Seventy Eight Degrees of Wisdom

Rachel Pollack

CHƯƠNG III: NHỮNG LÁ CHÍNH MỞ ĐẦU – BIỂU TƯỢNG VÀ CHÂN NGUYÊN

Lá “The High Priestess”

Bill Butler trong “The Definitive Tarot” có bài luận giải xuôi tai nhất về lịch sử của hình mẫu “The High Priestess”. Suốt thời Trung Cổ từng thịnh hành một câu chuyện về một người phụ nữ được bầu là Giáo Hoàng. Sau bao nhiêu năm giả nam, “nàng” Giáo Hoàng Joan này đã leo lên bị trí “đỉnh của đỉnh” trong hệ thống cấp bậc của Giáo hội, rồi đùng một cái bị Diêm Vương “hỏi thăm” khi sinh một đứa trẻ trong lễ Phục Sinh.

Giáo Hoàng Joan gần như là một huyền thoại; nhưng những nữ Giáo Hoàng Visconti thì lại có thật. Giữa cuối thế kỉ 15, một nhóm hội của Ý tên “Guglielmites” tin rằng người sáng lập của họ – Guglielma từ Bohemia, ngỏm từ 1281 – sẽ đội mồ sống dậy vào năm 1300 để bắt đầu Kỉ Nguyên Mới cho phép giới nữ làm Giáo Hoàng (đại khái là theo chủ nghĩa mẫu hệ ấy mà). Và họ đã tiên phong bằng cách bầu ra một người đàn bà là Manfreda Visconti là Nữ Giáo Hoàng chuột bạch thử nghiệm đầu tiên. Nhà Thờ kiên quyết vùi dập tư tưởng phụ nữ lên ngôi bằng việc thui Sơ Manfreda vào đúng năm 1300 – năm được mong đợi là sẽ bắt đầu Kỉ Nguyên Mới. Vài trăm năm sau cũng chính cái họ Visconti đó đã pr bộ Tarot đầu tiên. Lọt giữa những lá chính vô số vô tên tòi ra một lá có hình một người đàn bà, mà về sau đã mang tự “The Papess” (Mẹ Xứ, Nữ Giáo Hoàng, tuỳ bạn chọn).

Cái tên này tồn tại cho đến thế kỉ 18 khi Court từ Gebelin tin rằng Tarot được “nhập khẩu” từ một tôn giáo thờ cúng thần Isis của người Ai Cập cổ và đổi tên “The Papess” thành “The High Priestess” (Nữ Tư Tế). Ngày nay thì các tác giả thích chém sang tên nào cũng được (kể cả “Isis Che Mạng”), và trong hình tượng của Waite thì quần áo Nữ Tư tế đu theo “phong cách” của Nữ Tư Tế Isis, đặc biệt là vương miện 3 kì trăng.

Bên trái là nữ thần Isis đang chỉ dẫn cho nữ hoàng Nefertiti (đầu đội vương miện 3 kì trăng, giống “The High Priestess” chưa?). Bên cạnh là lá “Isis” trong Tarot Ai Cập thay cho lá “Nữ tư tế”.

Huyền thoại Giáo Hoàng Joan và Manfreda Visconti không chỉ đơn thuần là “chuyện lạ có thật” mang tính lịch sử. Chúng vẽ nên viễn tưởng khôi phục một xã hội mẫu hệ đề cao vai trò phái nữ và tính nữ (như tộc Amazon sexy chẳng hạn) trong tín ngưỡng và vũ trụ thời kì Trung Cổ. Những hình tượng và quan niệm này cũng trực tiếp tuyên cáo giáp lá cà với vai trò được của các quý-ông được là nghiễm nhiên đã thống trị Giáo Hội và đạo Do Thái hàng thế kỉ. Kết quả, người bình thường coi tôn giáo của linh mục và giáo sĩ như “thuyết trên trời chỉ để làm cảnh”, khó nhằn khô khan – vì chúng chỉ chăm chăm vào tội ác, sự phán xét hay sự trừng phạt. Con người thèm khát lòng khoan dung và tình yêu – những điều hay đi cùng tính nữ. Như cánh chim của bà mẹ che chở cho đứa con khỏi sự nghiêm khắc của ông bố, một “thánh nữ” (không phải Maria Ozawa nhe = w =) can thiệp biện hộ cho những tội lỗi có thể thông cảm của đám con chiên trước sự phán xét cứng như đá của Cha (Father, vừa là cha, vừa là cách gọi linh mục Giáo Xứ).

