Seventy Eight Degrees of Wisdom
Rachel Pollack
(Dịch: Pansy88)
CHƯƠNG IV: CHUỖI VẬT CHẤT
LÁ BÀI THE EMPEROR
Lá Bài The Emperor
Với mỗi đứa trẻ, cha mẹ chúng là những tấm gương, tròn méo gì thì chúng cũng cứ soi vào cha mẹ đầu tiên. Không chỉ cha mẹ, mà cả Cha và Mẹ. Các bà mẹ có công sinh thành và dưỡng dục, nên chúng ta có xu hướng coi họ như hình tượng của tình yêu và lòng khoan dung (và rất dễ buồn khi họ hành động nghiêm khắc hay lạnh lùng). Nhưng người Cha, đặc biệt cái thời định kiến giới tính còn hoành hành, là hình ảnh của sự tiết chế và nghiêm túc. Cha là người nắm giữ thẩm quyền trong nhà, là thẩm phán, người trừng phạt (và mẹ thì hay can thiệp), là người giáo dưỡng các con về luật lệ xã hội và yêu cầu sự phục tùng. Với đứa trẻ, người cha gắn liền với xã hội, cũng như người mẹ thì đi đôi với tự nhiên. Một trong những điều đau đớn nhất trong quá trình trưởng thành là đứa trẻ nhận ra những giới hạn rất con người của bố và mẹ (đại khái hồi nhỏ thì tưởng bố mẹ biết tuốt, lớn lên mới biết bố mẹ cũng chỉ là người chứ đâu phải siêu nhơn).
Ông bố lý tưởng và bố…
Trong đề tài nghiên cứu của Freud về phát triển tư duy, người cha có liên kết chặt chẽ với các nguyên tắc xã hội. Tâm lý của đứa trẻ đòi hỏi sự thoả mãn không ngừng, đặc biệt là đòi hỏi về thức ăn và sự nuông chiều từ mẹ (những người chạy theo học thuyết Freud phán rằng mong ước của đứa trẻ đi liền với với người mẹ trong vô thức). Can thiệp vào mối quan hệ giữa đứa trẻ và mẹ nó người cha gợi lên cảm giác thù địch từ đứa trẻ, và trong tiềm thức của đứa trẻ ngây thơ thì sự thù địch đó là khao khát muốn loại bỏ kẻ quấy rầy đó.
Sự thúc đẩy phá huỷ người cha lại không thể hiện lên trọn vẹn hay thậm chí còn không thể bị nhận ra, và theo như tâm lý học, để xả van sự ức chế, đã đồng hoá cảm xúc đó với hình tượng người cha, tạo ra một loại siêu kỉ như một loại chỉ dẫn mới cho bản thân (thay thế cảm xúc bản năng dễ dẫn đến khủng hoảng). Nhưng “siêu-kỉ” có dạng thức nào? Chính xác mà nói đó là luật lệ của xã hội, thường được tiếp nhận thông qua sự chỉ dạy của người cha.
Lá 3 và 4 của Tarot đại diện cho bố mẹ trong vai trò chuẩn mực nhất. Nhưng giống như The Empress là hiện thân của thế giới tự nhiên, thì The Emperor mang tính khái quát hơn, đó là xã hội kết hôn với tự nhiên. Ông là biểu tượng của lề thói xã hội, cả mặt tròn lẫn méo, và sức mạnh kiềm nén trong chúng.
Thời cổ đại, khi các vị nữ thần hẵng còn ngự trị, các vị vua có vai trò riêng. Cuộc sống mới chỉ có thể bắt đầu từ cái chết; thế nên, mỗi mùa đông, các ông/bà đồng đại diện cho các nữ thần lại “cúng” một cựu hoàng, tùng xẻo ông ta rồi mỗi chỗ chôn một miếng để bón đất (chế biến rồi ăn như Hannibal vui hơn a~~). Sau đó, khi đám đàn ông “lên hương”, nhà vua lại trở thành biểu tượng của sự cai trị, trị vì những thứ được cho là hỗn loạn, đen tối và ma quỷ của trật tự cũ. Chúng ta thấy kiểu hình bi kịch (giờ vàng) này trong rất nhiều thần thoại; ví dụ như Marduk, anh hùng dân tộc của Babylon, đã “làm gỏi” Tiamat – mẹ thuỷ tổ sáng tạo – vì bà đẻ ra quái vật. Dù có coi những cách thức cổ lỗ ngày xưa có tàn bạo và vô lý đến đâu đi chăng nữa, hay văn minh ngày nay có tiến bộ ra sao, thì The Emperor vẫn là đại diện cho sự thay thế của những khái niệm trừu tượng xã hội cho trải nghiệm trực tiếp từ tự nhiên.
