Sự Tương Quan Của 64 Quẻ Dịch Với Nhau
Kinh dịch có 64 quẻ dịch, mỗi quẻ đều có tên riêng, sự sắp xếp của 64 quẻ này khởi đầu ở hai quẻ càn khôn, tức từ càn là trời, khôn là đất, có trời đất sau đó mới có vạn vật. Trong 64 quẻ kinh dịch lại có Thượng Kinh Gồm 30 Quẻ bắt đầu là quẻ thuần càn và Hạ Kinh 34 Quẻ bắt đầu quẻ Trạch Sơn Hàm. Tư tưởng xuyên suốt trong bài viết này thể hiện rằng vạn vật trên đời đều mối tương quan với nhau có bắt đầu sẽ có kết thúc, có lên sẽ có xuống, có thịnh sẽ có suy mọi sự tương quan trong mối quan hệ Nhân và Quả .
Ứng Dụng Kinh Dịch – Xem bói kinh dịch hàng ngày
- Quẻ bát thuần Càn: tượng trưng cho trời
- Quẻ bát thuần Khôn: tượng trưng cho đất giữa trời đất là vạn vật, cho nên tiếp theo là
- Quẻ thủy lôi Truân: tức là đầy đủ, là vạn vật bắt đầu, vạn vật mới bắt đầu.Khi mới bắt đầu thì tất nhiên vạn vật còn chìm đắm, nên tiếp theo là
- Quẻ sơn thủy Mông: tức là còn trong bóng tối, trong manh nha. Vạn vật manh nha thì không thể không nuôi dưỡng, cho nên tiếp theo là
- Quẻ thủy thiên Nhu: có nghĩa là phải được ăn uống. Ăn uống tất sẽ kết thành bày, tranh nhau miếng ăn nên tiếp theo là
- Quẻ thiên thủy Tụng: có nghĩa là bất hòa, kiện tụng. Cá nhân bất hòa sẽ sinh ra kiện tụng, quốc gia bất hòa sẽ sinh ra chinh chiến. Nên sau quẻ Tụng là
- Quẻ địa thủy Sư: có nghĩa là theo nhau, nó còn tượng trưng cho một vị tướng xoái thống lĩnh ba quân. Bầy đàn đông tất sẽ dựa vào nhau nên tiếp theo là
- Quẻ thủy địa Tỉ: tức là thân cận với nhau, thân ái giúp đỡ nhau tất sẽ có sự xúm tụ lại, nên tiếp theo là
- Quẻ phong thiên Tiểu súc. “súc” có nghĩa là tụ lại, khi vạn vật có sự tích tụ thì phải là lễ nghĩa, tiếp chế, cho nên tiếp theo là
- Quẻ thiên trạch Lý: có nghĩa là lễ nghĩa, âm nhạc. Có lễ nghĩa rồi nên sẽ yên bình, nên tiếp theo là
- Quẻ địa thiên Thái: Thái là thông, mà thông là thông thương, đâm chòi, nẩy lộc. Âm Dương có góp sức nhau, thì cây cối mớ đâm chồi, nẩy lộc. Trong xã hội, trên dưới có góp súc nhau, thì tài năng, đức độ mới triển dương được. Nhưng vạn vật không thể thông thương từ đầu đến cuối nên tiếp theo là
- Quẻ thiên địa Bĩ: Bĩ là Âm Dương cách trở, trời đất cách trùng, cho nên vạn vật lâm cảnh bế tắc. Nhưng vạn vật cũng không thể cách trở từ đầu đến cuối nên tiếp theo là
- Quẻ thiên hỏa Đông nhân: tức là có thể chung sống hài hòa với con người, nên vạn vật phải qui thuận, do đó tiếp theo là
- Quẻ hỏa thiên Đại hữu: là giàu to, có lớn. Khi đã đồng tâm, hiệp ý với người rồi, tự nhiên của cải sẽ theo về. Vì thế, được lòng người sẽ giàu to, có lớn . Nhưng người có sự nghiệp lớn không được tự mãn, nên tiếp theo là
