Seventy Eight Degrees of Wisdom
Rachel Pollack
(Dịch: Pansy88)
CHƯƠNG IV: CHUỖI VẬT CHẤT
LÁ BÀI THE HIEROPHANT
Lá Bài The Hierophant
Đa số các bộ Tarot được đẻ ra đến nay đều đặt tên lá số 5 bộ Ẩn Chính là “Cha xứ” (The Pope) hoặc “Linh mục” (The High Priest) – cụm từ liên kết nó với lá thứ 2 (chân lý nguyên bản bên trong). Waite viết rằng ông không ưa các “Bố xứ” vì cái danh xưng này khiến ý tưởng tổng quát của lá bài trở nên cụ thể quá đà do có một hình tượng đặc trưng. Cái tên “Hierophant” sinh ra từ những bí ẩn về các đại tư tế Hy Lạp vùng Eleusinian. Waite mô tả lá bài của ông như một biểu tượng ngoại đạo của nhà thờ và giáo lý. Nhưng cách dùng cụm từ bí hiểm này gợi nên một cách diễn đạt khác, và thường được những người coi Tarot như loại học thuyết về mấy thứ tu tập huyền bí này nọ hơn là những hình tượng nguyên thuỷ cơ bản nhất của con người khoái hơn. Cách truyền đạt này được mô tả cực kì sinh động trong bộ Book of Thoth mà Frieda Harris vẽ theo ý tưởng của Aleister Crowley. Ở đây lá chính này mang nghĩa sự khởi đầu của một giáo lý bí mật, như kiểu mấy hội nhóm bí mật tẩy chay người ngoại đạo sinh sôi nảy nở những khi chuyển giao thế kỉ, và những nhóm hội đã trải qua cuộc khôi phục đức tin ở Anh và Mỹ. Hội Bình Minh Vàng là “sân chơi bí mật” của cả Waite và Crowley, và được bán tín bán nghi là nơi nghĩ ra cái tên “Hierophant” cho lá chính 5.
Hai ý nghĩa, “ngoại đạo” và “giáo lý bí mật” bon chen vào cả những cấp độ cơ bản nhất để tạo nên những mâu thuẫn. Lý thuyết thì khác nhau nhưng thực tế thì như nhau cả. Con chiên được Nhà Thờ thừa nhận hay tín đồ được cộng đồng huyền bí kết nạp đều phải cắm đầu vào một mớ giáo lý và nốc vào hàng đống đức tin. Hiển nhiên là có vài khác biệt cơ bản giữa nói suông, giáo lý đầy chữ và những nghi thức của Hội Bình Minh Vàng. Tuy nhiên trong cả hai trường hợp, lá chính này để chỉ sự giáo dục và tính truyền thống. Nếu chúng ta coi dãy đầu miêu tả sự phát triển nhân cách thì lá Hierophant, theo sau thế giới tự nhiên và xã hội, ám chỉ truyền thống có ý thức của một cá nhân trong một cộng đồng đặc thù nào đó, và giáo dục mà người đó nhận được từ cái truyền thống đó.
Theo như cách diễn đạt của Waite (đặc biệt về các “bố” phương Tây), chúng ta thấy rằng “The Hierophant” như một người bạn đồng hành ngang tài ngang sức với “The Emporer”. Từ “giáo hoàng” (pope) đồng nghĩa với “cha” (father) (thế nên thiên hạ vẫn gọi cha xứ là ông bô ế), và như Đại Đế La Mã, giáo hoàng được coi là một người cha thông thái dẫn dắt đám con chiên (tuy nhiên thiên hạ cũng coi các ông bô là người chăn dắt đám cừu non “ngu” đạo nữa đấy). Họ cùng nhau “chia sẻ ngọt bùi” các trách nhiệm với nhân loại, một người lo lót các nhu cầu vật chất, người kia hướng dẫn tinh thần phát triển. Một trong những khảo luận sớm nhất đã thúc đẩy “cuộc chia ly” giữa Nhà Thờ và Nhà Nước – Dante phán rằng cả 2 cơ chế tuyệt đối không được sớm tối “hẹn hò”, vì điều đó chỉ dẫn đến sự thối nát mà thôi. Thế mà ổng chẳng bao giờ thắc mắc trước ý tưởng rằng Nhà Thờ chịu trách nhiệm cho linh hồn con người.
