Seventy Eight Degrees of Wisdom

Rachel Pollack

CHƯƠNG V: QUAY VÀO BÊN TRONG

LÁ BÀI TEMPERANCE

Lá Bài Temperance (Tiết chế)

Lá Chariot là biểu tượng của những thành tựu mà cái tôi đạt được trong cuộc sống. Thời gian trôi qua cái tôi ngày càng cố chấp hơn (gừng càng già càng cay mà); dần dà, cách hành xử không còn là phản ứng trước thực tại nữa mà trở thành thói quen. Mục đích của dòng 2 bộ Thiên Định là để giải thoát chúng ta khỏi nhân cách nhân tạo này, và đồng thời giúp chúng ta tiến một chút gần hơn tới những chân lý vĩ đại trong vũ trụ. Lá Tiết Chế, xuất hiện ngay dưới lá Chariot, mô tả một người kết nối lại với thế giới thực nhưng theo cách ý nghĩa hơn trước đó nhiều lần. Vì nếu một đứa trẻ liên hệ trực tiếp với cuộc sống, nó làm thế một cách vô thức, và khi nhận thức tăng lên thì cái tôi cũng lớn dần. Tiết Chế chỉ ra khả năng kết hợp tính tự phát với tri thức.

Cụm “Tiết Chế” có nghĩa Điều Tiết. Với số đông cụm này có nghĩa tự kiểm soát. Lá Tiết Chế của Tarot lại không diễn tả điều này một cách triệt để, bởi làm rõ triệt để là không cần thiết. Không phải là sự kiềm chế nhân tạo tuân theo luân thường, mà hoàn toàn ngược lại; là một phản ứng đúng nghĩa trước mọi tình huống xảy đến.

Cụm từ “Tiết Chế” được đẻ từ cụm Latinh “Temperare”, mang nghĩa “hoà trộn” hoặc “hài hoà”. Người nào đã giải phóng được bản ngã nội tại không chỉ có những tính cách điềm tĩnh mà còn có khả năng dung hoà những mặt đối lập trong cuộc sống. Nhiều người chỉ có thể đối phó với cuộc sống bằng cách chia nhỏ nó thành từng phần riêng lẻ. Họ tạo một nhân cách cho công việc và một nhân cách khác trong đời tư – cả 2 đều thất bại. Họ xem xét những thời điểm và những trường hợp nào cần đóng vai “thanh niên nghiêm túc”, và những cái nào nên “lên nóc nhà”, để biết đường không cười hô hố trước những chủ đề nghiêm trọng. Người họ yêu thường là những người không hấp dẫn họ về mặt “xôi thịt”. Tất cả những phân tách này sinh ra từ việc không đủ khả năng đón nhận các biến cố khi các biến cố đến, từng phút từng giây. Tiết Chế kết hợp những nguyên tố trong cuộc sống. Trong hiện thực, nó kết hợp những mặt khác nhau của nhân cách, để người đó và cuộc sống có thể “đồng cam cộng khổ” một cách tự nhiên.

Dấu hiệu “kết hợp” được thể hiện rõ ràng trong hình ảnh lá bài. Khi nhấm nháp lá Temperance của Waite-Smith, thứ đầu tiên ta thấy bên trái là dòng nước trút từ cốc này sang cốc khác; các yếu tố của cuộc sống đang trôi hoà với nhau. Để ý rằng chiếc cốc thấp hơn không ở thẳng dưới chiếc cốc cao – tức là về mặt vật lý việc nước chảy nghiêng là bất khả thi. Với dăm ba người, khả năng của một người có sự Tiết Chế có thể xử lí mọi vấn đề trong cuộc sống với niềm hứng hởi là một điều kì diệu.

Lá Temperance của bộ Rider vẽ cả hai cốc như có pháp thuật. Trong bộ của Wirth thì chiếc cốc cao bên phải bằng bạc, thể hiện dòng chảy từ Mặt Trăng – chính là dòng chảy Vô Thức, đến cốc Mặt Trời – Ý Thức. Dòng bài thứ 2 bắt đầu bằng sự “rút thân ẩn dật” khỏi thế giới để đi tìm bản ngã nội tại; giờ đã đến lúc trở lại với những hoạt động bình thường của cuộc sống.

Con đường là biểu tượng đặc biệt ám chỉ sự trở về. Chúng ta đã trèo xuống hố sâu bản ngã và giờ thì phải bò lên lại để nhập vào cuộc sống bên ngoài với nhân cách trọn vẹn hơn (nếu có ai thừa thời gian đọc các tác phẩm của Haruki Murakami, truyện của ổng thường xuyên nói về mấy cái này luôn, chỉ dưới dạng siêu thực hơn tí). Để ý rằng hai chiếc cột của những lá bài trước đã trở thành hai ngọn núi của lá bài này. Những quan điểm trừu tượng đang trở thành hiện thực; Tiết Chế là một lá của thái độ, không phải của những khái niệm.