Khá thú vị khi nhận ra theo nhiều cách Nhà Thờ coi Christ – Chúa Con – trong vai trò ban phát tình yêu và lòng nhân từ này. Vấn đề ở chỗ con người ta khoái đàn bà cơ :v. Ngay cả ý tưởng tạo ra “Giáo Hội Mẫu Hệ” cũng chẳng xi nhê. Cuối cùng Giáo hội đành phải thêm mắm dặm muối lăng xê cho hình tượng của Đức Mẹ Đồng Trinh Mary đến khi độ “lổi tiếng” xấp xỉ Chúa Christ.

Nhiều tác gia và nghiên cứu gia tin rằng phiên bản váy xống quần áo được “nâng cấp hoá” của Mary – cũng như những bộ áo chùng lườm xườm của tu sĩ – bắt nguồn từ khao khát muốn đồng hoá với những vị nữ thần xa lắc xa lơ từ thời Thiên Chúa chưa giáng sinh của Giáo Hội. Nếu điều này có căn cứ thì nó chỉ ra: không phải chủ nghĩa bảo tồn văn hoá có hiệu quả, mà là bản thân hình tượng tính nữ tự nó có sức mạnh riêng để duy trì và không bị vùi dập.

Trong đạo Do Thái, tín ngưỡng được “đăng kí độc quyền” của mấy bố tu sĩ làm ăn hiệu quả hơn, trấn áp được “cách mạng đòi nổi dậy” của nữ quyền. Cũng vì thế mà giáo dân đâm bổ đầu vào trồng si trong sân lĩnh vực khác: Huyền Thoại Qabalah. Những nhà Qabalah “mượn” cụm từ “Shekinah” từ dân Do Thái – từ “Shekinah” có nghĩa Tuyên Ngôn Của Chúa trong thế giới thực – rồi “phẫu thuật” nó thành một phần bản ngã của Chúa, hay phần nữ tính. Mấy ông Qabalah cũng nhào nặn ra Adam với nguyên thể bất nam bất nữ nửa nạc nửa mỡ. Sự phân tách của Eve ra khỏi Adam, hay thậm chí là sự “li dị không chính thức” của Shekinah khỏi Chúa, trở thành kết quả của Sự Sa Ngã; sự vắng vẻ những bóng hồng nhan trong tôn giáo chính thống  gần như đã thành tội lỗi chứ không phải trinh bạch.

Chúng ta đã thấy được phẩm chất nhân từ của người mẹ trong hình tượng tính nữ thần thoại. Tuy nhiên trong huyền thoại các vị nữ thần nói chung đều ẩn núp trốn tìm trong bóng tối, thể hiện mặt đen tối bị che giấu. Đàn bà vốn phức tạp, mặt nọ mặt kia oánh nhau loạn xạ không thể chỉ 1 lá mà vẽ nên hết. Cái khó ló cái khôn – bộ Tarot chia hai hình mẫu của đàn bà ra 2 lá Ẩn chính, và gán tính khoan dung nhân từ cho lá thứ 2 (lá Ẩn Chính thứ 3), “The Empress”“The High Priestess” tự thân thể hiện mặt thâm nho sâu xa của phái nữ – là mặt tối, bí ẩn bị che giấu của đàn bà.