Ở Rome, khái niệm của luật chống lại sự hỗn độn được duy trì ở tính ổn định, hay “luật pháp và trật tự” theo cách gọi thời hiện đại, trở thành một loại đức hạnh thay vì ý nghĩa đạo lý vốn có. Không chuyện gì có thể thực hiện trong tình trạng vô chính phủ (quản lý những tranh cãi); luật pháp tồi thì phải được thay đổi; nhưng điều kiện tiên quyết là luật pháp phải được thực thi bằng mọi giá. Bất cứ kẽ hở nào cũng chỉ phá huỷ xã hội mà thôi. Ngày nay, chúng ta thấy cách tiếp cận này xuất hiện trong một khái niệm trừu tượng mang tên “hệ thống”. Người La Mã nhìn nhận nó cụ thể hơn thông qua hình tượng Đức Vua, người được coi như là cha của thiên hạ (vua Tàu kiêu hơn vua Tây, xưng là con trời chứ không chỉ là cha thiên hạ).
Sự ổn định cũng thúc đẩy sự phát triển tinh thần. Ở nhiều quốc gia, xã hội duy trì tôn giáo (mặc dù cách sắp đặt này vẫn còn gây tranh cãi. Nhưng khá hiển nhiên là nhà thờ dùng tiền của xã hội đấy chứ?) Ở một vài nước phương Tây, các thầy tu được phép tự do theo đuổi ngành nghiên cứu họ thích vì các giáo dân thường cúng tiền cho họ (cụm từ “tiền chùa” sinh ra cũng có lí do của nó). Nếu không có phong tục kiểu này thì họ đã phải nai lưng kiếm tiền bỏ bụng.
Mặt tiêu cực của The Emperor đại diện những luật lệ phi lý trong một xã hội ưu tiên sự ổn định thay vì đạo đức. Một khi luật lệ và trật tự đóng vai trò tối thượng thì một nhà lãnh đạo biến chất sẽ biến tất cả mọi thứ thành thảm hoạ. Nhưng nếu cả một hệ thống trở nên thối nát thì sẽ đẻ ra những lãnh đạo tồi, và rồi sự ổn định lại biến thành kẻ thù không đội trời chung với luân lý đạo đức. Giá trị biểu tượng của The Emperor phụ thuộc chặt chẽ vào không gian và thời gian. Trong một xã hội hỗn loạn, sức mạnh của Emperor chỉ là một loại rào cản ngoan cố đối với phát triển cá nhân. Rất nhiều người bị tống cổ vào tù vì dám đứng lên chống lại những luật lệ bất công.
Ngay cả trong điều kiện tốt nhất The Emperor cũng vẫn bị giới hạn. Ông tìm cách áp đặt một mạng lưới ngay để đàn áp ngay cả sự tự phát của The Empress. Nếu chúng ta mất liên kết với đam mê thì cuộc sống sẽ trở nên lạnh lẽo và cằn cỗi. Bộ Rider vẽ The Emperor già và cứng nhắc, mặc bộ đồ thép nặng trịch, đại diện cho sự cứng nhắc của một cuộc sống bị luật lệ mài mòn. Dòng sông dồi dào màu mỡ dưới chân The Empress trở thành một dòng suối tẻo teo, chỉ vừa đủ để duy trì cuộc sống khô cằn miền sa mạc.
Các biểu tượng khác trong lá bài thể hiện tính đa chiều. Ông cầm Ankh, biểu tượng của sự sống theo truyền thuyết Ai Cập, ý nói rằng ngoài luật pháp ông còn nắm giữ sức mạnh của sự sống và cái chết, và hy vọng sẽ dùng chúng một cách đúng đắn. Bốn con cừu đực– biểu tượng của cung Bạch Dương – khắc trên ngai vàng, đồng thời vương miện của ông cũng có biểu tượng Dương Cưu (không may thay thể hiện ý nghĩa thúc đẩy). Giờ thì, Bạch Dương là biểu tượng của sức mạnh cưỡng ép, xâm lược và chiến tranh, nhưng dưới vai trò dấu hiệu đầu tiên của cung hoàng đạo, nó mang nghĩa một mùa xuân mới, cuộc sống mới có thể được sinh ra từ sự ổn định của một xã hội công bằng.
