Seventy Eight Degrees of Wisdom
Rachel Pollack
CHƯƠNG IV: CHUỖI VẬT CHẤT
LÁ BÀI THE CHARIOT
Lá Bài The Chariot
Phiên bản cổ của lá bài này với hình cỗ xe ngựa vàng kéo bởi cặp ngựa thay vì cặp nhân sư được chắp ghép từ thập cẩm các nguồn lịch sử hay thần thoại. Khởi đầu thì hình ảnh này được đẻ ra từ những đám rước các anh hùng trở về sau những trận chinh chiến đánh đông dẹp bắc đại thắng trong sự tung hô của dân đen. Phong tục này là câu trả lời cho nhu cầu tâm lý sâu xa của đám đông. Chúng ta vẫn giữ trò tung hê này cho đến ngày nay, hai nghìn năm sau, trong những cuộc diễu hành dành cho mấy ông tổng thống, các vị tướng quân, phi hành gia, với “cỗ xe ngựa vàng” là ô tô limousine xa hoa.
The Chariot hàm ý điều còn cao cả hơn một chiến thắng vinh quang. Điều khiển “động cơ” hai ngựa chạy nước kiệu một cách chủ động đòi hỏi sự kiểm soát tuyệt đối hai con thú (đại diện cho ý chí mạnh mẽ). Plato trong cuốn Phaedrus đã đề cập rằng trí não tương tự một cỗ xe ngựa kéo bằng cặp ngựa đen trắng – cũng chính là hình ảnh của Tarot.
Một thần thoại cụ thể (không nêu tên thì thánh mới biết) của đạo Hindu kể rằng nữ thần Shiva phá huỷ một phần ba thành phố của lũ quỷ. Để “quậy tới bến” được vậy, nữ thần phải quy phục toàn bộ sinh vật dưới trướng mình. Các vị thần rèn cỗ xe ngựa cho Shiva không chỉ bằng sức mạnh thần thánh mà thậm chí còn “bòn rút” cả các nguyên vật liệu của thiên đường, cũng như “mút mát” các vật liệu của Đất Mẹ. Mặt trăng và mặt trời trở thành bánh xe còn gió thành ngựa kéo (biểu tượng phía trước The Chariot trong Tarot, như đai ốc thọt bu lông, như bánh xe và trục đỡ, được gọi là “lingam” và “yoni”, đại diện cho Shiva thiên tính nam và Parvati thiên tính nữ, kết hợp thành nhất thể). Thông qua những hình ảnh của thần thoại, chúng ta biết được rằng chúng ta chiến thắng ma quỷ xấu xa trong tâm linh khi chúng ta có thể tập trung toàn bộ tự nhiên, cả năng lượng vô thức ẩn trong Shiva bộc phát qua ý chí chủ động.
Hai “chuyện mẹ kể bé nghe” này thể hiện hai mặt khác biệt trong quan niệm về ý chí. Câu chuyện về Shiva là chiến thắng đích thực, khi tinh thần tìm thấy mục tiêu để giải phóng toàn bộ sức mạnh. Nhưng Phaedrus lại là về chiến thắng của cái “tôi” – thứ kiểm soát chứ không phải giải quyết những xung đột trong cuộc sống. Những nhà biện giải Tarot nào mà xem xét những lá bài dưới hình thức những hình ảnh tách biệt, mỗi hình ảnh có ý nghĩa “dạy đời” một kiểu, thì có xu hướng bôi rộng ý nghĩa của The Chariot. Họ chỉ ra rằng tên gọi trong Qabalah cho số 7 với tất cả những nghĩa huyền bí của nó là “Chiến Thắng”.