Nàng là nhị nguyên nhất thể – sự kết hợp trinh bạch của Mary Đồng Trinh và mặt con gái tinh khiết trong trắng của Shekinah (nguyên được dựng làm hình tượng cho người mẹ, người vợ, đứa con gái).

Những đức tính này vốn do phái nam gán cho phái nữ. Những nhà Qabalah học, những nhà thần học và những hoạ gia thiết kế Tarot đều buồn ơi là sầu cho sự tách biệt giữa đàn ông và đàn bà, rồi đi truyền bá rằng sự thống nhất là cái đích chính nhất (à thì cách nói khác của sex là cái đích cuối cùng thôi mà = w=). Lá “The World” đại diện cho hi vọng này. Bét ra họ đã qua mặt được những tôn giáo chính thống thậm chí còn từng tranh cãi xem phụ nữ có… linh hồn hay không (Tổ bố các ông!). Với đàn ông, phụ nữ lúc nào cũng bí ẩn, kì quặc, và an toàn trong vai trò làm mẹ, đầy tình thương và nhân ái. Trong mắt đàn ông, phụ nữ bị xếp vào hang….người ngoài hành tinh – suy nghĩ thì rối rắm và phi lý trí. Hiện giờ vẫn đầy rẫy những bộ phim tiểu thuyết trong đó đám đàn ông đơn giản bị những người phụ nữ tâm cơ quay như châu chấu.

Sự thật là chu kì….kinh nguyệt dài như kì trăng đã kết nối phụ nữ với hành tinh bạc kì bí đó. Tự bản thân kinh nguyệt– chảy máu dài dài từ cơ quan sinh dục mà không ảnh hưởng đến mạng sống – đã khiến đàn ông sợ mất dép hàng thế kỉ (thế chẳng lẽ các bố thời đó không mộng tinh?!!). Thậm chí ngay cả bây giờ mấy cha Do Thái mê tín vẫn tin một giọt máu kinh nguyệt có thể giết….1 cái cây (đêmama các bố giết hàng triệu mạng mỗi sáng thì éo có sao (°° ┻━┻). Tiếp đó, nỗi sợ về khả năng sinh sản của đàn bà càng khiến đám đàn ông (chui từ chính bụng đàn bà mà ra đấy) coi phụ nữ thuộc về bóng tối. Bào thai lớn lên và linh hồn nhập vào bào thai đó trong tử cung tối tăm ẩm ướt. Tính mẫu nối phụ nữ với đất đai trù phú, cũng chính là nơi bóng tối ngự trị. Hạt giống nằm trong đất xuyên mùa đông buốt giá, vươn lên thành thực phẩm dưới ánh mặt trời ấm áp – điều mà nhiều nền văn hoá định là tính nam.

Giống như mặt trời chiếu thẳng vào mặt đất, đàn đông cũng “đâm thẳng, xuyên thủng, rẽ lung tung” trong cơ thể đàn bà và để lại “hạt giống” trong tử cung người đàn bà (ok đến đoạn này thấy có vẻ lạc đề vãi…). Chúng ta có thể dễ dàng thấy đàn ông tự nhận thế chủ động và coi đàn bà thuộc loài bị động và thần bí. Thường thì con người gán mác tiêu cực và yếu xìu cho sự thụ động. Nhưng sự thụ động cũng có mặt mạnh riêng của nó. Nó cho não có cơ hội làm việc. Mấy người chỉ làm mà không nghĩ là “hữu dũng vô mưu” – họ thường không nhận ra bài học từ hành động của chính họ. Sâu xa hơn, sự thụ động bồi dưỡng siêu tâm. Chỉ khi né được những ảnh hưởng bên ngoài chúng ta mới có thể nghe thấy tiếng nói của các thể loại sức mạnh tâm linh tự nhiên bên trong. Nhiều người để tránh nghe thấy tiếng nói này đã lao đầu vào hành động (kiểu như trốn tránh lương tâm ấy mà). Xã hội của chúng ta dựa hoàn toàn vào những thành tựu bên ngoài, khiến việc bồi dưỡng tâm thức trở nên ngớ ngẩn ngu ngốc; thế nhưng nếu không có sự thông tuệ đó, chúng ta sẽ không bao giờ lĩnh hội được đầy đủ tri thức về bản thân hay về thế giới.

