kinh dịch và kinh doanh

TỪ KINH DỊCH ĐẾN VĂN HÓA KINH DOANH

Kinh Dịch là một trong những bộ điển tích thần bí, ảo diệu và bác đại tinh thâm của nền văn hóa cổ đại Trung Hoa, lúc tôì sơ lấy hình thức bói toán mà đốì diện với thế giới. Tuy nhiên, nó có thể ảnh hưởng đến truyền thống văn hóa suốt mấy ngàn năm qua, vậy thì, giá trị của nó, xét cho tận cùng, nằm ở chỗ nào? Có thế nói, mỗi người nói mỗi khác. Có những nghiên cứu thảo luân về Dịch với Y, Dịch với Luật, Dịch với Sử, Dịch với Thông tin khống chế luận V. V.. thành quả rất sum sê. Tác giả cho rằng, một trong những giá trị quan trọng của kinh Dịch là, khi kết hợp nó với “những hoạt động kinh doanh” mà con người đã làm, nó hàm chứa rất phong phú những nguyên lý văn hóa kinh doanh sâu sắc, chẳng qua, trong dĩ vãng chưa có người nghiên cứu thảo luận việc đó mà thôi.

Loài người từ khi bắt đầu cuộc sống đã khồng thể tách rời khỏi việc kinh doanh. Hình thức bói toán của Dịch là một hiện tượng văn hóa đặc hữu trong quá trình phát triển của loài người, nó đi kèm theo sự manh nha ý thức tự giác của con người mà phát sinh. Sự phát sinh của loại ý thức tự giác này, nói cho thâu tình đạt lý, chính là vì sự sinh tồn, sự nhận thức của con người muôn nắm bắt được những quy luật vận hành phía sau lưng của thế giới tự nhiên bao la nàv. nắm bắt được lịch sử của con người kéo dài mấy ngàn năm qua vì sự sinh tồn con người đã phái tốn hao không biết bao nhiêu máu và nước mắt đau khố. Thực chất của nguyện vọng con người chính là thứ tìm cách nắm bắt thế giới khách quan, cho đến các loại liên hẹ nhân quả giữa con người và thế giới khách quan, để hoàn thiện những hoạt động kinh doanh mà con người cần phải làm để họ được sinh tồn và kéo dài mãi mãi thế hệ đời sau.

Lịch sử lâu dài của con người, từ một ý nghĩa nhất định mà nói, chính là một bộ lịch sử kinh doanh khi hưng thịnh khi suy vong; nền kinh doanh thịnh suy đó con người rất cần để sinh tồn. Lý Kính Trì trong quyến “Chu Dịch Thám nguyên” đã chỉ rõ, những người nghiên cứu và chiêm bốc tuyệt nhiên không phải chỉ có quân vương, hầu tước, đại nhân, thực ra bao quát cả phụ nữ, tiểu nhân, trượng phu, tiểu tử, văn nhân, vù nhân, tất cả đủ mười hai loại người trong xã hội. Điều đó đủ cho ta thấy rằng từ giới quý tộc cho đến hạng bình dân, đều dựa vào quyển “Thần vật” này để chỉ cho họ con “đường sinh sống” này đúng là để chí những hoạt động kinh doanh của loại người. Trong những lời quẻ của Dịch, đại đa số là lời chiêm đoán, nghĩa là phán đoán và dự đoán kết quả của hành vi và hành động của bản thân con người trong hoạt động kinh doanh mà con người dựa vào đó để sinh tồn. Cái gọi là “chiêm” (bói) chính là thăm dò để biết những trạng huống của sự vật trong tương lai. Đúng như Hệ từ đã giải thích: “Cực số tri lại chi vị chiêm.” (Tính đến cùng cực để biết việc sắp đến gọi là chiêm)