Ngày nay, nhiều người thậm chí còn chẳng hiểu cả cái khái niệm cơ bản của nghề linh mục. Thời đại dân chủ thái quá phủ nhận cái rụp các quan niệm về một người trung gian kết nối giữa cá nhân và Chúa. Nhưng cứ phải nhớ là “The Hierophant” cũng có thể là biểu tượng của một nhà độc tài trong chế độ chuyên chính vô sản, hoặc bất cứ tay ưu tú tinh hoa nào lãnh đạo đám đông đi theo một con đường nhất định. Theo nguyên bản thì việc của các giáo sĩ rõ rành rành: họ chém gió với chúa thánh thần thông qua những những lời sấm truyền, một loại tu tập quái thai đáng sợ, và đa phần con người khoái có người gánh việc đó thay họ. Khi Công Giáo chổng mông quay đít với kiểu truyền đạt trung gian đó mà thay bằng “nối mạng” trực tiếp với Chúa, ý nghĩa sinh tồn của các linh mục trở nên trừu tượng, giống như The Emperor. Về cơ bản nó phụ thuộc vào suy nghĩ thông thường rằng chẳng mấy ma nào thực sự “give a shit” về Chúa. Những người tầm tầm vui nhất là khi cắm đầu cắm cổ đuổi theo công danh, tiền bạc, gia đình và chính trị. Tuy nhiên có dăm người đơn lẻ có loại khí chất bí ẩn nào đó cảm thấy thứ linh hồn chạy xuyên khắp các thể sống một cách trực tiếp. Được thụ phong chức danh linh mục bằng chính nhận thức nội tại, họ đàm đạo với Chúa thay chúng ta. Quan trọng hơn là họ nói được tiếng người với nhân loại để dịch lại luật lệ của Chúa theo cách “trần tục” nhất có thể, và đại khái là để sau khi mồ xanh mả đẹp thì con người có thể mò lên nhận thưởng với Chúa. Sau sự phục sinh chúng ta sẽ chìm trong linh hồn của Chúa. Nhưng trong cuộc sống thì chúng ta cần một gã linh mục chăn chiên.
Đến phần tranh cãi. Kể cả khi chúng ta đồng ý với những ý tưởng chính, thì các thể thức tu tập lại chống lại điều đó. Con người trở thành linh mục vì đủ các thể loại động cơ “phồn thực”, như tham vọng hay gánh nặng gia đình, vân vân mây mây – trong khi những người thực sự đang nghẹn ngào trước tiếng mời gọi trà nước với Chúa từ tận trong tiềm thức lại chẳng mấy khi thể hiện được khả năng giao tiếp với người bình thường. Hơn nữa, giống như thể chế của The Emperor, thể chế tín ngưỡng của Hierophant có thể dễ dàng trở nên thối ruỗng khi những kẻ đứng đầu được trao quyền lực và tự biết thân có oai có thế, cuối cùng tán dương sự phục tùng ngu muội hơn sự khai mông thông não thực sự. Hiển nhiên là vị trí bảo vệ những giáo lý rất hấp dẫn với những kẻ giáo điều.
Nhưng có lẽ chúng ta phủ nhận vai trò dẫn dắt của các linh mục vì một lí do xảo quyệt hơn. Từ khi phong trào Cải Cách ngày càng lộng hành hơn ở châu Âu, quan niệm về trách nhiệm đối với bản thân càng được ủng hộ tợn. Ý tưởng đại khái của học thuyết loại này, loại tín ngưỡng đẻ ra luật lệ và niềm tin, dựa trên giả thuyết rằng đa phần con người khoái “được” người khác bảo phải làm gì và nghĩ gì hơn. (Nói cách khác, đa phần con người là M). Dám đúng lắm chứ! Để lôi cổ được “Chúa” trong tâm khảm bạn phải trải qua dăm bảy loại đối đầu khó chịu với chính tâm thần (biến thái) của chính mình. Đồng thời, để tự thân lý trí quyết định cái gì hợp lý mà làm trong mọi trường hợp cũng yêu cầu một quá trình chọn lựa dai dẳng đau đớn. Dù sao thì bây giờ cũng có sa số người chỉ đơn giản là không chấp nhận được việc Nhà Thờ hay Xã Hội đỡ gánh tránh nhiệm thay cuộc đời họ.