“The High Priestess” đại diện cho những phẩm chất: bóng tối, bí ẩn, năng lượng tâm linh, sức mạnh của mặt trăng khuấy động tâm thức, sự thụ động và sự thông thái từ bên trong. Sự thông thái này không thể diễn tả bằng ngôn ngữ của lý trí; cố gắng diễn giải nó chỉ khiến nó bị giới hạn, nông cạn và méo mó đi thôi. Hầu hết con người vào một ngày đẹp trời giời đánh thánh đạp nào đó đột nhiên cảm thấy họ hiểu ra cái gì đó từ sâu sâu bên trong mà không tài nào giải thích được. Thần thoại đóng vai trò như phép ẩn dụ cho những cảm xúc tâm linh sâu xa; nhưng tự thân thần thoại, giống như những bài nghiên cứu của những nhà tâm linh hoc và nhân loại học chém ra, đều chỉ là biểu tượng. “The High Priestess” có nghĩa sự thông tuệ thẳm sâu bên trong.

Nàng ngồi giữa 2 cây cột lấy nguyên gốc từ đền thờ Isis và đền thờ Hebrew cổ đại ở Jerusalem, nơi Chúa đăng ký tạm trú ở nhân gian, hay nói cách khác, nhà của Shekinah. Tấm mành treo lủng lẳng giữa hai cây cột ý nói chúng ta bị “cấm cửa” khỏi thế giới thông tuệ. Hình ảnh đền thờ phủ mành treo rườm rà hoặc chốn linh thiêng xuất hiện trong rất nhiều tôn giáo. Shekinah được cho là ẩn mình ăn nhờ ở đậu trong rương chứa pháp điển đằng sau tấm màn treo trong đền chùa.

Giờ đa số cho rằng chúng ta bị cấm không được vượt qua 2 cây cột của “The High Priestess”. Trong hiện thực, chúng ta đơn giản là có biết cách vượt qua quái đâu (=w=). Nhòm vào phía sau tấm màn (nghe giống đi coi trộm gái tắm quá đê…) tức là sẽ nhận thức được trí tuệ vô thức (nghe choảng nhau chan chát…). Đó cũng chính là điểm cuối toàn bộ hành trình của bộ Đại Bí Mật. Săm soi thật kĩ hình ảnh của Smith. Bạn có thể thấy thứ lấp ló đằng sau tấm trùm – Nước. Không phải một cái đền to tổ bố hay mớ biểu tượng hầm bà lằng, chỉ đơn giản là bể Nước, một đường chân trời, và bầu trời. Bể nước ngầm hiểu là sự vô thức và sự thật ẩn giấu. Nước là sự vô cảm, là bí mật trong tâm bóng tối, ẩn thân bên dưới bề mặt phẳng lặng. Đối với chúng ta, hầu hết thời gian tâm thức loạn như cào cào châu chấu vẫn trốn sau lưng ý thức tĩnh lặng kiềm chế. Chúng ta không thể đột kích vào đền thờ trí tuệ thiêng liêng bởi chúng ta tự thân không biết chiến thuật; vì vậy chúng ta phải lê lết qua đủ tất cả những lá bộ Thiên Định cho đến khi với đến gót chân “The Star” và “The Moon”, điểm mà chúng ta cuối cùng cũng có thể khuấy động đến “Nước” và tìm về đến cội nguồn trí thức sáng rõ dưới “The Sun”.

