78 Degrees of Wisdom

GIỚI THIỆU BỘ ẨN PHỤ

Năm 1910 công ty Rider ở London đã xuất bản một cỗ bài Tarot mới toanh, được thiết kế bởi một nhà thần bí học nổi tiếng chẳng kém gì các minh tinh màn bạc Arthur Edward Waite, và được vẽ bởi một nghệ sĩ ngoại cảm “ẩn dật” hơn là Pamela Colman Smith. Có vẻ chính bản thân Waite cũng chẳng mong chờ rằng những lá bài mới này sẽ trở nên phổ cập; giống những công trình khác, cuốn sách về Tarot của ông chủ yếu nhắm vào những thành phần ít nhất cũng đã có chút nền tảng về truyền thống huyền bí. Ấy thế mà cỗ bài Rider – cách về sau người ta quen gọi nó – giờ đây nổi tiếng toàn thế giới từ phiên bản gốc đến những phiên bản mô phỏng, những phiên bản gán mác “cấp tiến” được copy từ bản gốc có thêm chỉnh sửa, những phiên bản độc quyền đa dạng về kích cỡ do Rider xuất bản, những phác thảo cho tiểu thuyết, sách tâm lý học, truyện tranh, và thậm chí là chương trình truyền hình. Sức nổi tiếng ngoạn mục của bộ Tarot thần bí đặc biệt đã “đàn áp” hàng trăm bộ Tarot từ cổ điển đến hiện đại khác này được đẻ ra từ một khía cạnh mà có lẽ ngay cả Waite cũng không ngờ tới: Pamela Colam Smith đã làm một cuộc cách tân triệt để bộ Tiểu Bí Mật.

Trong biện giải Tarot, Waite đã tốn không ít công sức để bảo vệ những thay đổi ông tạo nên trong thiết kế và trong số hiệu ứng với các lá bộ Đại Bí Mật. Tuy nhiên đa phần “lính mới” trong lĩnh vực Tarot, khi so sánh bộ Rider và bộ Marseilles vốn được cho là truyền thống hơn, đều nói rằng họ phải “gặm nhấm” chán chê mới phát hiện ra được những thay đổi này. Ngược lại, sự khác biệt trong những lá thuộc bộ Tiểu Bí Mật lộ ran gay tức thì. Tất cả những bộ Tarot được thiết kế “tiền Rider”, những lá phụ của bốn “chất” bài từ 1 đến 10 đều dùng hình hoạ với số lượng Gậy, Kiếm, Tiền, Cốc. Hậu duệ của thiết kế này chính là bộ bài 52 lá dân tình hay dùng để tá lả hay poker ăn tiền. Đa số các bộ bài dụng mẫu này đều tàng tàng như nhau, chỉ duy nhất bộ bài được Crowley thiết kế là ngoại lệ. Thế nhưng bộ Waite-Smith lại có minh hoạ cho từng lá một.

Do chủ trương cắm đầu cắm cổ “ngâm cứu” những lá Thiên Định mang tiếng đậm chất “thần bí” hơn nên dường như Waite không nhận thức rõ được những hình cảnh đa dạng này sẽ thu hút dân tình tầm trung lao vào tìm kiếm trải nghiệm với Tarot ra sao. Theo một cách nào đó, điều mới mẻ này đã bơm thêm chất hấp dẫn cho Tarot. Trong khi bộ Ẩn Chính táng vào người xem những hệ thống biểu tượng cổ điển và phức tạp, thì bộ Ẩn Phụ – vốn không có hình ảnh truyền thống – thể hiện những bối cảnh rút ra trực tiếp từ đời sống, hoặc trong vài trường hợp, từ trí tưởng tượng.

Việc Smith vẽ những cảnh này theo xì tai Nguỵ Trung Cổ chẳng gây mấy phiền hà cho đa phần dân tình tiếp cận Tarot. Họ thấy độ sống động trong hình ảnh quan trọng hơn. Hầu hết những hình tượng trong các lá Ẩn Chính hoặc đứng hoặc ngồi; chỉ có Chàng Khờ và Thế Giới vận động. Đúng ra mà nói, họ nhảy. Nhưng trong những lá Ẩn Phụ, tất cả các phối cảnh đều thể hiện một điều gì đó đang diễn ra, chứ không chỉ là một khung hình phim ảnh.

Sự trái ngược này không phải tình cờ. Những lá chính bộ Thiên Định mô tả những lực lượng chân nguyên nhất chứ không phải người thực. Chàng Khờ và vũ công Thế Giới vận động, vì chỉ họ mới ngấm đủ những nguyên lý thuỷ tổ này. Nhưng những lá bài bộ Tiểu Bí Mật lại thể hiện những phương diện khác nhau của cuộc sống như có người thực sự sống trong đó. Trong bốn chất bài này, và đặc biệt khi chúng kết hợp với nhau trong những quẻ bài, chúng ta nhận thấy một bối cảnh trải nghiệm, liên tục chỉ ra những thấu thị mới trong bản chất nhân loại và trong thế giới diệu kì.