Có lẽ biện giải của lá Hierophant hướng tới mấy loại học thuyết bí mật hợp “mốt” chúng ta hơn. Vì như thế giáo lý sẽ không phán thánh phán tướng rằng ta phải làm cái này theo cái nọ, thay vào đó chỉ đưa ra những chỉ dẫn rồi để chúng ta tự túc là hạnh phúc. Và bài Tarot, như đã xét qua ở lá The Magician, đứng ở vị thế đối lập với Nhà Thờ Giáo Hội bằng việc dẫn dắt chúng ta theo con đường tự cứu chuộc trong cuộc sống. Với Crowley lá The Hierophant đại diện cho công cụ khai sáng, mở cửa bắt đầu hành trình đồng hoá cá nhân với vũ trụ. Hình thái và giáo lý của sự khai tâm này mỗi thời kì của thế giới lại đu một xì tai khác nhau như đàn bà đu thời trang; sau khi quẩy gần hai ngàn năm, kỷ nguyên Song Ngư chuẩn bị kết thúc, thế nên The Hierophant cũng đang rục rịch chuẩn bị đổi mốt, cũng như tất cả các mối quan hệ khô cứng của con người nữa. Crowley nói rằng chỉ tương lai có thể cho chúng ta biết cái dòng chảy khai tâm đó là cái quỷ gì. Nhưng tính chất đỏng đảnh hoà hợp với vũ trụ cơ bản của loại “khai thông” này sẽ luôn được giữ nguyên.
Trong bộ BOTA lá Hierophant (cùng tên bộ Rider), cặp chìa khoá đặt chéo nhau dưới chân Hierophant là khoá vàng khoá bạc, đại diện cho thể thức bên ngoài và bên trong, mặt trời và mặt trăng, The Magician và The High Priestess, đại khái là mấy thứ đối lập mà học thuyết đã “lên lớp” chúng ta về cách kết hợp. Trong bộ Rider cả hai khoá đều bằng vàng, chỉ rằng mặt tối bị ẩn giấu đối với những người chạy theo mốt giáo lý bên ngoài.
Trong bộ Waite-Smith không bồi thêm vải vóc mành màn gì để ngăn cách chỗ cửa vào Nhà Thờ như trong đền thờ của High Priestess. Nhưng cặp cột đều màu xám. Kẻ nào lơ ngơ chui vào đó sẽ không chạm nổi đến gấu váy của bí mật đối tính. Sự vô thức vẫn ngủ yên. Trong nhiều bộ Tarot, The High Priestess thay vì ôm cuộn giấy lại thành ôm một cuốn sách nhỏ bị khoá. Và cặp khoá của Hierophant không mở được ổ khoá trêu ngươi đó.
Thế nhưng chúng ta không đưọc nghĩ rằng giáo lý “ngoại” bị tín ngưỡng “cho rơi” hoàn toàn vô dụng với kẻ truy tìm. Cũng như chương trình giáo dục chung là để tạo nền tảng vững chắc cho con người có gốc có rễ mà phát triển. Phương Tây hiện đại có loại hiện tượng về một thứ thần bí chiết trung được nhào trộn thập cẩm từ đủ mọi loại tín ngưỡng và một thứ phát triển hoàn toàn biến dị. Điều này rất có thể được dựa trên nhận thức toàn cầu, nhồi thêm những quan điểm tôn giáo dưới dạng một giai đoạn tâm lý tách biệt khỏi khoa học và lịch sử. Do đó chúng ta coi tín ngưỡng như một trải nghiệm thay vì là một lời giải thích của vũ trụ, và chấp nhận rằng tuốt tuột các trải nghiệm mang tính tôn giáo đều đáng giá, bất chấp việc về bề nổi chúng oánh nhau chan chát. Trong khi ý tưởng này mở ra vô số những khả năng to lớn thì thiên hạ khối kẻ chỉ để tâm đến tiềm năng nông cạn của nó. Sự thật là, xuyên suốt các thế kỉ, những bí ẩn vĩ đại luôn lẩn khuất vẫn hét lên câm lặng trong truyền thống. Những nhà Qabalah học Do Thái, Thomas à Kempis là một người Công Giáo chính hiệu, và những người Sufix (Hồi giáo Mật Tông) lại cúi đầu quỳ lại dưới trướng Mecca cùng với những người theo đạo Hồi chính cống khác. Mặt tốt nhất của The Hierophant (trong giáo lý ngoại) là có thể tạo bước đệm bắt đầu kiến tạo ý thức cá nhân về Chúa cho chúng ta.