Ở nhiều vùng đất, đặc biệt là Ấn Độ, giống ngựa liên tưởng tới Cái Chết và Tang Tóc. Khi chế độ phụ hệ xoá bỏ nghi thức hiến tế nhà vua, họ giết ngựa thế vào. Sự hiến sinh của ngựa trở thành sự hiến tế linh thiêng nhất, được gán với bất tử. Ngay cả ngày nay ngựa vẫn được dùng để kéo áo quan cho những nhà lãnh đạo vĩ đại (người ta tìm ra một đầu mối kì dị giữa hai khía cạnh của The Chariot trong cái chết của John Kennedy. Ông ta bị giết trong chiếc limousine trong cuộc diễu hành, rồi con ngựa – chống lại lệnh của người quản ngựa – đã kéo áo quan của ông trong tang lễ. còn tui thì tui thấy điêu điêu….) Những mối liên quan này gợi đến ý tưởng chiến thắng tâm hồn vượt lên trên cái chết.
Khi nhìn vào những lá bài một cách tuần tự, chúng ta thấy rằng số 7 chỉ là chiến thắng của dòng đầu bộ Ẩn Chính mà thôi. Nó cho thấy trạng thái đạt được sự trưởng thành, nhưng về cơ bản nó chẳng xớ rớ gì được đến vùng vô thức và siêu vô thức rộng lớn hơn. Theo cách diễn giải này thì khi đến Chariot là chúng ta đã phát triển được cái “tôi”; những bài học đầu tiên về thực tại đã ngấm; thời kì trẻ trâu đi tìm bản thân đã qua, giờ chúng ta bước sang cuộc sống của người trưởng thành, thành công trong cuộc sống, được người người ngưỡng mộ, tự tin và thoả mãn về bản thân, có khả năng kiểm soát cảm xúc, và trên hết, định hướng ý chí.
Giống như The Magician, người đánh xe ngựa cũng cầm gậy phép. Khác với Magician, anh ta không giơ gậy phép lên đầu hướng về thiên đường. Sức mạnh của anh đã phục tùng trước ý chí của anh. Tay anh chẳng nắm sợi cương quản ngựa nào. Chỉ cần nhân cách mạnh mẽ thôi cũng đủ để đối mặt với những thử thách trong cuộc sống.
Lingam và Yoni thể hiện khả năng kiểm soát nhục dục trưởng thành của anh ta. Anh ta không còn là nạn nhân của cảm xúc nữa, và tình dục trở thành một loại hưởng thụ trong cuộc sống. Hình vuông phát sáng trên ngực anh ta, một biểu tượng của những xung động tự nhiên, kết nối anh ta với thế giới nhục cảm của The Empress, nhưng ngôi sao tám cánh trên mũ miện của anh ta lại thuộc về năng lượng tinh thần định hướng những đam mê (những nhà biểu tượng học coi ngôi sao tám cánh là lưng chừng giữa thế giới vật chất và vòng tròn tâm linh. Còn như tớ thì thấy nói dài dòng cũng chỉ để diễn tả rằng anh chàng này đã hiểu thế nào là sex có trách nhiệm *đùa thôi*). Cỗ xe ngựa của anh ta còn bự hơn cả thị trấn ở đằng sau chỉ ra rằng ý chí của anh ta còn mãnh liệt hơn cả luật lệ của xã hội. Tuy nhiên, sự thực rằng cỗ xe của anh ta không chuyển động lại ám chỉ rằng anh ta không nổi loạn. Cặp bánh xe ngựa ngập trong nước mang nghĩa anh ta bòn rút năng lượng từ sự vô thức, mặc dù bản thân cỗ xe lại ở trên cạn tách biệt anh ta khỏi “kết nối trực tuyến” với nguồn năng lượng vĩ đại đó.
Chúng ta đã đề cập đến biểu tượng tính dục của Lingam và Yoni. Trong khi thần thoại Hindu gán ghép loài ngựa với chết chóc, những người chạy theo thuyết phân tâm học của Freud lại cho rằng chúng liên quan đến năng lượng tính dục trong ham muốn thể xác. Bằng cách kiểm soát cặp ngựa (hoặc cặp nhân sư), Người Quản Ngựa điều khiển được cả những ham muốn bản năng của mình.