Chính xác mà nói vì nó chỉ ra cuộc sống thường nhật chứ không phải hệ thống ý niệm, nên bộ Rider không hấp dẫn nhiều nhà thần bí học cho lắm. Trong khi có hàng sa số phiên bản “học lóm” bộ Rider (tất nhiên cũng nêm mắm dặm muối ít nhiều), thì những bộ bài khác, bao gồm cả những bộ được đánh giá là “nghiêm túc nhất” như bộ của Crowlet hay bộ Builders of the Adytum, đều trở lại việc dùng hình ảnh cho những lá phụ. Những người tạo ra chúng làm vậy vì họ coi Tarot như một hệ thống tổ chức và cấu thành những cách thức tu tập huyền bí – nó vừa là công cụ, vừa là năng lượng sống. Với họ, Tarot tạo nên mối liên kết tâm linh đến những hệ thống huyền bí.

Điều quan trọng nhất của những mối dây dưa này là: bốn chất bài kết nối với bốn thế giới được miêu tả trong Qabalah. Những nhà Qabalah học quan sáy vũ trụ dưới bốn thể tồn tại, và thể gần nhất với chúng ta (đồng thời xa xôi cách trở với mối thống nhất gần Chúa nhất) là thế giới vật chất của nhân loại, mang tên Assiyah, “Thế Giới Hành Động”. Để thấu hiểu sâu xa hơn, những nhà theo thuyết Thông Thiên đã mô tả từng thế giới hiện thân trong Cây Đời, một giản đồ của luật vũ trụ. Cấu trúc của Cây Đời không thay đổi bất chấp việc nó ở thế giới nào đi chăng nữa. Mỗi cây đều có 10 sephiroth, hoặc hiện than của những mẫu tượng chân nguyên. (Để xem giản đồ Cây Đời phổ thông nhất, quan sát lá Mười Tiền). Hiển nhiên là Tarot chen chân vào phần này. Vì bốn chất bài mỗi chất gồm 10 lá phụ, chúng ta có thể đặt những lá này vào vị thế những Sephiroth để tìm ra dấu hiệu cụ thể trong thiền tịch. Và vì các Sephiroth đại diện cho những lực lượng chân nguyên thuỷ tổ, nên đa số các nhà huyền học khoái trí diễn giải thiết kế trừu tượng hơn. Với họ, cảnh tượng một người làm điều gì đó, kiểu như một phụ nữ nhún nhảy, hay một đám con trai tẩn nhau, chỉ khiến họ xao nhãng khỏi những biểu tượng bất biến mà thôi.

Vài nhà huyền học còn đi xa hơn nữa. Họ tin rằng mỗi giản đồ hình học trên những lá phụ mang sức mạnh tâm linh riêng, và rằng bằng cách đào sâu vào ngâm cứu những giản đồ cũng như những màu sắc đặc biệt của chúng, họ có thể tạo ra những ảnh hưởng nhất định trong não bộ.

Ngay cả nhiều người không đặc biệt cắm cổ vào nghiên cứu huyền học vẫn sẽ ưng những bộ bài kiểu cổ hơn là những bộ có cách diễn giải hiện đại, bao gồm cả những bộ dùng giản đồ hình học. Với họ, cảm thức về truyền thống, về ý niệm phát triển qua hàng trăm thế kỉ mang một loại sức mạnh mà không phiên bản cách tân nào sánh được. Trong đọc bài, họ quan sát những công thức cổ đại và cảm thấy những bối cảnh chi tiết của bộ Rider chỉ là thứ phiền toái. Thường thì những người đọc Tarot theo trường phái tâm linh sẽ dùng những lá bài cũ, và cảm thấy chất trừu tượng triệt để của những lá phụ kích thích độ sáng suốt của nhận thức.