Những biểu tượng sâu xa hơn của lá bài xứng đáng được chú ý đặc biệt. Vị trí của ba người (một kẻ chủ trì hai con chiên) thể hiện mô típ kinh điển như hai cặp cột của The High Priestess, xuyên suốt Bộ Ẩn Chính, và được giải quyết triệt để ở lá Judgement và lá The World. Hai lá ngay tiếp đó sau, lá số 5 lặp lại mô típ thiên thần bay lởn vởn như ruồi trên đầu The Lovers, và hai nhân sư canh bên cỗ Chariot.
“Bộ Tam Hoàn Hảo” này là biểu tượng của bộ ba muôn thuở, như Tam Vị Nhất Thể trong Công Giáo, hay ba ngôi trong tâm trí (theo lý thuyết phân tâm học Sigmund Freud: cái ấy, cái tôi và cái siêu tôi), hoặc vô thức/ý thức/siêu thức – ba dòng trạng thái của bộ Ẩn Chính. Để hiểu nghĩa của hình ảnh chúng ta phải trở lại với The High Priestess. Bà toạ chồm hỗm giữa cặp cột biểu tượng đối tính trong cuộc sống. Bản thân bà cũng là một biểu tượng mặt này trong khi The Magician là mặt còn lại. The Hierophant dẫn dắt hai thầy tu giúp lễ vào đền thờ của ngài. Thế nên chúng ta thấy rằng The Hierophant và The Lovers và the Chariot tất cả đều đại diện cho nỗ lực kết hợp hai mặt đối lập của cuộc sống và tìm cách trung hoà, cân bằng chúng nhưng không khiến chúng bị bão hoà. Có một học thuyết tôn giáo với mớ luật lý và biện giải những câu hỏi cơ bản nhất về cuộc sống làm được điều đó. Nếu chúng ta đầu hàng Nhà Thờ, những mâu thuẫn của cuộc sống chỉ được giải đáp mà không được giải quyết.
Trong đọc bài, lá bài có nghĩa Nhà Thờ, Học Thuyết, Giáo Dục nói chung. Mặt tâm lý nó có thể để chỉ sự chính tông, tuân theo lý tưởng chung của xã hội, luân lý trong hành vi, cũng như sự đầu hàng trước các trách nhiệm. The Emperor biểu tượng của kẻ thống trị và quyền lực thực thi; The Hierophant chỉ ra những giác quan phục tùng bên trong chính chúng ta. Lá ngược có nghĩa bất chính tông, đặc biệt chỉ đến tâm thần – những lý tưởng riêng biệt. Nó cũng có thể mang nghĩa khờ dại, và ý kiến này gợi đến loại đức hạnh khác của lá bài khi lật xuôi. Một xã hội xây dựng nên những truyền thống trí tuệ của nó qua hàng trăm năm đằng đẵng. Có những người chấp nhận những truyền thống đó như một phần nền tảng cơ bản để phát triển, vặn nắn, biến tấu thành những ý tưởng và thông tin mới. Có những kẻ lại nhồi nhét những giáo lý khô cứng vào con cái như nhồi vịt lấy gan, từ đó chúng biến thành những giáo lý mới, tạo nên những nhóm chính trị cực đoan kiểu mới, nhưng cũng cứng rắn như thế, chỉ có điều nông cạn hơn. Từ chối bản sắc truyền thống chưa chắc là hoàn toàn từ chối Hierophant. Họ chỉ không chấp nhận trách nhiệm tự tìm con đường của chính họ thôi.
Tìm Hiểu Thêm – 78 Độ Minh Triết Tarot