Còn “Đoán” chủ yếu là từ việc “chiêm” mà đoán hai mặt tốt hay xấu mà tiến hành sự phán đoán. Tác giả quyển “Chu Dịch” nhìn thấy rõ thế giới khách quan biến đối rất phức tạp, thạỵ đổi không ngừng, mà con người thì nhờ vào những hoạt động kinh doanh để sinh tồn, chúng lại biến đổi khó mà dự đoán để nắm vững được. Chỉ cần con người làm một việc gì là xuất hiện ngay sự sai biệt được hay mất, tương ứng với những kết quẩ khác nhau mà Chu Dịch trình bày theo bốn cấp bực “cát, hung, hối,-lẫn.” Nếu lấy những lời cúa 384 hào trong 64 quẻ (kể cả lời của “Dụng cửu” và “Dụng lục” trong hai quẻ Kiền và Khôn) đối chiếu với kết quả của những hoạt động kinh doanh mà con người nương vào đó để sinh tồn, ta có thể khái quát phân loại theo ba quy luật:

  • Loại thứ nhất là: cát (hanh, lợi) nghĩa tốt (hanh thông, thuận lợi), loại cát chỉ rằng người kinh doanh có xu thế và khả năng thành công.
  • Loại thứ hai là: vô cừu (không lỗi). (Kể cả vô hôi, hối vong, vô lận, hữu chung.) Vô cữu được xem là người kinh doanh đi hoạt động kinh doanh, trên căn bản là sẽ không có kết quả xấu.
  • Loại thứ ba là: hung (kể cá lệ, hối, lận). Loại hung cho biết người kinh doanh đang trong tình trạng chuấn bị chưa đầy đủ mọi điều kiện hoặc chưa hiểu rõ tình huống thực tế mà làm kinh doanh, tất nhiên sẽ dẫn đến thất bại.

Ba loại dự trắc trong Chu Dịch hoàn toàn quan hệ mật thiết với những hoạt động kinh doanh của con người. Lúc cát, người kinh doanh có thế không cần một chút do dự gì. nữa, lòng tràn đầy tự tin mà ra hoạt động kinh doanh. Dĩ nhiên, lúc “vô cừu” nhà kinh doanh có thể hành động nhưng không thể một mạch thẳng tiến mà không suy nghĩ, đắn đo.

Còn lúc “chiêm” gặp loại thứ ba, tức “hung” thì bạn nên đình chỉ hoạt động kinh doanh của bạn, bình thản quan sát tình hình và chờ thời cơ. Nhưng nếu đã kinh doanh rồi thì phải cực kỳ cẩn thận, kỹ lường, cố” gắng giảm thiểu mức tổn hại đến mức tối thiếu và đồng thời tích cực tìm đối sách, tranh thủ chuyển hung lệ, thành cát và vô cữu.

Đọc hết toàn bộ quyển Kinh Dịch, hiểu rõ tường tận, ta có thể nói nó là một bộ điển tích cổ vũ, khuyến khích con người phải tích cực chiến đấu trong hoạt động kinh doanh. Thông kê lại, chứng minh rất rõ: trong những lời chiêm đoán của Kinh Dịch, loại cát có 166 chỗ, chiếm 43%; loại vô cữu có 106 chỗ, chiếm 28%; loại hung chỉ có 94 chỗ, chiếm không đầy 25%. Điều này rất dễ thấy, tổ tiên chúng ta sáng tạo ra nền văn hóa, hàm ý tích cực khuyến khích con người đấu tranh và tiến thủ thế nào. Bởi vì, chỉ có cách tích cực vì cuộc Sống con người mà kinh doanh, dấn thân vào thế giới khách quan luôn luôn biến đổi vô cùng phức tạp mà hành động, mới có thể tích lũy của cái, tài sán, mới có thế đưa con người đến một tương lai tốt đẹp. Hôm nay, chúng ta đã bước vào chỗ giao tiếp cúa thế kỷ, làm thế nào vận dụng được bộ điển tích xa xưa này, hấp thu dưực trí tuệ và sức mạnh vô cùng tận trong đó, đẽ cho ta kien định đối diện với thực tế khách quan, và nhìn về tương lai đầy triển vọng, đó là một vấn đề đáng cho ta nghiên cứu thảo luận. Huống chi, bản chất và quy luật ẩn tàng của Dịch lần lượt sẽ được con người nhận thức và nắm vững.