Đền thờ giới thiệu 2 cây cột – đại diện cho sự đối lập và đối tính. Hình ảnh cặp cột này xuất hiện lại rất nhiều lần trong những lá Thiên Định, ở những nơi lộ liễu một cách hiển nhiên như trong nhà thờ của lá “the Hierophant”, hay 2 ngọn tháp trong “The Moon” (là cách nhìn khác của đôi cột trong “The High Priestess”), nhưng cũng có thể theo cách đánh đố người ta hơn, kiểu như cặp nhân sư trong “The Chariot”, hoặc người đàn ông người đàn bà trong “The Lovers”. Cuối cùng, lá “The Judgement” với hình ảnh đứa trẻ trồi lên từ mộ giữa một người đàn ông và một người đàn bà, và lá “the World” tay ôm hờ 2 cây gậy phép, đặt dấu chấm hết cho “nhị thân” và trở thành “nhất thể” – kết hợp cả cái thần bí bên trong và cái nhận thức bên ngoài.

Chữ “B” và “J” là viết tắt cho “BOAZ” và “JAKIN”, hai cái tên của cặp cột trong đền chùa ở Jerusalem. Không phải nói cũng biết cột đen BOAZ đại diện cho sự thụ động và bí ẩn trong khi cột trắng JAKIN đại diện cho chủ động và ý thức. Nhưng chú ý tí nữa thì lại thấy màu của BOAZ và JAKIN lại ngược – B trắng J lại đen. Giống như những dấu chấm trong hệ thống biểu tượng Âm-Dương, nó chỉ ra rằng sự phân cực chỉ là tương đối, trong cái này có cái kia.

“Mẹ xứ” ôm trong lòng một cuộn giấy ghi chữ “TORA”. Đây là cái tên ngụ ý chỉ bộ luật Do Thái, Ngũ thư của Moses, mà trong tiếng anh đọc là “Torah” (kinh Torah ấy). Cách phát âm đặc biệt này cho phép đảo thành từ “Taro”.  Như những vấn đề gốc rễ của phái thiền Qabalah (kiểu kiểu như tích Chúa bị đóng đinh câu rút trong Thiên Chúa Giáo ấy), kinh Torah mang ý nghĩa đặc biệt bí hiểm. Những nhà Qabalah học tin rằng kinh Torah đọc vào sáng thứ bảy trong giáo đường Do Thái chỉ là loại kinh thư đại diện, là “cái bóng”  được những ghi chép lại bởi cách nhìn người trần trong hang động dựa trên “Torah” IDEA ngoài hang (đọc thêm Thuyết Hang ĐỘng của Platon nha, thú vị lắm;)), nơi Chúa xuất hiện trước cả vũ trụ, và nó mang trong mình tất cả những gì chân thực nguyên bản nhất. “Mẹ xứ” ôm Tora bị cuộn và một phần ẩn dưới cánh tay áo có nghĩa những tri thức cao xa khó hiểu đó vượt khỏi tầm học thức “lùn” của con người hoá ra lại khá gần gũi. Chúng ta có thể mô tả nó như sự thực tâm linh hiện hữu nhưng chỉ là phiên bản móp méo của thần thoại và mơ tưởng.

Các chương trước chúng ta nói đến “The Fool” xuất hiện ở những thời khắc quyết định “ngàn vàng” và thúc đẩy chúng ta tiến tới. Khoảng cách giữa “The High Priestess” và “The Empress” chỉ là 1 sợi chỉ mỏng manh. Chúng ta có thể dễ dàng “trồng cây si” bởi bóng tối lạnh lẽo của lá Ẩn chính thứ hai, kể cả nếu chúng ta chẳng bao giờ mó được đến gấu váy của “The High Priestess”. Con người khi muốn lao đầu vào tâm linh học các kiểu thường khoái….ảo tưởng về nó hơn là trải qua quá trình học tập rèn luyện vốn khó nhọc nhưng cần thiết để tiến bộ. Nhiều người bình thường không nghĩ đến tâm linh này nọ thì hay thấy cuộc sống bi kịch, nặng nề, vân vân mây mây…. quá khó khăn để hoà đồng (nhiều người mắc bệnh bi kịch mà tưởng mình tự kỉ lắm = v =). “The High Priestess” hữu dụng nhất là khi con người dùng cái thụ động của nàng để cân bằng với cái thái độ trưng ra cho thiên hạ chỉ trỏ của “the Magician”, nhưng nhiều người lại cho rằng mặt thụ động mới thực sự quyễn zũ. Họ cho rằng sự thụ động này là một câu trả lời cho sự đấu tranh, một cách rút lui trong êm thấm hay vì phải chịu đựng sự phê phán của người đời khi hoàn toàn thể hiện bản thân (một sự nhịn chín sự lành = w =).

