Ứng Dụng Quẻ 62 Lôi Sơn Tiểu Quá Trong Kinh Doanh

CẦU DƯ MỘT CHÚT

Cái đẹp của ao hồ, núi non, không lúc nào bằng vào mùa xuân nắng ấm trong sáng; cái đẹp của sự kiếm tiền không gì bằng vừa đủ nhu cầu, kiếm tiền cho nhanh cho nhiều, thường thường sẽ thất bại cay đắng.

Quẻ Tiểu Quá hình dung lúc hành động cần quá độ một chút, trình bày nguyên lý “quá” và “kiệm”. Trong tình huống nào nên “tiết kiệm”, trong tình huống nào nên “quá độ”. Đích xác đây là một cây “thước” để đo chiều dài của một vật, và cũng là một cái “cân” để đo trọng lượng của một vật khác. Nhưng xử sự trong một thế giới có nền thị trường cạnh tranh kịch liệt ngày nay, nắm chắc được cái “quá” và cái “kiệm”, là một điều rất quan trọng đối với một nhà kinh doanh.

Tượng của quẻ Tiểu Quá viết: “Sơn thượng hữu lôi, tiếu quả; quân tử dĩ hành quá hồ cung, tang quả hồ ai, dụng quá hồ kiệm.” Dịch nghĩa “Trên núi có sấm

nổ, tượng trưng cho sự vượt quá một chút. Người quân tử xem đó, khi hành động thì cung kính hơn một chút, khi tang chế thì buồn hơn một chút, khi tiêu dùng thì cần kiệm hơn một chút.”

Quẻ Tiểu Quá, hạ quái là Cấn, tượng của núi, thượng quái là Chấn, tượng của sâm. Trên núi sấm nổ. tiếng sấm nổ hơi lớn một chút, có ý hơi quá (fộ một chút. Quân tử hành động theo tinh thần đó; lúc hành động thì cũng hơn một chút, tang phục nên tỏ ra bi thương hơn một chút, mức tiêu dùng tiết kiệm hơn một chút. Một nhà kinh doanh làm ăn trên thương trường, có lúc có thể “keo kiệt”, có lúc phải “xa xí”, làm cho người ta khó mà phê bình. Trong lúc (í* làm ăn, tôi thường nghe người ta phê bình về phương diện này.

Có người nói “Người giàu có như vậy, chỉ có mười mấy đồng bạc nhỏ nhoi đó mà hắn cũng xuất ra một cách khó khăn.” Hoặc có người nói “ ông ta xài tiền như nước, mỗi lần tiêu là cả triệu bạc.” Một lời phê cho người “tiết kiệm”, một lời phê cho người “phung phí”. Đối với hai mặt xử sự tương phản này, tôi nghe đến chán ngấy. Thế giới này, vạn sự vạn vật chuyển biến theo ý chí con người, nói cho cùng, mức độ nào gọi là “keo kiệt”, mức độ nào gọi là “phung phí”, đối với một nhà kinh doanh, rất khó mà giải thích cho chính xác. Theo tôi thấy, chữ “sảo” (một chút, hơi hơi) được dùng trong kinh Dịch chính là “mức độ” cần thiết cho nhà kinh doanh chúng ta.

. Luận ngữ, trong thiên Vi chính, nói “Cung cần vu lễ, viện sĩ nhục dã.” Nghĩa là “Cung kính vừa đúng lễ, là sẽ không bị sỉ nhục.” Ý muốn nói rằng, hành lễ vừa

phải, thích đáng là ngừng lại. Trong Bát Tiếu cũng nói: “Lễ, dừ kỳ xa dà, ninh kiệm, tang, dữ kỳ dị dã, ninh thích.” Nghĩa là “Lễ, đối với việc xa xỉ, nên tiết kiệm, tang chế, đối với hình thức, nên buồn.”

Ý muốn nói rằng, không thể khoe khoang, phô bày qua hình thức. Một nhà doanh nghiệp, như không cần kiệm muốn ra vẻ “Chú cả”, một bữa cơm, ném ra mấy vạn nguyên, tưởng như đang “ăn vàng”, khó tránh khỏi “sỉ nhục”. Một nhà doanh nghiệp, trong lúc làm ăn, lúc đáng tiêu tiền thì cứ tiêu, nhưng không thể “quá độ”, lúc không nên tiêu tiền, thì không thể phung phí loạn xạ, mà phải tiêu “ít” một chút.

Đó là cách ứng xử vô cùng biện chứng; đây không phải là lý luận suông, mà tôi đã thu nhận được từ thực tiễn của bản thân. Nếu nhà doanh nghiệp không tuân thủ lý thực tiễn này, tất nhiên sê xuất hiện đúng như quẻ Tiểu quá chỉ dẫn: “Phất chi, phi điểu ly chi, hung, thị vị tai sảnh.” Lại nói “Phất ngộ quá chi. dĩ kháng dã.” Dịch nghĩa “Không gặp đã quá độ rồi, như chim bay tách xa, xấu.”