Kinh Dịch lập ra quái hào và hệ từ để quy định một pháp tắc để con người triển khai hoạt động kinh doanh giúp cho con người sinh tồn; nội dung hầu như bao quát các loại hoạt động kinh doanh cúa thời xa xưa cũng như sự sinh hoạt của con người; bao quát các loại phương pháp, các tâm trạng và thái độ con người, các phương thức suy tư biện chứng. Có thể nói, kinh Dịch hướng dẫn chúng ta làm cách nào để sinh tồn và phát triển năng lực bản thân, làm thế nào trong nhừng hoàn cảnh hung hiểm, tồn vong, biến đổi đầy phức tạp ta có thế chiến thắng bần cùng và khố nạn, từ đó thu đạt các loại thành công trong cuộc sống của chúng ta. Nó chính là một quyển sách giáo khoa quý báu đối với chúng ta. Kinh Dịch bao trùm các sự kiện xảy ra trong cuộc sống con người như chiến tranh (quẻ Sư), tố tụng (quẻ Tụng), đi buôn bán (quẻ Lữ), gia đình (quẻ Gia nhân), hôn luyến (quẻ Bí, quẻ Quy muội), giao thiệp (quẻ Khuê) v.v… Thực vậy, nếu kết hợp 64 quẻ thành một chuỗi liên tục, rồi chọn lọc kỹ, ta sẽ thấy không có quẻ nào là không tương quan chặt chẽ với các hoạt động kinh doanh. Ở đây ta có thể dùng lời nói của vị “Thần kinh doanh” Nhật Bản là Song Xia – Xingzhizhu, để thuyết minh “Một quốc gia cần phải kinh doanh, một gia đinh cần phải kinh doanh, một cá nhân muốn hoàn thành mục tiêu của cuộc sông của mình cùng phải kinh doanh. Chỉ cần con người còn sinh tộn, và có chỗ để hoạt dộng, là chỗ đó sẽ có kinh doanh.”

Điều đó đủ thấy, kinh Dịch mang ý nghĩa thiết lập nhừng nguyên tắc để con người hoạt động kinh doanh hừu hiệu và nó được ứng dụng trong một phạm vi rất rộng. Bởi vì, bất luận kinh Dịch là sách chiêm bốc hay là trí tuệ triết học, trung tâm mà nó chú trọng nhất là con người nên sinh hoạt như thế nèo, nhưng sinh hoạt như thế nào thì con người lại không thể tách rời khỏi hoạt động kinh doanh.

Giáo sư Thái Thượng Tứ, từ lúc thanh niên đến tuổi già 91, ông vẫn nghiên cứu kinh Dịch không ngừng. Ông từng nói rằng, tư tưởng triết học của kinh Dịch thông qua nhừng giải thích đối với Chu Dịch, là để rèn luyện năng lực tư duy lý luận của con người, đặc biệt là năng lực tư duy biện chứng dần dần hình thành một loại phương pháp luận về thế giới quan cho đến một hệ thống lôgíc thúc đẩy sự phát triển nền triết học truyền thống Trung Quốc. Chính hệ thông lý luận này có ảnh hưởng sâu sắc đối với nhừng sinh hoạt của con người như khoa học, nghệ thuật, luân lý. Tác giả quyển “Chu Dịch tư tưởng yếu luận” nhận định rằng, 64 quẻ của kinh Dịch làm nguyên tắc chỉ đạo đầy tính biện chứng cho những hoạt động kinh doanh, cơ sở chính nằm ở trong năng lực tư duy lý luận và năng lực tư duy biện chứng. Bởi vì, hai loại năng lực tư duy này vỏ cùng quan trọng đôi với sự thành công hay thất bại trong những hoạt động kinh doanh của con người. Có thể nói, kinh Dịch chính là đại trí tuệ của con người.

Thí dụ:

Quẻ Kiền (Càn) , quẻ đầu tiên của kinh Dịch, miêu tả hình tượng của một con rồng mạnh mẽ bay cao là muốn nhắc nhở con người, trong quá trình phát triển sự nghiệp kinh doanh, ta cần phái khéo nắm bắt thời cơ, tùy cơ mà hành động, phải có thái độ “Thiên hành kiện, quân tử tự cường bất tức” để khắc phục khó khăn nguy khốn, và trong quá trình kinh doanh phải luôn luôn có tinh thần “Chung nhật kiền kiền, tịch dịch nhược, lệ vô cữu”, chỗ nào cũng phải cẩn thận, đề phòng hiểm nguy, dù khó khăn vẫn tiếp tục hành động, như thế mới có thể làm cho sự nghiệp kinh doanh của bạn tiến đến chỗ huy hoàng.