Vấn đề ở chỗ đầu óc con người không làm việc cái kiểu đó. Nó đòi hỏi đam mê và sự kết nối với thế giới. Nếu chúng ta không thể làm đà điểu trốn sau tấm màn thông thái của đền thờ, trốn tránh khỏi thế giới là vô nghĩa. Ai mà cứ cố sống thụ động sẽ nhanh chóng trầm cảm, và ngày càng bị tắc tịt trong vòng tuần hoàn nhạt nhẽo, sợ hãi và lạnh lẽo.

Hầu như tất cả các nữ thần mặt trăng trong các thể loại tôn giáo đều khá hung dữ đanh đá. Ovid từng kể một câu chuyện về Actaeon, một thơ săn trẻ tuổi – đại diện hoàn hảo của thế giới hành động. Một ngày giời đánh thánh đâm nào đó, chàng ta đi săn và ngẫu nhiên thấy một dòng suối đẹp, và quyết định men theo nó đến đầu nguồn (lại nữa, nước là biểu tượng của vô thức). Chàng tách khỏi bạn đồng hành và đám chó săn, và khi đến được nguồn dòng suối, thoát khỏi thế giới “hành động”, chàng ta thấy một đám tiên.Giữa họ, khoả thân và hoàn toàn trinh trắng là nữ thần ghét trai Diana (xem các sự tích về Diana nha, bà này mê gái chứ hổng mê trai). Giờ thì, nếu Actaeon ngay lập tức đánh bài chuồn về thế giới bên ngoài có khi chàng ta vẫn còn sống nhăn răng. Nhưng thay vào đó, chàng ta để sắc đẹp của Diana đánh gục; chàng ta nán lại quá lâu, và vị nữ thần nổi tiếng ghét đàn ông đó đã phát hiện ra Actaeon đang xem phim nóng của mình (hãy so sánh lớp áo diêm dúa của “The High Priestess” với màn khoả thân nóng bỏng của “The Star”), đã biến Actaeon thành một con hươu. Khi Actaeon chạy trốn, đám chó săn của chính chàng đã cắn xé chàng thành từng miếng.

Đến đây “The Fool” lại mò vào (và đừng quên con cờ hó của chàng Ngốc đang nhún nhảy cạnh chàng ta), nhắc nhở chúng ta vừa nhảy vừa né khỏi việc bị 2 thế giới này huyễn hoặc cho đến khi chúng ta hoàn toàn sẵn sàng thuần hoá chúng.

Ý nghĩa tiên đoán của “The High Priestess” đầu tiên phải kể đến những cảm quan bí ẩn trong cuộc sống – những thứ chúng ta không biết và những thứ không thể biết. Nó chỉ ra bóng tối không chỉ là những nỗi sợ ẩn giấu trong tinh thần con người nó cũng một vẻ đẹp đặc trưng. Chui xó tự kỉ trong một thời gian nhất định có hể bồi dưỡng cuộc sống của chúng ta, cho phép vài thứ khó kể tên bên trong chúng ta thức tỉnh.