Cơ thể anh ta dính chi chít các biểu tượng ma thuật. Chiếc áo giáp mang những biểu tượng của ma thuật nghi thức, chiếc chuông đại diện cho các dấu hiệu và các hành tinh. Hai khuôn mặt hình mặt trăng trên vai anh ta được đặt tên là “Urin và Thummim”, hai cầu vai được cho là của The High Priestess ở Jerusalem, thế nên gợi đến The Hierophant. Đồng thời mảnh trăng khuyết gợi đến The High Priestess. Tấm mành thêu sao trên khung xe cũng gợi đến tấm màn của The High Priestess; anh ta đã đặt bí ẩn vô thức ở phía sau.
Vậy nên chúng ta có thể thấy tất cả hệ thống biểu tượng của dòng dầu bộ Ẩn Chính đều được nhồi nhét vào lá The Chariot. Gậy gộc và biểu tượng chỉ Pháp sư, Nước, Nhân sư, tấm mành của Nữ Tư Tế, hình vuông và địa cầu chỉ Nữ Hoàng, thành phố chỉ Hoàng Đế, đôi cầu vai là Đại Tư Tế, lingam và yoni chỉ Người Tình. Tất cả các loại năng lượng đều chen chúc lại tạo nên nhân cách nền tảng bên ngoài.
Thế mà, quan sát The Chariot với những phẩm chất cứng rắn của nó. Quan sát người cầm cương có nửa thân dưới gắn chặt vào động cơ đá. Phục tùng hoàn toàn trước nhận thức sẽ phải đối mặt với nguy cơ trở nên “khô như ngói” và “cứng như đá”, cắt đứt với những thế lực nó đã học được cách kiểm soát. Tiện thể nhòm qua cả cặp nhân sư đen trắng không hoà thuận với nhau. Mỗi con nhìn một hướng. Ý chí người cầm cương thuần phục chúng trong một trạng thái cân bằng cứng nhắc. Nếu trạng thái đó đổ vỡ, cỗ xe và người lái sẽ “anh đầu sông em cuối sông” ngay.
Paul Douglas đã so sánh The Chariot với ý tưởng “cá nhân” của Carl Jung. Khi lớn lên chúng ta tạo ra một loại mặt nạ để đối mặt với thế giới bên ngoài. Nếu nốc ao thành công nhiều thử thách của cuộc sống, thì những khía cạnh khác biệt sẽ hoà hợp với cái “tôi-mặt-nạ” này. Nhưng chúng ta có thể dễ dàng lầm tưởng cái thành công cá nhân này với bản ngã, thậm chí đến mức nghĩ rằng lột mặt nạ đồng nghĩa với một loại mất mát tương tự cái chết. Đây là lí do dòng trạng thái thứ hai của bộ Ẩn Chính, nhằm mục đích giải phóng bản ngã khỏi vỏ bọc bên ngoài, đặt lá Death ngay cạnh lá cuối cùng.
Đến đây chúng ta đã suy xét về The Chariot như một tượng đài trưởng thành. Nhưng quan niệm về ý chí con người vượt khỏi tầm cá nhân. Với hình ảnh mang tinh thần chinh phục và điều khiển những thế lực của cuộc sống, The Chariot là một biểu tượng hoàn hảo cho nền văn minh, tạo ra luật lệ từ tự nhiên hỗn loạn, bằng cách sử dụng chính thế giới tự nhiên như những vật liệu thô để kiến tạo văn hoá và thành thị. Một trong những lý tưởng chủ chốt của Qabalah đã mở rộng quan điểm này. Bằng mối quan hệ dây dưa với chữ “Iain” của bảng chữ cái Hebrew, The Chariot có đặc tính của “ngôn ngữ”. Ngôn ngữ luôn được coi như đại diện của trí tuệ và quyền lực vượt trên tự nhiên. Cho đến giờ chúng ta biết chỉ mỗi con người mới sở hữu ngôn ngữ (mặc dù đám tinh tinh đã thể hiện rằng chúng có khả năng học ngôn ngữ dấu hiệu của loài người, cá voi và cá heo có thể giao tiếp bằng loại ngôn ngữ riêng), và chúng ta có thể nói rằng ngôn ngữ giúp chúng ta tách hẳn khỏi phần động vật. Adam giành phần kiểm soát quái vật ở Vườn Địa Đàng bằng cách gọi tên chúng. Quan trọng nhất là, loài người dung ngôn ngữ để truyền đạt thông tin để tiếp nối văn minh.