Quẻ Khôn thì lấy hình tượng “Mông thái kỳ” nhắc nhở con người, trong lúc còn yếu nhỏ, nhưng đã bước vào hoạt động kinh doanh rồi, thì phải khéo dùng phương pháp ôn hòa, mềm dịu, thu lại sự sắc sảo của mình, che đậy không để lộ ra ngoài, (“Hàm chương”, “quát nang”), còn phải “tâm rỗng rang như vực sâu không đáy” khoan dung, chịu đựng, bình tĩnh như con ngựa cái (Tẫn mã đia loại, hành địa vô cương, nhu thuận lợi trinh.) Đồng thời, trong kinh doanh phải có lòng tự tin để chiến thắng những gay go và nguy khốn, (hào sơ lục: lý sương kiên băng chí).

Quẻ Truân là quẻ đột phá vòng nguy khốn trong kinh doanh, ba hào đầu là lúc thời cơ chưa đến, như “bàn hoàn”, “Truân như chiên như”, đều biểu thị sự khó tiến tới, hào cứu tam diễn tá mạo hiếm mà hành động, cuối cùng sẽ rơi vào vị trí không biết phải làm thế nào cho ôn trong kinh doanh; (như “tức lộc vô ngụ, duy nhập vu lám trung”), hào lục tứ và hào cửu ngù là điều kiện đả chín muồi đế đột phá cảnh nguy khốn; trong kinh doanh trong giai đoạn này, nhà kinh doanh phải hành động quả quyết thì luôn luôn thu đạt sự thành công (“cầu hôn cấu, vãng cát vô bất lợi.”). Hào thượng lục lại giải thích một phương diện khác, là một nhà kinh doanh nếu không kịp thời nắm bắt thời cơ, thì sẽ rơi vào vực thắm càng lúc càng sâu, đến nỗi phải “lạp huyết liên như” khóc ra máu.

Quẻ Sư tuy là quẻ chỉ về quân sự, có tác dụng chiến tranh khi chủ soái xuất binh, nhưng áp dụng trên chiến trường kinh doanh cạnh tranh quyết liệt ngày nay, nhà quán lý kinh doanh (chủ soái) nếu chỉ huy giỏi, dùng người có phương pháp (tiếu nhân vật dụng, tất loạn bang dâ) thì kết quá là “cát nhi vô cữu”. Quẻ Sư còn nhấn mạnh “Sư tả thứ, vô cữu” và còn nói “Tả thứ vô cữu, vị thất thường dã”, ý muốn nói rằng, trong chiến trường kinh doanh, giai đoạn này lui về đóng ở vị trí cố thủ (tá thứ) không được khinh cử vọng động; thế thì cho dù bạn đang tạm thời gặp cảnh khó khăn trong kinh doanh, cuối cùng bạn vẫn không có gì nguy hiểm (vô cữu)

Trên đây chỉ lược thuật một vài tượng quẻ của kinh Dịch, thuyết minh sự ứng dụng của kinh Dịch trong hoạt động kinh doanh. Còn việc vận dụng mỗi quẻ quan hệ thế nào trên hành trình thương mại, độc giả sau khi đọc xong quyển sách này, tự mình sẽ hiểu rõ mọi việc.

Kinh Dịch còn thông qua cơ cấu đạo đức, thành tín đế đưa con người vào những hình thức kinh doanh có đầy đủ phẩm chất đạo đức văn hóa đế sinh tồn. Trong thương trường biến hóa không ngừng như thủy triều trên biến cá, tính chất đầu cơ trong nền kinh doanh cạnh tranh hiện giờ đá giảm xuống rất nhiều, sự cao thấp cua tính chất văn hóa đối với sự thành công hay thất bại của nhà doanh nghiệp có tác dụng càng lúc càng lớn. Đối diện với nền kinh tế khi lên cao lúc xuống thấp như thủy triều, nhà doanh nghiệp càng cần kiện toàn nhân cách và tư tưởng của mình. Kinh dịch cung cấp cho chúng ta một phương thức tư duy độc hừu và một sự tích trữ đầy đủ những tư tưởng sâu sắc, những trí tuệ cao xa.