- Quẻ địa sơn Khiêm: Người có sự nghiệp lớn mà còn khiêm tốn thì việc gì cũng làm được, do đó rất yên vui, niên tiếp theo là
- Quẻ lôi địa Dự: đề cập đến sự hòa lạc của dân nước, khi đã đạt tới phong doanh, thái thịnh. Ca tụng công lao của vị trọng thần làm cho dân được thái hòa, an lạc. Người có thể khiến dân yên vui, tất nhiên ai cũng tìm đến, nên tiếp theo là
- Quẻ trạch lôi Tùy: sau một thời gian dài được cảnh thái bình, yên vui thì thời gian cũng là cho họ “chìm đắm” trong yên vui, tất nhiên phát sinh sự chia rẽ, nên tiếp theo là
- Quẻ sơn phong Cổ: Cổ là thối nát. Chữ Cổ gồm chữ Mãnh là đĩa, trên có 3 chữ Trùng là sâu, gợi lên ý nghĩa, thức ăn để lâu đã bị hư hại, dòi bọ, Cổ có nghĩa là lầm lạc, Cổ là đình đốn, hoại loạn. Mới hay, mỗi khi ta để cho người lôi kéo ta, mê hoặc ta mà không chịu suy nghĩ, không chịu tự lo, tự liệu cho mình, âu sẽ có lắm chuyện lôi thôi. Phát sinh chia rẽ sau đó mới có thể sáng tạo ra sự nghiệp lớn, nên tiếp theo là
- Quẻ địa trạch Lâm : Lâm có nghĩa là lấy lớn thống trị nhỏ, ý là lớn. Lâm dưới có quẻ Đoài là hòa duyệt, trên có Khôn là Nhu thuận, ý nói người quân tử lúc gặp thời thế hãy hòa duyệt mà tiến lên, đừng có kiêu sa, hung bạo. Làm sao cho vạn dân phục tùng mình mới hay. Sau khi lớn, có đầy đủ điều kiện để trao đổi học tập lẫn nhau, nên tiếp theo là
- Quẻ phong địa Quán: ý nói người quân tử hay người lãnh đạo cần phải có cái nhìn cho sâu rộng, cho tinh tế thì mới khiên cho mọi người ngưỡng mộ, tin tưởng nên tiếp theo là
- Quẻ hỏa lôi Phệ hạp: Hạp có nghĩa là hợp, nhưng vạn vật không thể tùy tiện kết hợp với nhau, nên tiếp theo là
- Quẻ sơn hỏa Bí: Bí là văn vẻ bên ngoài, tinh quang trời (Ly), lẩn sau lớp màn vạn hữu (Cấn), làm cho vạn hữu bừng sáng lên. Có chất tức là có văn, chất càng chói lọi tinh ròng, văn càng sáng sủa đẹp đẽ. Cái vẻ đẹp của Trời Đất, Nhân quần, Vạn Hữu, được phát sinh là do sự giao thoa của đủ mọi hạng, mọi loà Nhưng văn vẻ, trau chuốt quá sẽ mất tính chân thực, gây ra tổn hại cho cái chung, tức sự hanh thông đã đến chỗ tận cùng, do đó tiếp theo là
- Quẻ sơn địa Bác: Bác có nghĩa là tróc rụng từng mảng, rụng đến tận cùng lại trở thành từ trên quay về xuống tận dưới, nên tiếp theo là
- Quẻ địa lôi Phục: Phục là trở về với đạo lý, nói về lẽ âm dương tiêu trưởng, lẽ phản phục của trời đất và của tâm lý con người và sự hồi phục của nhân tâm về cùng đạo lý. Lần nữa trở về với cái thực, tức không phải là điều hư vong nữa, nên tiếp theo là
- Quẻ thiên lôi Vô vọng có nghĩa là sống hồn nhiên theo đúng thiên tính, thiên lý, thiên đạo. Quẻ Vô Vọng đề cập đến một trạng thái tâm thần cao siêu nhất của con người, tức là không còn vọng niệm nữa. Con người cần luôn luôn phải trau đồi cả tài lẫn trí vì thế sau quẻ Vô vọng là