Thế nhưng, cũng như cái “tôi” bị giới hạn, ngôn ngữ cũng có giới hạn của nó. Đầu tiên, ngôn ngữ có “hôn thú ràng buộc” với những trải nghiệm thực tế. Bằng cách lập khuôn thức diễn đạt về thế giới, cộp mác cho mọi thực thể, chúng ta lại tự dựng lên một rào chắn giữa bản thân và trải nghiệm. Khi ngó một cái cây, chúng ta không nghĩ đến những vận động của một cơ quan sống; đúng hơn, chúng ta nghĩ về “cái cây” rồi…phủi đít bỏ đi. Cái mác đã thay thế bản chất. Hơn nữa, với việc dựa dẫm quá nhiều vào tính chất lý tính của ngôn ngữ mà chúng ta “ăn bánh bơ đội mũ phớt” những trải nghiệm không thể diễn đạt được thông qua ngôn từ. Chúng ta đã thấy cách Nữ Tư Tế thể hiện sự minh triết trực giác vượt khỏi ngôn ngữ tầm thường. Những trải nghiệm cụ thể, đặc biệt là sự thống nhất kì diệu với tinh thần, không thể mô tả nổi. Ngôn ngữ chỉ trớt quớt cái vỏ ngoài với những phép ẩn dụ và những chuyện kể hoang đường. Những người nào phụ thuộc hoàn toàn vào ngôn ngữ khăng khăng rằng trải nghiệm vô lời hoặc những trải nghiệm không thể đánh giá được bằng những bài kiểm tra tâm lý là không tồn tại. Điều này chỉ đơn giản là chúng không thể bị lí giải một cách khoa học thôi. Những võ đoán như vậy thể hiện qua sự gắn liền của tay đánh xe với khúc đá.
Đến nay chúng ta đã vần vò từng biểu tượng trên hình trừ biểu tượng rõ ràng phang thẳng mặt nhất: cặp nhân sư. Waite vay mượn hình ảnh cách tân này từ Eliphas Lévi, một nhà tiên phong vĩ đại của Tarot theo trường phái Qabalah. Như cặp cột đen trắng của The High Priestess, hay cặp ngựa đen trắng ở phiên bản cũ mèm, cặp nhân sư mang nghĩa đối tính và các phân mặt đối lặp của cuộc sống. Một lần nữa, cái mô típ tam thể lại đập vào mặt chúng ta không thương tiếc. Ở đây lực lượng trung hoà chính là ý chí.
Dùng cặp nhân sư thay vì cặp ngựa ám chỉ đôi dăm ý nghĩa sâu xa hơn. Nhân sư trong thần thoại Hy Lạp là một kẻ thách đố, đại diện cho mặt bí ẩn của cuộc sống với dân chúng thành Thebes bảy cổng. Thần thoại này kể lại rằng con nhân sư chặn đường những thanh niên trẻ đến thành phố như bọn lưu manh chặn đám đầu to mắt cận, nhưng thay vì hỏi tiền thì lại đố: “Sinh vật gì sang đi bốn chân, chiều đi hai chân và tối đi ba chân?”. Nó xé xác những kẻ không trả lời được. Câu trả lời là “con người” – bò bốn chân khi còn bé, trưởng thành đi bằng hai chân, và về già hai chân thêm cây gậy chống. Ngụ ý rõ rành rành. Nếu không hiểu bản chất nhân loại ở cả mặt mạnh và yếu, thì cuộc sống sẽ cắt tiết bạn nhanh thôi. The Chariot là biểu tượng của sự trưởng thành, chấp nhận các giới hạn của cuộc sống, thêm sự trợ giúp của ngôn ngữ và thấu hiểu lý tính, trước thì để định nghĩa trải nghiệm, sau là để kiểm soát chúng.