Ví dụ chữ “Phu”, nghĩa là phải trọng thành tín và chân thực. Chỗ nói về chữ “phu” không phải chỉ có trong quẻ Trung phu, mà rải rác trong các hào từ, cộng lại có hơn 40 lần. Có đức “phu” là có sự bảo đảm chắc chắn đế vượt qua sông lớn, tiến tới nhừng sự nghiệp vĩ đại, hành động là đạt kết quả; hanh thông, thuận lợi.

Quẻ Trung phu chỉ rõ: “Đồn ngư cát, lợi thiệp đại xuyên, lợi trinh.” Thời xưa đồn (con heo con) và cá đều là những vật cúng tế thượng hạng, dùng nó để tượng trưng đức “Trung phu”, tức lòng thành tín biếu hiện khi tế tự, có lợi cho việc kiến công lập nghiệp.

Trong quẻ Nhu, quẻ Khảm, quẻ Tổn, quẻ Cách, các quái hào đều rất nhiều lần đề xuất và nhấn mạnh tác dụng quan trọng của đức “phu”. Điều này là cho chúng ta nhìn thấy rõ tính chất đặc biệt của các xí nghiệp kinh doanh Nhật Bản đã đạt được thành công. Như hệ thống “xã thị” phản ánh quan niệm chân giá trị. Trong rất nhiều hệ thống “xã thị” của các xí nghiệp Nhật Bản đều nhấn mạnh đến sự thành thực tín dụng, tức là đức “phu” mà Kinh dịch đề cập rất nhiều lần. Không có nó, sự nghiệp kinh doanh không thể đạt được “tài phú”. Cho nên “thành tín” tức đức “phu” được xem là gốc của sự lập thân. Đúng như công ty Bian-ximi đã đề xuất, điếm nền tảng của công ty chính là: “Thành tín thành ý” (phú). “Xã thị” của công ty điện khí công sự Trung Quốc ở Nhật Bản dứt khoát chỉ có hai chữ “Chân tâm”.

Ngày nay, trong hoạt động kinh tế của chúng ta việc giả mạo thịnh hành, “mắc xích” tam giác trái càng lúc càng nhiều, sự lừa gạt trong hoạt động kinh doanh chỗ nào cũng có. Hiến nhiên, trong Kinh dịch, nhiều lần đề cập đến đức “phú” (thành tín), là một chi dạy rất quý giá đối với những người làm kinh tế chúng ta. Chỉ từ một điểm này mà quan sát, nhừng xí nghiệp Nhật Bản cũng cùng làm kinh tế như chúng ta, nhưng chỉ trong thời gian ngắn hai, ba mươi năm họ đã đưa nền kinh tế của họ lên cao đến thế; nguyên nhân chính là họ nắm được, mà còn nắm rất “chặt” chừ “phu” nữa. Bỏ chữ “phu” ra nền kinh tế khó mà phát triển, sinh hoạt của nhân dân khó được nâng cao, đất nước cũng khó ổn định. Thành thực như Kinh dịch nói “Phiên phiên bất phú dĩ kỳ lân, bất giới dĩ phu” (Quẻ Thái, hào lục tứ), “Quân tử chi quang, hữu phu, cát” (quể Đại hữu, hào lục ngũ), “Hữu phu uy như, chung cát” (quẻ Gia nhân, hào thượng cứu)