 

 

Tuy nhiên với đa phần chúng ta, những giản đồ lặp đó chỉ gây hạn chế trong việc học cũng như đọc bài mà thôi. Một khi đã thuộc lòng cháo chảy những công thức ấn định sẵn cho từng lá bài, chúng ta khó có thể đi xa hơn. Trong cuốn sách này tôi đã cố gắng tạo ra thứ mà tôi gọi là Tarot “nhân văn” – đẻ ra không chỉ từ những chân lý huyền hoặc, mà còn từ những lí thuyết tâm lý học hiện đại “tiền phân tích tâm lý học Jung” để mô phỏng chung viễn cảnh về bản chất con người, cách con người hành động, và lực lượng nào tạo hình cũng như dẫn dắt con người. Trong kiểu nhận thức Tarot như vậy, mục tiêu không phải là những ý nghĩa cố định, mà đúng hơn là phương pháp giúp mỗi người đạt được nhận thức sáng suốt hơn trong cuộc sống. Tuy việc phân tích từng lá phần nào đến từ cách đọc nó trong quẻ bài – ý nghĩa xuôi và ngược – nhưng phân tích chủ yếu để thể hiện cách thức những lá bài bồi đắp tri thức cho trải nghiệm của loài người.

 

 

Vì bộ Rider “khoe” những phối cảnh sinh động đến vậy nên những công thức hay những diễn luận từng lá chỉ là những điểm khởi đầu thôi. Chúng ta có thể suy nghiệm thêm về bản thể những hình vẽ, và cách chúng kết hợp với những hình khác quanh chúng. Có thể nói rằng hình ảnh và trí tưởng tượng của người xem (kèm theo kinh nghiệm) luôn kề vai sát cánh. Trong từng quẻ bài, từng cuộc thiền định hay từng suy ngẫm, chúng ta có thể quan sát từng lá với trải nghiệm mới mẻ. Tương tự những bộ huyền bí “hợp cạ” nhất với những tu tập ẩn, những bộ bài cổ điển “ăn rơ” với việc bói toán, thì Rider “tông xuyệt tong” nhất với những người dùng nó chủ yếu để nhận thức bản ngã cá nhân và bản ngã thế giới.

 

 

Những hình ảnh của Smith thu hút người xem nhờ những vận động giống như hoạt hình của chúng. Chúng níu kéo chúng ta năm này tháng nọ vì những ý nghĩa chất chứa trong hình ảnh. Pamela Smith đã làm thế nào? Như chúng ta biết được tới nay, bà đã tạo ra những hình ảnh đó mà không cần sự trợ giúp của truyền thống. Phần 1 cuốn sách này tôi đã phán rằng Waite hẳn nhiên chẳng mấy chú tâm nhiều vào việc thiết kế những lá bộ Tiểu Bí Mật như bộ Đại Bí Mật. Sách hướng dẫn của chính ông chẳng rớ gì tới nguồn gốc ra đời của những lá bộ Tiểu; ông cũng chẳng đưa ra những lí lẽ biện hộ nào cho sự “nâng cấp” những lá phụ như ông đã làm với bộ Đại Bí Mật. Hơn hết, những lí giải của ông không đẩy ý nghĩa những hình ảnh này lên tầng ý nghĩa cao xa nào hơn cả. Dù ông phác nhanh qua ý nghĩa từng lá, nhưng những giải thích thường công thức và gãy gọn với những cụm từ (‘đam mê, sẵn sang, kiên trì, dự án’), chẳng mấy khác biệt với những ý nghĩa ấn định trong những bộ bài trước đó.

Vài tác giả đã phán rằng (dù tôi chẳng thấy bất cứ dẫn chứng nào kiểu này trong bản thảo của chính Waite) Waite đã vẽ những hình ảnh đó tương tự truyện tranh, mỗi chất bài là một câu chuyện. Chất bài quyết định tính chất của câu chuyện, các lá hoàng gia là một gia đình và những lá phụ là những sự kiện xảy đến với họ. Bộ Tarot được gọi là Moroccan đa phần dựa trên bộ Rider đi theo hệ thống này. Thế nên giả thiết về câu chuyện vẫn nằm trong vòng nghi vấn. Câu hỏi quan trọng này duy trì mối quan hệ của hình vẽ với ý nghĩa.

Tôi ngờ rằng Waite đã đưa Smith những công thức ông muốn thể hiện, có lẽ ông cũng đề xuất ý kiến với bà về hình hoạ, rồi cái “chất nghệ” bên trong Smith trỗi dậy – có lúc bà “quẩy” trên bề mặt hệ thống biểu tượng, có lúc bà “lên đồng” vượt khỏi tầm lựa chọn có ý thức. Những công thức Waite sinh ra từ nhiều nguồn đa dạng. Chính bản thân Waite cũng lúc này nói gà thì lúc khác quay sang nói vịt, như thể ông tham khảo từ nhiều ông đồng bà bói khác nhau. Cách ông sắp xếp các lá hoàng gia cũng thể hiện sự ảnh hưởng của giáo lý Hội Bình Minh Vàng – một hội kín của những pháp sư huyền bí, và cả Waite lẫn Smith (cũng như Crowley và Paul Foster Case – thiết kế gia của bộ BOTA) đều là thành viên hội này.