- Quẻ sơn thiên Đại súc: Phải lo sao để trở nên một người uẩn súc về mọi phương diện: đạo đức, tài trí. Sau khi con người, vật chất được an vui, lành mạnh muốn duy trì được tình trạng này thì cần phải có sự nuôi dưỡng về cả tin thần và vật chất, nên ta có
- Quẻ sơn lôi Di: Di nghĩa là nuôi, không nuôi dưỡng thì không thể lớn lên, nhưng ngược lại có thể bị nuôi dưỡng quá nên tiếp theo là
- Quẻ trạch phong Đại quá: có nghĩa là quá cương, sự việc sẽ diễn ra tốt đẹp nếu biết phối hợp cương và nhu, nếu quá cương, quá tự tin thì việc cũng không xong. Nên sau quẻ Đại quá là
- Quẻ bát thuần Khảm: khảm có nghĩa là trũng vào, rơi vào. Vật bị trũng lõm tất nhiên phải được bù đắp, nên tiếp theo là
- Quẻ bát thuần Ly: ly nghĩa là đẹp là phụ đáp vào cho đẹp để vươn lên
- Quẻ trạch sơn Hàm: tượng trưng cho vợ chồng Sau khi có trời đất mới có vạn vật, có vạn vật mới chia thành đực cái, với con người là nam, nữ. Có nam, nữ sau đó mới có vợ chồng. Có vợ chồng sau đó mới có cha con. Có cha con xã hội mới có quan hệ cha con. Xây dựng thể chế quân thần. Có thể chế quân thần, xã hội mới chia đẳng cấp trên dưới. Có đẳng cấp trên dưới sau đó mới xây dựng và thực thi lễ nghĩa. Quan hệ vợ chồng không lâu dài nên sau quẻ Hàm là
- Quẻ lôi phong Hằng: Hằng có nghĩa là lâu, nhưng vạn vật không thể giữ mãi nguyên trạng mà không biến hóa, cho nên tiếp sau đó là
- Quẻ thiên sơn Độn: Độn có nghĩa là lùi tránh, nhưng vạn vật không thể lúc nào cũng lùi tránh nên tiếp theo là
- Quẻ lôi thiên Đại tráng: Tráng là hưng thịnh, đại tráng có nghĩa là hưng thịnh, lớn mạnh, quẻ này còn có ý bàn về uy dũng, nhưng lại đề cao uy dũng tinh thần, uy dũng của đạo nghĩa nhân đức, sau quẻ Đại tráng là
- Quẻ hỏa địa Tấn: Tấn là tiến lên, sáng láng, rục rỡ, như mặt trời mọc lên dần dần, tỏa ánh quang huy ra khắp mọi nơi. Tiến lên thì lại có lúc bị thương tổn nên tiếp theo là
- Quẻ địa hỏa Minh di: gọi là Minh Di, có nghĩa là ánh sáng bị thương tổn, quân tử bị thương tổn, tai nạn. Sau khi bị thương tất phải quay về nhà nên sau đó là
- Quẻ phong hỏa Gia nhân: ý nói về gia đình, gia đạo. Sau khi đã đi vào con đường cùng, hành vi tất nhiên có hiện tượng phản ngược lại, nên tiếp theo là
- Quẻ hỏa trạch Khuê: Khuê là chia rẽ, là chống đối nhau, là không hợp tác với nhau. Sự chia rẽ phản nghịch này tất nhiên phải gặp tai nạn, nên sau đó là
- Quẻ thủy sơn Kiển: Kiển là bế tắc, gian nan, cho nên ở chữ, thì Kiển là khập khiễng; ở quẻ thì trên là Khảm, là nguy hiểm; dưới là Cấn, là núi, là dừng lại. Sự bế tắc của quẻ Kiển do đó mà suy ra, chẳng khác nào một người kẹt ở giữa gian nan, phía trước là nước sâu, là vực thẳm; phía sau là núi cao chót vót, khó vượt, khó trèo. Vì nguy nan như vậy, nên còn tắc nghẽn chưa thoát ra được. Sự đình trệ được tượng trưng bằng quẻ Cấn; sự hiểm nguy được bày vẽ bằng quẻ Khảm. Vạn vật không thể luôn luôn gặp tai nạn, nên tiếp theo là