Như quẻ Hằng, có thể xem nó là lý luận của học thuyết “Nhân bản chủ nghĩa xí nghiệp kinh doanh”. Quái từ quẻ Hằng “Hanh thông, vô sở cữu ngôn, lợi hữu du vãng”, chủ trương phải hữu hằng hữu đức. Quẻ Nhu nói “Nhu vu giao, lợi dụng hằng, vô cữu” (quẻ Nhu, hào sơ cừu) Nhu tức là chờ đợi. Giao (Nhỉ Nhã, thích địa). “Ngoài ấp gọi là giao”. Dùng ngôn ngữ hiện đại là muốn nói, bạn ở chổ rất xa mà chờ đợi; khi thời cơ thành công trong kinh doanh chưa chín muồi, chỉ có thể nhẫn nại ở chỗ cũ mà chờ đợi, tạm thời không nên hành động; chỉ cần giữ tâm chí kiên trì không thay đổi, tức sẽ không sai lầm, tổn thất. Nếu thiếu tính kiên nhẫn, nóng nảy hành động càn, sẽ tự đem lại sự phiền phức, đưa sự nghiệp kinh doanh vào hướng thất bại. Cái nguyên tắc về đức hằng này, ứng dụng vào hoạt động kinh doanh, chính là muốn nói rằng, nhà kinh doanh cần phải nhắm mục tiêu cho đoan chính, và dùng đức để ràng buộc trách nhiệm và nguyên tắc hành động cúa nhà doanh nghiệp. Như công ty Ngư Nghiệp Thái Dương của Nhật Bản đề ra mục tiêu kinh doanh là “Công ty là nơi công nhân viên kinh doanh cùng đồng tâm theo đuổi để đạt được những giá trị chân chính của cưộc sống con người.”, và đề xuất nhân tố “Điều quan trọng nhất chính là con người.” Dĩ nhiên, xí nghiệp là một tổ chức xă hội có tính kinh tế, nếu không có doanh lợi thì không thể tồn tại. Nhưng thái độ của một số xí nghiệp Nhật Bản đối với doanh lợi mà hoạt động kinh doanh mang về, họ xem là để phát triển cho xí nghiệp tiếp tục tồn tại lâu dài; doanh lợi là giá trị mà con người thu hoạch đuọv. và là một phương tiện đem lại hạnh phúc cho cuộc sông. Tư tưdng này hoàn toàn phù hơp với đức hằng mà Kinh dịch đã đề xuất.

Ví dụ như đức “Khiêm”. Hoạt động kinh doanh không thế tách rời khỏi chừ “Khiêm”. “THƯỢNG THƯ. ĐẠI VŨ MÔ” gọi là “Mãn chiêu tổn, khiêm chiêu ích”. Còn kinh Dịch tuyên dương: “Khiêm khiêm quân tử, dụng thiệp đại xuyên, cát.” Hào cửu tam quẻ Khiêm cũng nói một ý đó, lại còn nhấn mạnh thêm “Lao khiêm quân tử hừu chung.” Một nhà doanh nghiệp, bất luận là đang sáng lập hay đang tiếp tục phát triển kinh doanh, luôn luôn có những lúc khốn đốn và những chỗ không thuận lợi; nhưng nếu có nhà doanh nghiệp có đủ đức “khiêm tốn”, chắc chắn sẽ được người khác hỗ trợ, chi viện, cuối cùng còn có thể tiến tới sự thành công. Đặc biệt là trong khi sự nghiệp kinh doanh đã phát triển rộng lớn, tương đối qui mô, lại càng nên tránh thái độ “tài đại khí thô” (có tiền làm phách) mà ngược lại, thái độ biểu hiện cần phải “khiêm tốn” càng “khiêm tốn” hơn; như thế sự nghiệp kinh doanh sẽ càng phát triển đến cùng tột.

Ngược lại, nếu như thu đạt được chút ít thành công trong kinh doanh, lại hớn hở vui mừng, thiếu ý thức cảnh giác đề phòng, chỉ lo ăn chơi sa đọa, vung tiền lảng phí, thì các nhà doanh nghiệp loại đó cuối cùng chỉ là nhừng diễn viên của một màn bi hài kịch như “hoa mây vừa hiện đà tan.”