Lại nói “Không gặp là đã quá rồi, vì bay cao quá.” Ví dụ này để so sánh một nhà kinh doanh chưa gặp một trở ngại nào nên tỏ ra “chủ cả” giống như con chim bay quá cao, quá xa cuối cùng chẳng có chỗ nào cho nó an thân. Cũng như thiên tai, thực sự vượt quá “mức độ”, là họa của con người.

Một nhà kinh doanh, trong cuộc làm ăn lâu dài, luôn luôn nên ghi nhớ chữ “quá” và chừ “kiệm” trong quẻ Tiểu quá của kinh Dịch. Tôi lại chợt nhớ đến nhà doanh nghiệp tài năng Songxia – Xingzhizhu và hiểu tại sao ông lại mời hoà thượng Jia-teng về nhà làm cô’ vấn cho ông trong công cuộc kinh doanh, và đã hỏi ý kiến của vị hòa thượng này suốt hơn năm, sáu mươi năm dài, khi vị hòa thượng qua đời lúc 81 tuổi, mới thôi. Một nhà doanh nghiệp chân chính cần phải thường xuyên ghi nhớ triết học phản tỉnh trong kinh doanh để tự xét lại hành động, và đức tính cua mình.

Hiện giờ, đại da số chúng ta chưa đạt được đến trình độ tự phản tỉnh này nó đặc biệt tự mình gia tăng áp lực, tạo ra tình trạng nguy cơ như sau:

Tháng 10 năm 1992, tại đại học Zhou-Li ở Nữu Ước, nhà kinh tế học là Han-Sen tiên sinh, khi nghe xí nghiệp Á Đô đang phát triển rực rỡ, ông đã tạt một thùng nước lạnh vào nó, bằng cách là vạch ra cho người ta thấy Á Đô công ty đang trên đà cực thịnh đi tới suy vong, và hiện đang ở trong giai đoạn nguy hiểm.

Khi ông tổng giám đốc công ty Á Đô hỏi ông lý do tại sao, Han-Sen liền nói ra ba lý do: thứ nhất, một xí nghiệp đang thời kỳ hi/ng thịnh, cơ câu sè bành triAtag rất nhanh, sức quản lý sẽ không thể thâm nhập xuống tận cùng cơ sở. Thứ hai, tài vụ quá bành trướng phạm yi rộng rãi, sẽ dẫn đến sự thất thoát và không. Thứ ba, là nhược điểm của bản chất con người.

Hai lý trên có thể hiểu được, những lý do thứ ba “nhược điểm của bản chất con người” là muốn ám chỉ cái gì?

Han-Sen khi giải thích về nhược điểm của bản chất con người, phát biếu: “Đối với người sáng lập ra xí nghiệp, khi phát triển đến một qui mô nhất định đã có một tài sản nhất định, rất dễ sinh ra tính lười biếng. Tính lười biếng này được biểu hiện, một là tính tự mãn không chịu tiến tới này, hai là ngồi hưởng phủ quý.

Cái tính tự mãn này không phải chí có những người lãnh đạo công ty mới có, mà cả nhiều người nhân viên trong công ty cũng có, biểu hiện dưới những hình thức khác nhau. Tính lười biếng do đó, dẫn đến sự ham muốn an hưởng của mọi người, so đo danh lợi, đắc thất

“Sơ cát chung hung”, tức là lý cực thịnh thì tất phải suy. Nhưng đại đa số nhà doanh nghiệp thường thường khi đà thành công, và phát triển rồi, lại quên nguyên lý này. Một nhà doanh nghiệp thông minh chân chính, khi tấn công, họ luôn luôn có ý thức đề phòng và “tự hiếu rò mình”. Dĩ nhiên, đối với nhà doanh nghiệp, muốn làm được việc này, không phải là việc dề dàng.

Và cùng thực là khó ! Cái khó này nằm ở ngay bản chất của nhà kinh doanh, và bán chất này vô cùng quan trọng. Bản chất của bậc thượng thừa là đột phá cái tự ngã, của kẻ hạ thừa thì thỏa mán cái tự ngã. Điều này có thể nói: “Sai một ly, lạc cả ngàn dậm”, thành hay bại, đác hay thất, chỉ do một ý niệm thôi.