- Quẻ lôi thủy Giải: “Giải” nghĩa là giả trừ, giải lao, hòa hoãn, bình an. Trên đời việc gì cũng có lúc cùng; kiển nạn mãi, phải có kỳ được giải thoát,vì thế sau quẻ Kiển là quẻ Giải. Hòa hoãn tất nhiên có tổn thất, nên tiếp theo là
- Quẻ sơn trạch Tổn: gặp thời giải đãi, bình an, người ta nghỉ xả hơi quá nhiều, nên mới sinh ra tổn thất, vì thế sau quẻ Giải mới đến quẻ Tổn. Quẻ Tổn do quẻ Thái mà thành. Hào cửu tam của quẻ Thái vốn cương, lên đổi chỗ cho hào thượng lục là ích thượng, nhu hạ cương hoán vị cho thượng nhu, thế là tổn hạ. Đã phải tổn hạ, ích thượng thì sự thái thịnh cũng suy giảm đi phần nào. Cổ nhân cảnh cáo một cách thật tế nhị vậy.Sự thái thịnh, bình an không ngừng tăng lên tất nhiên trước sau gì cũng sẽ có chỗ xung vỡ, nên tiếp theo là
- Quẻ phong lôi Ích: Quẻ Ích đưa ra một nguyên tắc hành chánh, chánh trị hết sức là quan trọng. Cai trị là làm ơn, làm ích cho dân Quẻ Ích trên có chữ Thủy là nước, dưới có chữ Mãnh là bát. Như vậy Ích chẳng khác nào bát nước đầy. Bát nước đầy này nếu như không biết xử lý một cách khéo léo sẽ dẫn đến đổ bể, khó mà giữ được sự bình an nên sau quẻ ích là
- Quẻ trạch thiên Quải: Tăng mãi có lúc rạn nứt, nước tức quá ắt phải vỡ bờ, nên sau quẻ Ích là quẻ Quải. Tự Quái giải nghĩa chữ Quải là quyết, mà quyết là khơi tháo, là vỡ bờ; theo Từ nguyên Quyết có nghĩa là phân chia. Quẻ Quải trên là hồ, dưới là trời, nước hồ dâng chất ngất lưng trời, sẽ đưa đến cảnh tức nước vỡ bờ, vì thế Quải là vỡ lở.Sau khi có sự vỡ lở, khai thông thì ắt sẽ có sự gặp gỡ, nên tiếp theo là
- Quẻ thiên phong Cấu: Cấu là một Hào Âm gặp 5 Hào Dương. Vì thế Cấu nghĩa là gặp, ngẫu nhiên mà gặp, không cầu mà gặp. Xét thể quẻ, thì Cấu là gió thổi dưới trời; gió thổi muôn phương, không có vật gì mà không gặp. Vạn vật sau khi gặp gỡ, sẽ tụ tập lại, nên tiếp theo là
- Quẻ trạch địa Tụy: Tụy nghĩa là tụ hợp. Tụ hợp nhỏ thì thành gia đình, đoàn thể; lớn thì thành quốc gia, xã hội. Có tụ hợp thì mới đi đến chỗ hanh thông.Tụ tập lại dần dần lên cao, nên tiếp sau là
- Quẻ địa phong Thăng: Sau quẻ Tụy là quẻ Thăng. Sao gọi là Thăng? Tự quái cho rằng: Cái gì mà chồng chất sẽ hóa nên cao dần. Vì thế sau quẻ Tụy là quẻ Thăng. Xét theo thế quẻ, thì quẻ Thăng, trên có quẻ Khôn là Đất, dưới có quẻ Tốn là cây. Cây mọc từ đất vươn dần lên cao, vì thế nên gọi là Thăng. Không ngừng lên cao sẽ rơi vào tình trạng thiến thoái khó khăn, nên tiếp theo là