Lại như chữ “kính”; kính có ý nghĩa là cung kính; được dùng trong kinh doanh, biểu hiện thái độ cẩn thận, cung kính thuận tùng, tâm tinh tế, đối đãi chân thực. Chính thái độ cung kính này giúp duy trì vừng chắc sự quan hệ giữa con người và sự vật; giữa con người và con người, giám thiểu những mâu thuẫn và va chạm, giữ gìn được trạng thái hài hòa trong quá trình kinh doanh. Như hào thượng lục, quẻ Nhu “Hừu bất túc chi khách tam nhân tai, kính chi, chung cát.” “Bất tốc chi khách” hiển nhiên là trạng thái bất lợi đã phát sinh, có sự mâu thuẫn xuất hiện; Kinh dịch yêu cầu nhà doanh nghiệp đang ở trong tình hình bất lợi đó phải đối xử bằng chữ “kính”. Kết quả sẽ đi tới sự phát triển tốt đẹp.

Như hào sơ cửu quẻ Lỵ nói: “Lý thác nhiên; kính chi, vô cữu”. Hào sơ cửu miêu tả cảnh mặt trời vừa mọc chữ Thác theo “thuyết văn” nghĩa là “Kim đồ dã” tức vàng trát lên. Ý muốn nói rằng, nhà quản lý hay nhà lãnh đạo kinh doanh phải có tinh thần “kính đức”, “kính nghiệp” như đang đón tiếp mặt trời đang mọc lên rực rỡ. Chỉ có tinh thần “kính đức” “kính nghiệp” đó mới có thể khồng lỗi. Như thế sẽ làm cho sự nghiệp kinh doanh của bạn đi đến chỗ huy hoàng. Bất cứ một nhà doanh nghiệp nào muốn thành công trên thương trường, có thể nói, cần phải xem trọng chữ “kính” này.

Điều mà một nền vãn hóa kinh doanh xem là chủ yếu chính là công bình xã hội, là phục vụ cho xã hội; giữa xí nghiệp và xí nghiệp, giữa người và xí nghiệp, giữa công nhân viên và các người lãnh đạo phải kính trọng nhau; chữ “kính” này có thể trở thành một mô thức hành động và tư duy cộng đồng trong các xí nghiệp kinh doanh, dô đó hình thành được một sự “hợp lực” rất lớn, phát huy được “tố chất nghiêm chỉnh” và “hiệu ứng nghiêm chỉnh” của một nền văn hóa kinh doanh công nghiệp. Do đó, có được sự hun đúc tài đức của nền văn hóa kinh doanh làm cho nhà doanh nghiệp mỗi ngày một hoàn thiện bản thân, nhân cách càng được thăng hoa. Nếu như chúng ta quan sát nền văn hóa kinh doanh công nghiệp của Nhật Bản, có thể nói, một sô” tư tưởng trong Kinh dịch vô hình trung đã xâm nhập vào sinh hoạt thường nhật của các xí nghiệp Nhật Bản, như “xí nghiệp tư huấn”, “xí nghiệp ngừ giới”, “xí nghiệp ngũ tỉnh”, vừa phản ánh được nhừng nét đặc sắc này đã trở thành những nguyên lý và những chuẩn mực giữa các xí nghiệp Nhật Bản và thị trường. Thảo nào người Mỹ gọi nước Nhật là “Nhật Bản chu thức hội xã”.

Quan sát sự thành công của một số quốc gia chỉ trong một thời gian ngắn mây mươi năm, mà nhảy lên vị trí ngang hàng với các cường quốc trên thế giới, ta nhận thây không có quô”c gia nào trong sô” đó không xem trọng nền văn hóa kinh doanh công nghiệp. Đọc xong quyển Kinh dịch, rồi liên kết con đường kinh doanh thất bại và thành công của chúng ta với cái tinh túy của nền văn hóa công nghiệp trong nền văn hóa truyền thông của dân tộc Trung Hoa, điều này đáng cho chúng ta nghiên cứu suy tư và phát dương quảng đại.