Nhưng vẫn còn ý nghĩa khác chơi ú tim ở đây đây. Chàng thanh niên giải được câu đố của nhân sư là Oedipus, người đến thành Thebes sau khi hạ sát cha mình. Điểm nhấn của Freud về tội loạn luân đã lôi kéo sự chú ý đáng lẽ phải dành cho thông điệp sâu xa hơn của câu chuyện về Oedipus. Oedipus là hình mẫu một người đàn ông thành đạt hoàn hảo. Không chỉ cứu Thebes khỏi mọi đe doạ và trở thành vua, chàng cũng là người thấu tình đạt lý sự sống. Chàng biết con người là gì. Nhưng vấn đề ở chỗ chàng biết người mà cóc biết mình. Bản chất bên trong đóng cửa tẩy chay chàng cho đến tận lúc thánh thần bắt chàng đối diện với nó. Và các thánh thần ép chàng theo nghĩa đen thật. Nếu lời sấm không rỉ tai cha chàng trước rồi đến chàng, Oedipus sẽ chẳng đời nào làm những chuyện chàng đã làm. Thế nên, dù thấu hiểu ý nghĩa bên ngoài của cuộc sống một con người, chàng chẳng biết chàng là ai, hay mối quan hệ của chàng với thần thánh kiểm soát đời chàng. Và đây chính xác là hai vấn đề mà dòng hai với dòng ba bộ Ẩn Chính tìm cách giải quyết. Dòng 2 chúng ta tìm kiếm thứ vượt trên cái tôi để đến với bản chất. Dòng ba chúng ta giáp lá cà trực diện một cách cởi mở với những năng lượng chân nguyên của sự tồn tại, để cuối cùng tiếp cận với sự hoà nhập của các mặt đối tính – điều mà tay quản ngựa có thể thống trị nhưng không bao giờ hoà hợp.
Ý nghĩa bói toán của The Chariot bắt nguồn từ ý chí mạnh mẽ của nó. Trong đọc bài lá này mang nghĩa một người đã thành công kiểm soát tình huống nhờ tính cách cứng rắn. Nó còn ám chỉ một tình huống có nhiều mâu thuẫn chưa được tổng hoà mà chỉ đơn thuần được đặt trong vòng kiểm soát. Cũng không cần thiết phải làm quá lên mặt tiêu cực của lá này. Khi nó lật xuôi thì The Chariot mang nghĩa cơ bản là thành công – một nhân cách đang là trung tâm của thế giới. Nếu nó xuất hiện trong vai trò kết quả một vấn đề thì ám chỉ chiến thắng.
Lật ngược, những mặt đối lập của lá bài mang sức mạnh dữ dội hơn. The Chariot trồng cây chuối mang hàm ý rằng sự tiếp cận sức mạnh ý chí không thành công, và vấn đề vuột khỏi tầm kiềm soát. Trừ phi người đó tìm được cách tiếp cận khó khăn khác, không thì anh ta hoặc cô ta sẽ phải đối mặt với thảm hoạ. Sức mạnh ý chí không thể thường trực 24/7 quanh ta. Như Oedipus, thỉnh thoảng chúng ta phải học cách để “nước chảy bèo trôi” phó mặc mọi sự cho trời.
Tìm Hiểu Thêm – 78 Độ Minh Triết Tarot