Quy luật sự tiến hóa
Qua quá trình nghiên cứu, đã xuất hiện một quan điểm về sự tiến hoá mới, đó không chỉ là sự tiến hoá về cấu trúc tế bào, cơ thể, mà trong cùng một tập thể, sự tiến hoá thể hiện và phản ánh qua mức độ nhận thức, hiểu biết của cá nhân và những hành vi được cấu thành từ những nhận thức đó. Điều này lý giải cho sự “tiến hoá” giữa những người khác nhau trong cùng một cộng đồng “người”. Chúng ta nhận định được sự tiến hoá thông qua năm giác quan, tuy nhiên cái chúng ta nhìn thấy chỉ là thể hiện bên ngoài, hay “sức mạnh ngoại hiện”. “Tiến hoá hơn” cũng đồng nghĩa với “mạnh hơn”, “sinh tồn” tốt hơn.
Khi môi trường tự nhiên chỉ được quan sát từ nhận thức của năm giác quan, khả năng sống sót, sinh tồn vẻ mặt sinh học dường như được xem là tiêu chuẩn cơ bản cho sự tiến hóa, bởi không có hình thức tiến hóa nào khác được khám phá ra. Chính từ đây mà quan điểm “Mạnh được, yếu thua” có vẻ như đồng nghĩa với thuyết tiến hóa, và sự vượt trội về lý tính được xem là đặc điểm tiêu biểu cho hình thức tiến hóa bậc cao. Khi nhận thức về thế giới vật chất bị giới hạn trong tầm tiếp nhận thông tin của năm giác quan, nỗi sợ hãi bao trùm cuộc sống con người. Cũng theo đó, sức mạnh nhằm kiểm soát môi trường sống và vạn vật trong môi trường ấy được xem là yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất.
Cạnh tranh cùng loài để sinh tồn (ảnh minh hoạ, nguồn: Internet)
Nhu cầu muốn vượt trội hơn về lý tính tạo ra một kiểu cạnh tranh gây ảnh hưởng đến tất cả mọi khía cạnh cuộc sống – mối quan hệ đôi lứa, mối giao hảo giữa những siêu cường quốc, quan hệ giữa anh chị em ruột thịt, giữa các chủng tộc, các giai cấp tầng lớp xã hội. Nó phá vỡ khuynh hướng tiến đến sự hòa hợp, vốn rất tự nhiên giữa những quốc gia, giữa những người bằng hữu. Năng lượng trong nỗ lực điều tàu chiến tới vùng Vịnh hay phái đội quân Thánh chiến sang Palestine đều giống như nhau cả. Năng lượng trong nỗ lực chia cắt gia đình Romeo với gia đình Juliet cũng chính là năng lượng trong nỗ lực chia cắt gia đình có chồng là người da đen với vợ là người da trắng. Anh chị em một nhà tranh cãi nhau cũng xuát phát từ lý do tương tự như ở các nhóm quyền lực trong cổng ty. Tất cả đều đang tìm kiếm sức mạnh để chi phối, thao túng người khác.
Uy lực nhằm kiểm soát môi trường sống và các tạo vật là sự phô trương sức mạnh đối với những gì chúng ta có thế cảm thấy, ngửi thấy, nếm thấy, nghe thấy hay nhìn thấy. Đây là loại sức mạnh ngoại hiện, có thể đạt được hay mất đi, được mua bán hoặc bị đánh cắp, được chuyển nhượng hoặc được thừa kế. Nó được xem là thứ có thể lấy được từ ai đó, hoặc từ nơi nào đó. Như vậy chẳng khác nào sự hùng mạnh của người này đồng nghĩa với sự mất mát của người kia. Xem trọng sức mạnh bên ngoài thường dẫn đến kết cục là bạo lực và hủy diệt. Tất cả những thiết chế Xã hội, Kinh tế và Chính trị đều phản ánh hiểu biết rằng uy lực là ngoại hiện, xuất phát từ những nguồn lực bên ngoài. Các gia đình, cũng như nhiều nền văn hóa, có thể theo chế độ phụ quyền hoặc mẫu quyền. Theo đó, sẽ có cá nhân “mặc quần dài” – nắm quyền điều hành. Trẻ em thường được học tư tưởng này từ khi còn rất nhỏ và nó định hình cuộc đời của các em sau này.
(Tham khảo: The Seat of The Soul)