Thiên thần đứng một chân trên cạn một chân dưới nước. Với nước là đại diện của Vô Thức thì đất bằng là biểu tượng của “thế giới thực” với những biến cố và những mối quan hệ. Nhân cách của Tiết Chế (Temperance) hành xử dựa trên cảm giác nội tại về cuộc sống, kết nối hai “vương quốc nhân cách”. “Nước” đồng thời cũng là biểu tượng của tiềm năng, đó là những khả năng của cuộc sống; trong khi đó “Đất” đại diện cho những thứ hữu hình có thật. Một người “Tiết Chế”, thông qua “hành động”, hiện thực hoá những cảm giác băn khoăn của Người Treo.

Tiết Chế BOTA vẽ “nước” trút xuống đầu con sư tử, và một ngọn đuốc cháy trên đầu con đại bàng. Sư Tử gợi đến lửa (Pháp Sư Magician) còn Đại Bàng – phiên bản “nâng cấp” của chòm Bò Cạp – gợi đến nước (Nữ Tư Tế High Priestess). Thiên thần đang hoà trộn những thành phần đối tính cơ bản, kết hợp những mâu thuẫn vốn tưởng không thể dung hoà nổi trong cuộc sống. Giờ, con đại bàng đứng cao hơn bò cạp, vì bò cạp đại diện cho nguồn năng lượng Vô Thức. Còn ở dạng thức “cùn” hơn, bò cạp, nguồn năng lượng nguyên bản là tính dục, “ham muốn thú vật” của một nhân cách chưa phát triển đầy đủ. Khi nguồn năng lượng đã được biến đổi bằng cách dẫn nó qua đường Nhận Thức, nó trở thành đại bàng tâm linh. Lá Sức Mạnh Strength thể hiện nguồn năng lượng này dưới hình tượng on sư tử; ta thấy trong bộ BOTA lá Tiết Chế vẽ một quá trình đã hoàn tất, con đại bàng và con sư tử đã trộn hoà.

Thiên thần được phỏng theo nhan sắc của nữ thần Iris trong thần thoại Hy Lạp – nữ thần Cầu Vồng; một cánh cầu vồng xuất hiện trong lá thuộc bộ BOTA, còn trong lá thuộc bộ Rider thì là hoa iris (hoa diên vĩ). Cầu Vồng là dấu hiệu của sự bình yên sau cơn bão, nhắc nhở chúng ta rằng Tiết Chế là một nhân cách trỗi dậy từ sau trải nghiệm cái chết đáng sợ. Cầu vồng được tạo nên từ Nước nhưng lại sáng rỡ bắc ngang bầu trời – một biểu tượng của bản ngã nội tại – vốn bị xem là tăm tối, hỗn độn, sợ hãi, nay được lôi ra vằn xéo và được biến đổi thành lời hứa hẹn của cuộc sống mới. Trong truyền thống người Do Thái và người Công giáo, Cầu Vồng là dấu hiệu của sự tái sinh sau Đại Hồng Thuỷ. Trận Đại Hồng Thuỷ, giống như cuộc tàn sát huỷ diệt vũ trụ của Shiva, đại diện cho cái chết của những vòng lặp thói quen cũ (về mặt tâm lý) vốn không phải cái chân lý và cái hân hoan của cuộc sống, dễ dẫn con người ta vào con đường “tội lỗi” – những cách hành xử tự huỷ hoại bản thân và người xung quanh.

Là nữ thần truyền tin của Zeus, nàng Iris du hành đến Địa ngục để múc  đầy cốc vàng với nước sông Styx. Người Hy Lạp tin rằng những tử linh phải qua sông Styx để đến lãnh địa của người chết. Chỉ khi bản ngã xuống tận Địa phủ rồi cuộc sống mới mới có thể bắt đầu.

Về hướng tôn giáo, thiên thần là biểu tượng của linh hồn bất diệt giải phóng từ cái chết. Nếu dòm kĩ vào cổ áo thiên thần bạn sẽ thấy tên Chúa sau lớp áo chùng. Trong đạo Công Giáo, linh hồn sẽ kết hợp với Chúa sau khi phục sinh. Tam giác trong hình vuông ám chỉ sự trỗi dậy của Linh Hồn từ cơ thể vật chất.

