thức hệ tách chúng ta khỏi thế giới này sẽ bị “tẩy chay”; các tế bào phân huỷ của xác thịt sẽ nuôi dưỡng các sinh vật khác. Mỗi cái chết đem lại một sự sống mới. Nhiều người thấy việc bị “ăn” quá tởm để “tiêu hoá” được. Tập tục ướp xác hiện đại và trang điểm xác chết để thi hài trông như còn sống, rồi chôn xác trong quan tài kim loại kín bưng đến từ hi vọng duy trì sự tách biệt của cơ thể khỏi tự nhiên, thậm chí là trong khi chết.

Sự thật là, vì chúng ta chẳng biết chuyện quái gì sẽ xảy ra với cơ thể khi linh hồn đã bái bai, nên điều chúng ta thực sự sợ là nhân cách bị tàn phá. Là cái “tôi” tự xem mình tách khỏi cuộc sống; vì nó chỉ là cái mặt nạ nên cái tôi không muốn chết. Cái tôi muốn đứng trên vũ trụ.

Nếu chấp nhận cái chết chúng ta sẽ sống trọn vẹn hơn. Cái “không” không bao giờ muốn giải phóng năng lượng; nó cố tích luỹ năng lượng để chống lại nỗi sợ chết. Hậu quả là những nguồn năng lượng mới không thể chảy vào. Chúng ta có thể thấy hiện tượng này một cách “thực hoá” khi một người thở gấp do hoảng loạn. Họ cố nuốt không khí vào mà không thở ra, kết quả họ là hụt hơi và thở gấp.

Trong cả tình dục, cái tôi cũng thích tích luỹ năng lượng. Nó cố kiềm chế việc “lên đỉnh”, sau đó mới phọt hết cỡ, vì đúng thời điểm đó cái tôi mới bị hoà tan một phần (chứ không phải càng dài càng sướng à???). Trong thời nữ hoàng Elizabeth nước Anh, quan hệ tình dục hay được gọi là “chết”. và Cái Chết trong Tarot thì nằm dưới là The Lovers. (Ờ….cũng liên quan gớm….)

Vì cái “tôi” cứng đầu cứng cổ giữ quan điểm về Cái Chết, thế nên nó ngăn chúng ta khỏi việc hưởng thụ cuộc sống, và đôi lúc chúng ta phải bước những bước rất dài mới vượt qua nổi nó. Những nghi lễ kết nạp luôn dẫn đến một cái chết và sự tái sinh giả tưởng. Anh/cô ta sẽ tưởng rằng họ sắp lên bàn thờ ngắm gà khoả thân đến nơi. Mọi thứ được thực hiện đều nhằm mục đích khiến cái chết này “thật” nhất có thể, để cái tôi bị lừa và trải nghiệm sự hoà tan chết chóc. Rồi, khi đến tiết mục “tái sinh”, anh/cô ta sẽ trải nghiệm một sự trưởng thành mới, và một nguồn năng lượng tự do mới. Những năm gần đây con người đã thử dăm thứ tương đồng với mấy kiểu nghi thức này nhờ thuốc ma tuý ảo giác. Họ tin rằng họ đang chết và họ cảm thấy nội tại đang tái sinh. Tuy nhiên, nếu không có sự chuẩn bị ở giai đoạn của Người Treo, trải nghiệm đó thường gây nên những đảo lộn sâu sắc.

Ngược hẳn với những điều người ta thường tin, lá Death (Tử) không thực sự đề cập đến sự biến đổi. Đúng hơn, nó ám chỉ khoảnh khắc cụ thể khi nào chúng ta nên từ bỏ những lớp mặt nạ cũ và cho phép sự biến đổi “lên cót”. Có lẽ chúng ta sẽ hiểu điều này rõ hơn nếu xem xét tính tương đồng của tarot với các liệu pháp tâm lý học. Với sức mạnh ý chí (lá Strength) và sự hỗ trợ của nhà trị liệu tâm lý (lá Hermit), một người cho phép tâm trí nhận thức bản ngã của mình, và tính cách hay nỗi sợ nào người đó muốn loại bỏ (lá Wheel và lá Justice). Nhận thức này đem đến sự bình thản và khao khát thay đổi (lá Hanged man). Nhưng rồi nỗi sợ chen vào “ném đá hội nghị”. “Nếu ta từ bỏ thái độ của ta”, người đó nghĩ, “có khi ta sẽ chẳng còn lại cái gì. Ta sẽ chết mất.” Chúng ta sống dưới sự kiểm soát của cái tôi đã quá lâu đến mức chúng ta tin rằng không điều gì khác tồn tại. Cái mặt nạ là tất cả những gì chúng ta biết. Thường thì con người tắc tị trong điều trị tâm lý rất nhiều năm bởi họ sợ sự giải phóng. Sự trống rỗng của The Fool khiến họ khiếp hoảng.