Trong khi quyển sách này sắp chào đời, thì tôi đả vượt qua cái “tuổi bất hoặc”, tức ồ tuổi không còn nghi hoặc, có thể có người sẽ hỏi: “Tại sao anh liên kết kinh Dịch với kinh doanh?” Câu đáp của tôi là: “Dịch được coi là một quyển sách đạo lý và tư tưởng, nó có tác dụng phát huy lý tính của con người. Qua những giải thích về nội dung sâu sắc mà lời lẽ quá đơn giản và cô đọng của nó, mục đích của kinh Dịch theo đúng thực chất, chính là nghiên cứu ý nghĩa và phương thức con người sống trong thế giới hiện thực này, trọng tâm của nó là sự sinh hoạt của con người, mà lịch trình sinh hoạt của con người không thể tách rời khỏi quá trình hoạt động kinh doanh để tồn tại. Do đó, tôi liễu ngộ được sự liên hệ mật thiết giữa Dịch và kinh doanh.”

Tôi đã gặp qua rất nhiều nhà kinh doanh thành công và rất nhiều nhà doanh nghiệp thất bại. Có nhiều người cảm thấy nghi hoặc, thậm chí không hiểu vì sao họ thành công hay vì sao họ lại thất bại. Vì thế, tôi nhờ vào những kinh nghiệm của bản thân mình, và kết quả tích lũy tri thức lâu dài nên hiểu rõ thế nào là thủy triều lên thủy triều xuống trên biển thương trường, chúng hoàn toàn tuân theo một số quy luật nhân quả nào đó, và tôi từ từ hiểu ra rằng, chỉ bằng vào đầu cơ, quyền lực, hoặc nông nỗi làm càn, thì tuyệt đốì không làm gia tăng tốc độ giao thế giữa khoảng cách của chúng (tức thủy triều lên thủy triều xuống.). Một nhà doanh nghiệp cần phải nâng cao tố chất văn hóa, nâng cao tinh thần và nhân cách đến chỗ hoàn thiện để nhận thức được tất cả những sự vật có tính quy luật phát sinh từ biển thương trường; đồng thời giữa những đợt thủy triều lên xuống có tính quy luật đó, tìm cho được và “tìm cho chính xác” vị trí của chính mình. Đây có lè là trách nhiệm quan trọng trước nhất trong hành trình thương mại để sinh tồn của chúng ta. Và những nhà doanh nghiệp chúng ta, trong cuộc hành trình thương mại để sinh tồn lâu dài này, cần phẩi trở thành những bậc trí giẩ không còn nghi hoặc, những bậc dũng giả không còn sợ hải, và những bậc nhân giả không còn Ưu Tư.

Như thế, chúng ta mới có thể hưởng thụ được sự thỏa mãn lớn nhất, vừa thu hoạch được sự thành công lớn nhất, trong tiến trình kinh doanh của chúng ta.

 – Trương Kiến Trí –

 APP NỔI BẬT – Coi Kinh Dịch Online

Từ Khóa Tìm Kiếm:
_ Kinh Dịch và Kinh Doanh

_ Ứng Dụng kinh Dịch.

SHARE
Bài trướcỨng Dụng Quẻ 50 Hỏa Phong Đỉnh Trong Kinh Doanh
Bài tiếp theoỨng Dụng Quẻ 04 Qủe Sơn Thủy Mông Kinh Doanh

Bài Viết Mới

78 Độ Minh Triết – Wicca

78 Degrees of Wisdom Wicca Wicca là một tôn giáo ma thuật, “tà đạo thời hiện đại”....

78 Độ Minh Triết – Lá The tetragrammaton

78 Degrees of Wisdom Lá The tetragrammaton The tetragrammaton (Danh Chúa) Bên cạnh bốn nguyên tố, chúng...

78 Độ Minh Triết – Lá The Gate Cards

78 Degrees of Wisdom Lá The Gate Cards The Gate Cards (Những lá Cổng Vào) Dù cho những...

78 Độ Minh Triết – Lá The Four Suits

78 Degrees of Wisdom Lá The Four Suits The Four Suits (Bốn chất) Bất chấp việc minh...

78 Độ Minh Triết – Bộ Tiền– Lá Nữ Hoàng Tiền

78 Degrees of Wisdom Bộ Tiền – Lá Nữ Hoàng Tiền Nữ hoàng Tiền xuôi Nếu đằng sau...

78 Độ Minh Triết – Bộ Tiền– Lá Vua Tiền

78 Degrees of Wisdom Bộ Tiền – Lá Vua Tiền Vua Tiền xuôi Sự trần tục của bộ...

Video