Dưới vai trò biểu tượng của những tri thức bí mật, lá ẩn chính nay chỉ ra trực giác thấu hiểu câu trả lời khi đối mặt với một vấn đề lớn lao nếu chúng ta có thể diễn đạt câu trả lời đó một cách có ý thức. Đặc biệt hơn, lá bài có thể đề cập đến những ảo ảnh hoang tưởng và những thứ thần bí khó giải thích, như kiểu tiên tri chẳng hạn.

Mặt tích cực nhất của “The High Priestess là tiềm năng trong cuộc sống – tiềm năng mạnh mẽ mà chúng ta chưa bới ra được dù có “cảm giác” có thể. Phải hành động hoặc tiềm năng sẽ tiếp tục mọc rêu trong con người.

Ngoại trừ trí tuệ sâu thẳm, lá bài đôi lúc còn mang ý nghĩa tiêu cực. Như đa số các lá Thiên ĐỊnh, giá trị của “Mẹ xứ” phụ thuộc vào nội dung các lá râu ria khác. Mặt tiêu cực thì lá này chỉ ra sự bị động nhầm thời điểm hoặc trong thời gian quá dài, dẫn đến nhu nhược, sợ hãi với con người và cuộc sống.  Nó cũng gợi đến những người có trực giác mạnh mẽ nhưng không biết cách biến chúng thành hành động. Nhưng dù tốt hay xấu thì lá bài này phụ thuộc đa phần vào cá lá đi kèm hoặc trực giác người đọc bài. Thường thì lá này rất ba phải, nghĩa nào cũng có – con người lắm mặt mà.

“The High Priestess” là một hình tượng chân nguyên, một bức hình mang mặt nghĩa đơn lẻ của sự tồn tại. Khi đảo ngược nó chúng ta sẽ đem lại những phẩm chất thất lạc. “Mẹ xứ” trồng chuối có nghĩa hướng đến một niềm đam mê, sự dính dáng sâu sắc với cuộc sống và con người trong mọi mặt: tình cảm, tính dục và đấu tranh. Tuy nhiên, con lắc có thể bật quá mạnh, và lá ngược sẽ thành biểu tượng của sự mất mát tri thức quý giá: sự cảm nhận bản ngã bên trong.

Chốt: “The High Priestess” – số 2 – âm GIMEL trong bang chữ cái Hebrew – Ứng với Mặt Trăng – Ngày đại diện: thứ 2 – Từ khoá: Không hành động, Tiềm năng, Bí ẩn, Vô thức.

Tìm Hiểu Thêm – 78 Độ Minh Triết Tarot

SHARE
Bài trước78 Độ Minh Triết – Lá Bài The Magician
Bài tiếp theo78 Độ Minh Triết – Bộ Ẩn Chính và Sự Phát Triển Cá Nhân

Bài Viết Mới

78 Độ Minh Triết – Wicca

78 Degrees of Wisdom Wicca Wicca là một tôn giáo ma thuật, “tà đạo thời hiện đại”....

78 Độ Minh Triết – Lá The tetragrammaton

78 Degrees of Wisdom Lá The tetragrammaton The tetragrammaton (Danh Chúa) Bên cạnh bốn nguyên tố, chúng...

78 Độ Minh Triết – Lá The Gate Cards

78 Degrees of Wisdom Lá The Gate Cards The Gate Cards (Những lá Cổng Vào) Dù cho những...

78 Độ Minh Triết – Lá The Four Suits

78 Degrees of Wisdom Lá The Four Suits The Four Suits (Bốn chất) Bất chấp việc minh...

78 Độ Minh Triết – Bộ Tiền– Lá Nữ Hoàng Tiền

78 Degrees of Wisdom Bộ Tiền – Lá Nữ Hoàng Tiền Nữ hoàng Tiền xuôi Nếu đằng sau...

78 Độ Minh Triết – Bộ Tiền– Lá Vua Tiền

78 Degrees of Wisdom Bộ Tiền – Lá Vua Tiền Vua Tiền xuôi Sự trần tục của bộ...

Video