Người béo lâu năm hay có loại cảm giác này khi cố ăn kiêng. “Mình béo trường kì rồi,” họ nghĩ, “mình là người béo. Mình mà gầy đi thì mình không tồn tại nữa.” Nhưng đây cũng là sự thật. Cái “ta” từng béo ục ịch không còn tồn tại nữa. Nhưng sẽ có cái gì đó khác thế vào.

Hình ảnh lá 13 của Waite pr cho ý nghĩa tâm lý của lá bài nhiều hơn. Bốn người quanh ngựa mô tả những hướng thay đổi khác nhau. Đức Vua, nằm bẹp dí, chính là cái tôi cố chấp. Nếu cuộc sống phang đủ mạnh, cái tôi sẽ quỵ ngã; kết quả dẫn đến chứng tâm thần nếu không đủ khả năng thích nghi với những thay đổi lớn lao. Tư tế đứng đối mặt với Tử Thần; ngài ta có thể làm thế vì chiếc áo chùng tu và chiếc mũ đức tin bảo vệ và nâng đỡ ngài ta. Chúng ta thấy đây là giá trị của đức tin trong việc giúp đỡ chúng ta vượt khỏi nỗi sợ chết chóc. Trinh nữ là biểu tượng của “ngây thơ vô (số) tội”. Cái tôi không cố chấp nhưng vẫn nhận thức được bản thân nó và không sẵn sàng đầu hàng (biết mình biết ta nhưng không biết địch). Thế nên dù quỳ thì nàng tơ vẫn không ngẩng lên nhìn trực diện Cái Chết. Chỉ có đứa trẻ, hoàn toàn ngây thơ, đối mặt với Cái Chết để tặng hoa cho Tử Thần.

Tử Thần mặc áo giáp đen. Chúng ta đã biết bóng tối và màu đen là biểu tượng của sự sống cũng như điểm kết thúc của nó. Màu đen hấp thu hết các màu khác – cái chết hấp thụ mọi sự sống. Bộ hài cốt cưỡi ngựa trắng. Trắng “đánh bật” mọi màu khác, thế nên đại diện cho sự thuần khiết, đồng thời cũng là VÔ. Đoá hồng trắng là những khát khao đã qua tẩy lọc, cho lúc tính ích kỉ trong cái tôi chết đi và kéo những nhu cầu khắc kỉ chết theo.

Quang cảnh của lá bài là mặt trời mọc lên giữa một cặp cột. Cái tôi thuộc về thế giới đầy mâu thuẫn bên ngoài, thuộc về những kinh nghiệm rời rạc và không thống nhất. Qua Cái Chết chúng ta cảm được quyền năng vĩ đại của Sự Sống, thứ chỉ biết về bản thân nó. Khung cảnh trước hai cây cột gợi cho chúng ta về “miền đất Chết” được mô tả trong mọi loại thần thoại. Chúng ta sợ cái chết của bản thể cũ vì chúng ta chẳng biết phải mong chờ điều gì đến. Một trong những vai trò của các pháp sư đã thấy hài cốt của chính họ là tiên phong dẫn đường vượt qua “miền đất chết” để rồi dẫn dắt linh hồn của thiên hạ.

Dòng sông chảy giữa quan bài. Sông suối, như trong lá Nữ Hoàng, thể hiện sự kết hợp của thay đổi và bất diệt. Sự thực chúng đều đổ ra biển ám chỉ vũ trụ vô tận, vô dạng và tổng hoà của vũ trụ. Chiếc thuyền gợi đến thuyền mai tang các Pharaoh Ai Cập – bản ngã chân chính đi qua cái chết đến cuộc sống mới.

Dù hình vẽ là gì đi chăng nữa thì mọi lá tarot đều đem trong nó con số 12. Dù thiên hạ nhiều người nghĩ 13 là con số không may mắn, họ cũng chẳng biết vì sao. Trong văn hoá phương tây, số 13 ám chỉ Judas – tông đồ thứ 13 trong Bữa Tiệc Ly của Chúa, và thế nên con số này chỉ cái chết của Chúa Christ (và của con người nói chung). Thứ sáu ngày 13 còn đặc biệt xui xẻo vì Chúa chết vào thứ sáu. Nhưng chúng ta cũng có thể coi Chúa như người thứ 13. Cái Chết dẫn đến sự phục sinh.