- Quẻ trạch thủy Khốn: Tiếp sau quẻ Thăng, là quẻ Khốn. Tại sao gọi bằng Khốn? Theo Tự Quái thì Thăng quá sẽ bị khốn. Chữ Khốn có chữ Mộc nằm trong bộ Vi. Đó là 1 cây bị tù túng không vươn lên được. Lên cao gặp khó khăn tất sẽ đi xuống, nên tiếp theo là
- Quẻ thủy phong Tỉnh: Khi người bị khốn ở bên trên, sẽ quay xuống phía dưới, cho nên, sau quẻ Khốn là quẻ Tỉnh. Tỉnh là giếng. Nói đến giếng nước, tức là nói đến cung cấp nước uống cho dân chúng từ ngàn xưa tới nay. Thường làng nào cũng có giếng. Giếng đào sâu xuống cho tới các mạch nước ngầm, nên có thể cung cấp nước ăn uống cho cả dân làng.Nguyên tắc sử dụng giếng là nếu không cho thau luôn sạch, nước sẽ đục, nên cần đổi mới luôn, do đó tiếp theo là
- Quẻ trạch hỏa Cách: Cách là cách mạng, là đổi thay những gì cũ kỹ, hủ bại. Chữ Cách theo nguyên nghĩa là da, là thay da, lột xác. Loài vật còn có lúc thay da, lột xác, thì chính quyền, thì xã hội loài người cũng có lúc phải thay da, lột xác, phải đổi mới hoàn toàn. Đổi mới để cho hết ù lì, để trở nên sống động, đổi mới để tiến tới một đời sống hoàn hảo hơn. Khiến cho mọi vật đổi mới, không gì bằng đỉnh (vạc), đỉnh dùng để nấu thức ăn, nó có thể thay đổi mùi vị thức ăn, nên tiếp theo là
- Quẻ hỏa phong Đỉnh: Sau quẻ Cách, tiếp đến quẻ Đỉnh. Cách là thay đổi cái cũ, Đỉnh là gây dựng cái mới. Đỉnh dùng để đựng đồ ăn, trong những dịp tế lễ, yến ẩm, vì thế đỉnh còn gợi lên ý nghĩa dưỡng hiền, tế lễ tổ tiên là trách nhiệm của con trai trưởng, nên tiếp theo là
- Quẻ bát thuần Chấn: tượng trưng cho con trai trưởng, chân nghĩa là động. Vạn vật không thể luôn luôn động , phải làm cho nó ngừng nghỉ, nên tiếp theo là
- Quẻ bát thuần Cấn: cấn có nghĩa là dừng, vạn vật cũng không thể ngừng mãi, nên tiếp theo là
- Quẻ phong sơn Tiệm: Tiệm là tiến, nhưng mà tiến có tuần tiết, thứ đệ, lớp lang, trật tự. Quẻ Tiệm đến sau quẻ Cấn, vì lẽ Trời, ngưng lại động, lại tiến. Tiệm là tiến từ từ, có tuần, có tiết, chứ không đốt giai đoạn. Tiến lên tất phải có thu về, nên tiếp theo là
- Quẻ lôi trạch Quy Muội: tức là gả về, đưa về. Được sưj thu về tốt tất sẽ mạnh lên, nên tiếp theo là
- Quẻ lôi hỏa Phong: Phong tức là lớn mạnh. Lớn mạnh đến cực điểm ,tất nhiên không yên ở vị trí cũ, nên tiếp theo là
- Quẻ hỏa sơn Lữ: Phong doanh, thái thịnh quá sẽ mất sự an tĩnh, cho nên sau quẻ Phong là quẻ Lữ. Lữ là lữ thứ, lữ hành. Lữ trên là Ly, là lửa; Dưới là Cấn, là núi,là ngưng nghỉ. Lửa bay đi, không ở yên một chỗ, nên gọi là Lữ.Lữ hành không thấy chỗ dung thân, thì phải tìm cách vào đau đó, nên tiếp theo là
- Quẻ bát thuần Tốn: Sau quẻ Lữ là quẻ Tốn, vì lẽ rằng khi cô thân, chích ảnh nơi quê người, khi lữ thứ, tha hương, mà không có chốn dung thân, thời phải từ tốn, mềm mỏng, khéo léo, mới có thể gây được cảm tình, mới chinh phục được lòng người. Sau khi gây được cảm tình, chinh phục được lòng người thì sẽ vui mừng nên tiếp theo là