Tất nhiên là trong nhiều trường hợp, những hình hoạ rất đơn giản và trực tiếp liên quan đến ý nghĩa mà chúng muốn thể hiện. Ví dụ như lá Bốn Tiền vẽ hình một tay hà tiện, một kẻ dính chặt lấy bảo đảm tài sản. Nhưng Smith ngẫu nhiên vẽ Tiền che đi vương miện, trái tim, cổ họng và bàn chân, từ đó dẫn đến cách diễn giải sâu xa hơn mô tả lòng tham đơn thuần, hay là bà đã tính toán cả? Và trong nhiều trường hợp, hình vẽ đụng chạm đến thứ gì đó xa hơn cả liên hệ hiện tại trong tâm khảm chúng ta. Hãy nhìn vào lá Sáu Kiếm, lá được cho là “hành trình trên nước”. Sự tĩnh lặng như trong mơ, nỗi sầu u ẩn tang trong hình vẽ gợi đến chuyến đi huyền hoặc của những tử linh qua sông Styx.

Tôi không có ý nói rằng Waite thờ ơ hay không nhạy bén với những hình hoạ trong chính bộ bài ông thiết kế nên. Thỉnh thoảng những chú giải của ông, đặc biệt là trong những hình vẽ, giúp chúng ta thấu hiểu nhiều điều hơn là những ý nghĩa đã được liệt kê. Trong lá Sáu Kiếm, ông quan sát thấy rằng “chuyến hàng là ánh sáng”, và điều này, song song với chú giải của Eden Gray, “những thanh kiếm không phải gánh nặng của con thuyền”, dẫn chúng ta đến suy tưởng về hình ảnh một chuyến đi tâm linh hoặc một hành trình tình cảm, mà trên hành trình đó, chúng ta mang theo những kí ức và nỗi sầu khổ trong quá khứ. Trong lá Hai Gậy Waite lại đưa ra hai ý nghĩa đối lập và rồi nói rằng hình ảnh cấp đầu mối giải thích các nghĩa ẩn tàng. Tuy nhiên lúc khác, ý nghĩa đưa ra lại phủ nhận hình ảnh, ví dụ như lá Hai Kiếm – hình ảnh mang đặc chất cô lập và tự vệ nhưng thực ra lại mô tả “tình bằng hữu”.

Từ bộ Rider, khá nhiều nhà thiết kế Tarot đã cố gắng minh hoạ từng cảnh trên từng lá bài. Hầu hết đều rất tôn trọng những hình ảnh của Pamela Smith, nhiều bộ tương tự như thể sao chép, trong khi nhiều bộ khác được biến đổi tuỳ trí tưởng tượng của người thiết kế. Không có bất cứ điều gì buộc họ phải dùng chính những hình ảnh này; chúng vốn chẳng dựa trên truyền thống cổ xưa lâu đời như những lá bộ Thiên Định. Cái uy của những hình ảnh này chính là “thành tựu sáng tạo”. Những hình ảnh được vẽ một cách thô sơ, dựa trên ý niệm cảm thức thời Trung Cổ, bằng cách nào đó đã giúp hàng ngàn người thấu hiểu không chỉ bài Tarot mà còn chính bản thân họ nữa. Tóm lại, Pamela Smith đã tạo nên cả một truyền thuyết mới.

Xem Thêm – Tổng Quan 78 Độ Minh Triết Tarot

SHARE
Bài trướcVí dụ cho thế bài Tấm gương quan hệ
Bài tiếp theo78 Độ Minh Triết – Át Cốc

Bài Viết Mới

78 Độ Minh Triết – Wicca

78 Degrees of Wisdom Wicca Wicca là một tôn giáo ma thuật, “tà đạo thời hiện đại”....

78 Độ Minh Triết – Lá The tetragrammaton

78 Degrees of Wisdom Lá The tetragrammaton The tetragrammaton (Danh Chúa) Bên cạnh bốn nguyên tố, chúng...

78 Độ Minh Triết – Lá The Gate Cards

78 Degrees of Wisdom Lá The Gate Cards The Gate Cards (Những lá Cổng Vào) Dù cho những...

78 Độ Minh Triết – Lá The Four Suits

78 Degrees of Wisdom Lá The Four Suits The Four Suits (Bốn chất) Bất chấp việc minh...

78 Độ Minh Triết – Bộ Tiền– Lá Nữ Hoàng Tiền

78 Degrees of Wisdom Bộ Tiền – Lá Nữ Hoàng Tiền Nữ hoàng Tiền xuôi Nếu đằng sau...

78 Độ Minh Triết – Bộ Tiền– Lá Vua Tiền

78 Degrees of Wisdom Bộ Tiền – Lá Vua Tiền Vua Tiền xuôi Sự trần tục của bộ...

Video