Theo hướng biểu tượng hơn thì số 13 xui xẻo là vì nó vượt khỏi 12. 12 là một con số “hoàn hảo” theo một nghĩa nào đó. Nó kết hợp cặp số chân nguyên 1 và 2; nó là biểu tượng của 12 cung hoàng đạo ôm lấy cả vũ trụ; nó có thể chia với 1, 2, 3, 4 và 6, nhiều số hơn bất kì các số khác. 13 phá huỷ quỹ đạo tuyệt đối này. Nó chỉ chia được cho 1 và chính nó. Một lần nữa, chúng ta có thể vượt khỏi những mặt tiêu cực của hệ thống biểu tượng. Chính xác vì nó huỷ hoại sự hoàn hảo của 12 mà số 13 mang nghĩa sáng tạo mới; cái chết tẩn nát những hình thái cũ để tạo đường cho cái mới.

Tổng hai số trong số 13 là 4, Đức Vua (lá Emperor). Qua Cái Chết chúng ta vượt khỏi cái bản ngã xã hội. Vì 13 là phiên bản cấp cao của 3, nên lá bài còn gợi lại lá Nữ Hoàng (Empress) và nhắc chúng ta nhớ rằng trong sự sống và cái chết trong tự nhiên không thể bị phân ly.

Nghĩa bói toán của lá Death là đã đến lúc thay đổi. Thường thì nó chỉ nỗi sợ khi thay đổi. Theo hướng tích cực nhất, lá bài ám chỉ nên dẹp hết những thái độ cứng nhắc cũ để cuộc sống mới trỗi dậy. Theo hướng tiêu cực nhất thì nó cảnh báo nỗi sợ chết về thể xác đến mức méo mó. Nỗi sợ này sâu hơn nhiều những gì người khác có thể nhận ra, và thường một quẻ bài với những chỉ dẫn tích cực nhất vẫn kết thúc tồi tệ nếu lá Death nằm ở vị trí nỗi sợ.

Lá Death ngược chỉ sự bảo thủ. Waite nói đó là tính “chây lười, u mê, bàng quan” trong cuộc sống. Thói chậm chạp và chán nản đôi lúc phá huỷ ý chí chiến đấu thay đổi của cái tôi. Lá bài luôn mang hàm ý rằng Cái Chết, với sự tái sinh tiếp ngay sau đó, không chỉ là tiềm năng mà còn là thiết yếu. Đến lúc phải chết thì hãy chết. Tự dìm mình trong sự u mê, cái tôi ngăn cản nhận thức đến với Ý Thức. Tính chây lười, chán nản và buồn thảm che giấu những nỗi khiếp sợ nội tại.

Tìm Hiểu Thêm – 78 Độ Minh Triết Tarot

SHARE
Bài trước78 Độ Minh Triết – Lá Bài The Hanged Man
Bài tiếp theo78 Độ Minh Triết – Lá Bài Temperance

Bài Viết Mới

78 Độ Minh Triết – Wicca

78 Degrees of Wisdom Wicca Wicca là một tôn giáo ma thuật, “tà đạo thời hiện đại”....

78 Độ Minh Triết – Lá The tetragrammaton

78 Degrees of Wisdom Lá The tetragrammaton The tetragrammaton (Danh Chúa) Bên cạnh bốn nguyên tố, chúng...

78 Độ Minh Triết – Lá The Gate Cards

78 Degrees of Wisdom Lá The Gate Cards The Gate Cards (Những lá Cổng Vào) Dù cho những...

78 Độ Minh Triết – Lá The Four Suits

78 Degrees of Wisdom Lá The Four Suits The Four Suits (Bốn chất) Bất chấp việc minh...

78 Độ Minh Triết – Bộ Tiền– Lá Nữ Hoàng Tiền

78 Degrees of Wisdom Bộ Tiền – Lá Nữ Hoàng Tiền Nữ hoàng Tiền xuôi Nếu đằng sau...

78 Độ Minh Triết – Bộ Tiền– Lá Vua Tiền

78 Degrees of Wisdom Bộ Tiền – Lá Vua Tiền Vua Tiền xuôi Sự trần tục của bộ...

Video