- Quẻ bát thuần Đoài: Đoài nghĩa là vui mừng, vui mừng sẽ xua tan bồn bực, nên tiếp theo là
- Quẻ phong thủy Hoán: Nếu ở đời mà ai cũng chỉ lo mua vui, tìm lạc thú riêng cho mình thì xã hội sẽ đi đến chỗ phân ly, chia rẽ. Hoán cũng nghĩa là làm cho tiêu tan mọi duyên do phân ly, chia rẽ, như gió (Tốn) thổi tan những cục băng giá trên mặt nước (Khảm) buổi đầu xuân.Vạn vật không hể phân ly, chia rẽ, ly tán mãi được nên tiếp theo là
- Quẻ thủy trạch Tiết: Hoán là ly tán. Sự đời không thể ly tán mãi, cần phải được tiết chế. Vì thế sau quẻ Hoán là quẻ Tiết. Tiết là điều hòa, là tiết chế. Điều hòa để con người chúng ta hòa điệu cùng hoàn cảnh xã hội, nhân quần và vũ trụ. Tiết chế để cuộc đời chúng ta sống trong kỷ luật, mực thước hợp với lẽ thiên nhiên. Nhờ sự tiết chế, hòa hợp khiến con người tin tưởng lẫn nhau, nên tiếp theo là
- Quẻ phong trạch Trung Phu: Trung Phu được hiểu là sự Tín thành. Quẻ trung phu còn có ý nói trong gia đình và xã hội khi đã lập ra tiết chế, kỷ cương, thì trên dưới đều phải thực thi áp dụng, như vậy mới vẹn tín nghĩa. Gia đình mới được an vui, xã hội mới được giàu đẹp. Nên sau quẻ trung phu là
- Quẻ lôi sơn Tiểu Quá: Quá tức là vượt qua, có thể vượt qua điều thường tình mới đủ sức làm việc lớn, nên tiếp theo là
- Quẻ thủy hỏa Kí Tế: Sau quẻ Tiểu Quá là quẻ Ký Tế, vì hễ mình có cái gì hơn người, rồi ra sẽ giúp được người, sẽ làm nên chuyện. Ký Tế có nghĩa là Công việc đã hoàn thành,là Tình hình đã ổn định. Y thức như đã vượt qua được con sông lớn. Ký Tế là Thủy Hỏa giao nhau, giúp nhau để làm nên công trình: nước ở trên, lửa ở dưới, thời lửa sẽ đun sôi được nước. Hơn nữa, Ký Tế là quẻ duy nhất trong 64 quẻ Dịch, có các Hào Âm, Dương tương ứng với nhau, và đúng vị trí của nó. Ký Tế còn là quẻ 63 gợi lên ý nghĩa rằng, vũ trụ biến thiên, thế giới biến thiên, vạn hữu biến thiên. Cuối cùng phải đi tới một chung cuộc tốt đẹp. Nhưng vạn vật không thể cùng tận được, nên tiếp theo là
- Quẻ hỏa thủy Vị Tế: Quẻ Vị Tế ở sau quẻ Ký Tế, và cuối cùng 64 quẻ Dịch, có một ý nghĩa sâu sa. Thánh Hiền không để quẻ Ký Tế kết thúc bộ Kinh Dịch, mà lại để quẻ Vị Tế, là cốt cho ta thấy sự đời vô cùng, vô tận, trí con người khó mà lường được, mà giới hạn được. Sự đời biến dịch chẳng cùng: Trị mà sơ hở, sẽ sinh loạn. Cho nên, cuối quẻ Dịch, Thánh nhân để quẻ Vị Tế, muốn khuyên ta đừng bao giờ ngừng cố gắng, đừng bao giờ quên lo liệu, đề phòng.Kinh dịch đến đây là kết thúc, tượng trưng cho đạo trời tuần hoàn mãi, việc ở đời cũng vô cùng vô tận.
Xem Thêm