Về mặt tâm lý, thiên thần là nguồn năng lượng của cuộc sống “thăng hoa” sau cái chết của cái tôi. Tam giác lúc này là năng lượng khuấy động trong “khối vuông” chứa những hoạt động thường nhật. Chúng ta không phải viện đến phép màu để cảm nhận được mối liên kết giữa chúng ta với vũ trụ bất diệt. Chúng ta chỉ cần là chính mình.

Nhớ rằng Tứ Tự trên Bánh xe trong lá Wheel of Fortune chính là bí ẩn của định mện. Ở đây cái tên đã trở thành một phần của chúng ta. Chúng ta trở thành “chủ nhân” của vận mệnh khi biết cách đối mặt với cuộc sống khi nó đến mà không cần dựa vào thói quen và chống chế.

Ý nghĩa bói toán, giống như quan niệm của lá bài, bắt đầu với sự điều tiết, cân bằng mọi thứ và tuân thủ “trung dung chi đạo”. Lá bài ám chỉ hành động đúng đắn, phù hợp trước bất kì trường hợp bất ngờ nào. Một người thiếu Tiết Chế là một người luôn cần phải làm điều gì đó ngay cả trong những trường hợp chỉ yêu cầu chờ đợi. Lá bài đôi lúc xuất hiện để cản báo sự bất cẩn và kích động.

Tiết Chế có nghĩa hoà trộn những yếu tố khác biệt lại với nhau – hoà hợp những hoạt động và cảm xúc để tạo nên cảm thức hài hoà và bình yên. Vì nó có nghĩa cân bằng và kết hợp những mặt đối tính của cuộc sống mà lá Tiết Chế còn đóng vai trò đặc biệt trong bộ Ẩn Phụ. Nếu trong quẻ bài một người phân vân giữa, ví dụ, gậy và cốc – chủ động và thụ động, hoặc cốc và tiền – ảo tưởng và hiện thực, thì lá Tiết Chế trung hoà và hành động từ cảm ngã cuộc sống của nội tâm, có thể gợi mở cách thức kết hợp những mẫu thuẫn trên với nhau.

Giống như lá The Fool lật ngược, Tiết Chế ngược chỉ sự ngông cuồng đến cùng cực. Trong Tiết Chế đây là vì người đó thiếu Ý Thức Nội Tại để biết cái gì thích hợp cho tình huống nào. Lá này ngược còn cảnh báo rằng bạn đã để cuộc sống rơi vào trạng thái mệt mỏi và bạn đang trượt từ khốn cùng này sang bĩ cực khác. Thực tế có còn có thể chỉ ra thất bại trong một dự án lớn vì để thói bảo thủ và nỗi sợ trong quá khứ trở lại. Ở cấp độ đơn giản, Tiết Chế ngược khuyên chúng ta bình tĩnh lại và tránh kích động; trong cảm thức sâu nhất nó đưa chúng ta trở lại lá Sức Mạnh Strenth để học lại những cảm giác lúc đau đớn, lúc hoảng loạn trong quá trình vượt qua cái chết và đến với sự tái sinh đằng đẵng mà đầy hân hoan.

Tìm Hiểu Thêm – 78 Độ Minh Triết Tarot

SHARE
Bài trước78 Độ Minh Triết – Lá Bài The Death
Bài tiếp theo78 Độ Minh Triết – Mục Tiêu Của Sự Khai Sáng

Bài Viết Mới

78 Độ Minh Triết – Wicca

78 Degrees of Wisdom Wicca Wicca là một tôn giáo ma thuật, “tà đạo thời hiện đại”....

78 Độ Minh Triết – Lá The tetragrammaton

78 Degrees of Wisdom Lá The tetragrammaton The tetragrammaton (Danh Chúa) Bên cạnh bốn nguyên tố, chúng...

78 Độ Minh Triết – Lá The Gate Cards

78 Degrees of Wisdom Lá The Gate Cards The Gate Cards (Những lá Cổng Vào) Dù cho những...

78 Độ Minh Triết – Lá The Four Suits

78 Degrees of Wisdom Lá The Four Suits The Four Suits (Bốn chất) Bất chấp việc minh...

78 Độ Minh Triết – Bộ Tiền– Lá Nữ Hoàng Tiền

78 Degrees of Wisdom Bộ Tiền – Lá Nữ Hoàng Tiền Nữ hoàng Tiền xuôi Nếu đằng sau...

78 Độ Minh Triết – Bộ Tiền– Lá Vua Tiền

78 Degrees of Wisdom Bộ Tiền – Lá Vua Tiền Vua Tiền xuôi Sự trần tục của bộ...

Video