Tượng qué Ký tế của kinh Dịch nói: “Thúy tại hỏa thượng, ký tế; quân tử dĩ tư hoạn nhi dự phòng chi.” Dịch nghĩa “Nước ở trên lửa, việc đã xong; quân tử xem đó, nghĩ đến họa hoạn mà dự phòng trước.” Ý muốn nói rằng, một nhà kinh doanh có cái nhìn xa, khi việc đã thành công rồi, là phải suy tư đến giai đoạn xấu sẽ tiếp nối, đế đề phòng trước. Một nhà doanh nghiệp khi sự nghiệp từ từ phát triển lớn rộng, kinh doanh đang ở khí thê cuồn cuộn, phái hành động như lời chỉ dẫn cúa hào sơ cứu của quẻ Ký tế: “Duệ kỳ luân, nhu kỳ vĩ, vô cữu. ” Dịch nghĩa “Kéo lê bánh xe, làm ướt cái đuôi, không lỗi.” Ý muốn nói rằng, phái có sự khống chế (như ở phía sau kéo bánh xe trì lại), vừa giống như con cáo lội qua sông bị ướt cái đuôi, mặc dù nó cố gắng cất cái đuôi lên cao, cho nên, mọi việc hành động phải cấn thận.

Đương nhiên, một nhà doanh nghiệp sau khi thành cồng, tiết chế thích đáng, nhất định sẽ có người lo láng: “Xí nghiệp sẽ đình trệ không tiến được nữa, và mất đi sức hoạt động.” Nhưng “Một thẳng một dùng gọi là đạo”, tiết chế thích đáng, nhìn từ bên ngoài, tạm thời có tốn thất chút ít, nhưng nhìn ở tầm xa, bạn sẽ thu được thành công lớn.

Vì thế, hào lục nhị của quẻ Ký tế nói: ‘Thụ táng kỳ phất, vật trục, thất nhật đắc.” Dịch nghĩa “Người đàn bà mất cái màn che, đừng đuổi theo, bảy ngày sau được lại.” So sánh mất cái màn che (phất) dường như là tổn thất. Nhưng bảy ngày sau được, nghĩa là vẫn thành công và càng tốt hơn. Ngược lại, cứ một mạch phát triển tới, đến khi họa đến, tổn thất càng lớn. Đây chính là nguyên lý tương phản tương thành của nghệ thuật kinh doanh.

Trong quẻ Ký Tế, cổ nhân luôn luôn nhấn mạnh trở đi trở lại chân lý này, như cảnh cáo chúng ta thành công rồi thì không nên tự mãn: “Chung nhật giới, hữu sở nghi dã.” Dịch nghĩa “Cuối ngày cảnh giác, có điều nghi ngờ vậy.” Thành công rồi khồng thể nhắm mắt tiếp tục tiến tới: “Nhu kỳ thủ, lệ.” Dịch nghĩa “ướt cái đầu, nguy hại.”

Nhà kinh doanh thành công phải thiết thực nhìn mặt phản diện của sự thành công, đề phòng họa hoạn khi nó chưa xuất hiện. Cũng như trong “Hồng lâu mộng” đã nói: “Không thể đi thêm một bước đường nữa.” Đi thêm một bước nữa có thể sê bước vào giai đoạn thất bại tiếp nối đoạn đường thành công phía trước.

Ứng Dụng Hay – Lập quẻ kinh dịch hàng ngày

Tin Liên Quan:

SHARE
Bài trướcỨng Dụng Quẻ 61 Phong Trạch Trung Phu Trong Kinh Doanh
Bài tiếp theoỨng Dụng Quẻ 64 Hỏa Thủy Vị Tế Trong Kinh Doanh

Bài Viết Mới

78 Độ Minh Triết – Wicca

78 Degrees of Wisdom Wicca Wicca là một tôn giáo ma thuật, “tà đạo thời hiện đại”....

78 Độ Minh Triết – Lá The tetragrammaton

78 Degrees of Wisdom Lá The tetragrammaton The tetragrammaton (Danh Chúa) Bên cạnh bốn nguyên tố, chúng...

78 Độ Minh Triết – Lá The Gate Cards

78 Degrees of Wisdom Lá The Gate Cards The Gate Cards (Những lá Cổng Vào) Dù cho những...

78 Độ Minh Triết – Lá The Four Suits

78 Degrees of Wisdom Lá The Four Suits The Four Suits (Bốn chất) Bất chấp việc minh...

78 Độ Minh Triết – Bộ Tiền– Lá Nữ Hoàng Tiền

78 Degrees of Wisdom Bộ Tiền – Lá Nữ Hoàng Tiền Nữ hoàng Tiền xuôi Nếu đằng sau...

78 Độ Minh Triết – Bộ Tiền– Lá Vua Tiền

78 Degrees of Wisdom Bộ Tiền – Lá Vua Tiền Vua Tiền xuôi Sự trần tục của bộ...

Video