Là lá giữa thuộc hàng đầu Bộ Ẩn Chính, The Emperor là hiện thân của thử thách mang tính quyết định. Trong quá trình trưởng thành, nhiều người sẽ thấy luật lệ của xã hội là thứ khó chinh phục nhất. Chúng ta phải tiêu hoá đống luật lệ này, cũng như truyền thống và niềm tin chung, rồi sau đó mới có thể vượt qua chúng để tìm cách thể hiện bản lĩnh cá nhân. Điều này không có nghĩa là “luật sinh ra là để phá vỡ” à nha. Những người nào cảm thấy thèm khát phá vỡ luật lệ nhất lại chính là những người bị luật lệ trói buộc chặt chẽ nhất, cũng như những người làm theo luật lệ một cách mù quáng.
Bởi vì vai trò của người cha trong việc dạy chúng ta cách chấp nhận những hình thái xử sự trong xã hội, những người bị sa lầy trong giai đoạn của The Emperor thường là những người không thực sự chấp nhận tính cộng đồng chung của con người từ người cha. Đại khái là về mặt trí tuệ thì họ cũng biết đấy, nhưng mấy thứ luật lệ đó khiến họ bị kiềm nén và bí bức. Những vấn đề tương tự cũng dằn xéo vần vò những người bị chôn chân ở cấp độ của The Empress.
Ý tưởng gắn hình tượng The Emperor với những giá trị hạn chế trong cấu trúc xã hội được xác lập chủ yếu từ Waite và những tín đồ của ông. Bức tranh bên phải của Paul Foster Case vẽ bởi Jessie Burns Parke lại đi theo chiều hướng khác. Ở truyền thuyết này The Emperor là biểu tượng của tất cả những tri thức tinh thần. Ông được vẽ dựa trên hồ sơ hình ảnh của Qabalist về Chúa như một Thuỷ Tổ Sự Sống – ngồi nghiêng trên ngai vàng (mặt của Ancient bao giờ cũng khuấy một nửa, chỉ có vương miện với ánh sáng ở dưới).
Tay và chân của The Emperor tạo thành hình tam giác đều trên thánh giá – hình ảnh đại diện cho lửa trong giả kim thuật. Tạo hình này sau đó được lật lại ( trong bộ của Waite cũng như Case) trong lá The Hanged Man. Như nhắc ở trên, chân vặn chéo là dấu hiệu bí hiểm và cũng được mô tả ẩn trong lá The World. The BOTA Emperor ngồi trên một khối lập phương thì đúng hơn là ngai vàng – biểu tượng của thế giới và của chính Tarot, cũng như bảng alphabet trong tiếng Hebrew và trong các đường của Cây Đời. Các biểu tượng được tạo thành từ những tính cách của khối lập phương: mười hai cạnh, sáu mặt, ba trục đối xứng và tâm, tổng là hai mươi tư (tổng số lá bộ Ẩn Chính, số chữ cái Hebrew, và số đường của Cây Đời). Và bởi vì Cây Đời đại diện cho tất cả những sang tạo nên đại khái mà nói thì khối lập phương đại diện cho cả vũ trụ.
Trong đọc bài The Emperor ám chỉ (theo hình ảnh bộ Rider) sức mạnh của xã hội, luật lệ trong nó và đặc biệt là quyền lực chứa đựng trong những luật lệ đó. Cách thể hiện lá bài chỉ ra sự song hành với luật lệ. Tóm lại, vua tốt xấu tuỳ hoàn cảnh (hiểu kiểu, vua hiếu chiến không tốt trong thời bình nhưng lại rất cần thiết trong thời kiến ấy).
Cá nhân hơn, The Emperor có thể là dấu hiệu báo hiệu thời gian ổn định và trật tự trong cuộc sống con người, hy vọng dẫn lối cho năng lượng sáng tạo. Lá bài này cũng có thể để chỉ một cá nhân đặc biệt nắm giữ quyền lực lớn lao về cả vấn đề và cảm xúc. Thường thì đối tượng này là người cha, nhưng cũng có thể là người chồng hoặc người tình, đặc biệt là những người coi người yêu như một bản sao thay thế người cha và chấp nhận để người đó kiểm soát cuộc sống của họ. Đôi lúc do sự kiểm soát của một Emperor mà mọi thứ trở nên đè nén và không được thoả mãn triệt để.
Như Empress ngược, Emperor ngược sẽ nhận những nguyên tố bổ sung phẩm chất ông nắm giữ ở chiều xuôi. Trong cách giải thích của Waite thì là “nhân từ và trắc ẩn” – cuộc sống mới vươn lên từ sa mạc khô cằn. Nhưng cái gì cũng có giới hạn. Emperor ngược cũng mang nghĩa chưa trưởng thành, chưa có khả năng quyết định những thứ quan trọng và kiên trì thực hiện theo những quyết định đó.
Tìm Hiểu Thêm – 78 Độ Minh Triết Tarot