Seventy Eight Degrees of Wisdom

Rachel Pollack

CHƯƠNG III: NHỮNG LÁ CHÍNH MỞ ĐẦU – BIỂU TƯỢNG VÀ CHÂN NGUYÊN

THE MAGICIAN

Lá Bài The Magician

‘The Magician” – Pháp sư kiêm…thầy lừa đảo có “quan hệ” trực tiếp đến là “The Fool”.  Như đã nhắc ở chương trước, Merlin đóng cả 2 vai trò trên (ngài còn kiêm cả danh hiệu “Người thông thái” và “Người Thầy”), và rất nhiều các dòng thần thoại khác cũng có liên hệ tương tự.

Những bộ Tarot cổ lỗ mô tả số 1 trong bộ Ẩn Chính giống một nhà….ảo thuật mua vui thiên hạ hơn là một Pháp Sư – thậm chí còn có những lá vẽ một tay làm…xiếc đang tung hứng những quả bóng màu mè trong không trung. Charles Williams lại thể hiện “The Magician” của ông đang…tung hứng các ngôi sao và các hành tinh.

Đa phần các hình ảnh bộ Ẩn chính hiện đại đều mô phỏng theo “The Magician” của Waite: một tay giơ Gậy (cũng chính là….dương vật) chỉ thiên để “hấp thụ” tinh thần sáng tạo nguyên thuỷ và nguồn năng lượng siêu nhiên từ thánh thần về cuộc sống. Ngài cầm Gậy rất cẩn trọng, nhận thức được cành củi khô queo gác hờ trên vai “The Fool” mang sức mạnh tâm linh mạnh mẽ.  Vì lẽ đó mà lá bài được đánh số đầu tiên “The Magician” đại diện cho ý thức, hành động và sự sáng tạo. Ngài là biểu tượng của “biến ý tưởng thành hiện thực”, hay nói cách khác là “dream comes true” (tất nhiên là phải có cơ sở chứ không phải kiểu mơ hão hao mỡ đâu nha). Chúng ta cũng có thể thấy trên bàn của ngài Pháp sư là 4 hiện vật tượng trưng cho 4 chất bộ Ẩn Phụ. Ngài Pháp sư không chỉ dùng những “vật chất” của thế giới hiện thực để tạo ra phép thuật (4 vật này đều là những vật dụng trong lễ nghi cúng tế), mà còn dùng “tính chất tinh thần” của chúng để tạo ra thế giới, theo nghĩa trao cho cuộc sống ý nghĩa cần có và hướng nó cần đi.

“The Magician” đứng giữa tầng tầng lớp lớp hoa hoét (cứ như hoàng tử ấy nhỉ = w = hoa bay bay) có ý nhắn nhủ chúng ta rằng sức mạnh sáng tạo và tình cảm cần phải được chăm chút trong cuộc sống vật chất. Nếu chúng ta tạo nên điều gì đó không phải nhờ khả năng bản thân thì chúng không có thực.

Đám hoa dưới chân “The Magician” gồm hồng đỏ và ly. Trong sách không nói nhưng không biết tác giả vẽ hoa ly có chủ đích không. Trong đạo Cơ Đốc, ly mang nghĩa trong sáng, đức hạnh. Trong Kinh Thánh, ly mang tên “tông đồ áo trắng hy vọng”, đại diện cho hy vọng và khát vọng sống. Ly được dâng cho Jesus và đức mẹ Maria, nghe đâu lúc đầu vàng khè sau Đức Mẹ hái mới hoá trắng đại biểu sẽ mang thai Chúa. Trong thần thoại Hy Lạp, nghe đồn rằng hoa ly là những giọt sữa không thành dải ngân hà của Hera sau khi bà đẩy Hercules không cho bú. Trong Kinh thánh Do Thái cũng nhắc đến ly là Shusan – tinh bạch và hạnh phúc. Còn thập cẩm ti tỉ thuyết lên nhờ thánh Google nhé = v =.

“Khởi đầu vạn vật, Chúa tạo ra Thiên Đường và Trái Đất”. Kinh Thánh bắt đầu ở thời điểm các linh hồn hạ thế và xâm nhập vào thực thể vật chất. Trong thế giới thực chúng ta chỉ có thể nhận thức được hiện tại. Khi liên hệ Tarot với bảng chữ cái Hebrew, “The Fool” cặp bồ với từ đầu tiên “ALEPH” (vô âm – là âm câm, biểu tượng của “VÔ”. Nó cũng là chữ cái đầu tiên của 10 điều răn). Điều này có nghĩa ký tự thứ 2 “BETH” (chữ đầu tiên có âm luật thực) đại diện cho “The Magician”“BETH” là chữ đầu tiên của Sáng Sáng Thế trong bộ Kinh Thánh Cựu Ước (Do Thái và Thiên Chúa giáo đều chung đụng “2 ông 1 bà” bộ Cựu Ước này).

Nhìn vào hình ảnh “The Magician” của Waite. Ngài pháp sư này không hề ểm bùa chúa hay triệu hồi ác quỷ như mấy ông bà thầu đồng bịp thiên hạ. Ngài chỉ đơn giản tạo “dáng đứng bến tre”, một tay chỉ thiên một tay hướng địa. Có thể so sánh “The Magician” là một….cột thu lôi: anh chàng hấp thu sức mạnh tâm linh rồi truyền thẳng xuống đất mẹ – tức là Hiện Thực.

Chúng ta có thể thấy trong Kinh Thánh nói riêng và các thể loại tôn giáo thập cẩm tả phế lù nói chung nhan nhản những cách lý giải cho “linh hồn giáng thế”. Người ta “nói trong vô thức” như bị quỷ nhập ở những nhà thờ Giáo Hội Ngũ Tuần và lăn lộn trên sàn tế như bị động giật ở những buổi “gặp gỡ hò hẹn” của hội Phúc Âm. Các vị cha xứ tự coi mình là kênh dẫn, là “đài phát thanh” của Chúa Thánh Thần.

Nhưng chúng ta có thể nhận ra những trải nghiệm này theo cách đơn giản, phi tôn giáo hơn nhiều. Người ta phấn khích khi xem thể thao. Người ta lên đỉnh khi “vui vẻ”. Người ta phát rồ khi giận.  Trong thời gian đầu một cuộc tình, hay lúc khởi nghiệp,…chúng ta có thể thấy một dòng sức mạnh mạnh mẽ đến mức ngứa ngáy tràn ngập trong cơ thể. Đôi lúc bạn có thể thấy thiên hạ đang tiếp cận một trang mới của cuộc đời, chân nọ xọ chân kia xoắn cả lại với nhau, hay nhấp nhổm trên ghế như mông đính lò xo. Ở họ dường như tràn đầy thứ năng lượng gì đấy mà ngay cả bản thân họ cũng không kiểm soát được. Rồi những văn nghệ sĩ nói chung, khi công việc của họ thuận buồm xuôi gió bèo chảy mây trôi, họ sẽ thấy chỉnh bản thân như một cột sóng thu linh từ thánh thần. Từ “nguồn cảm hứng” vốn có nghĩa là “tràn ngập hơi thở thiêng liêng”. (không biết hơi thở thiêng liêng buổi sáng có hôi không nhỉ?), và đại khái là một trong những thê thiếp râu ria của “tinh thần”.

Ngó lên tất cả những trạng thái “phấn khích” của con người, thì chỉ trừ có Thầy tu và nghệ sĩ là bị biến thành thất thần. Những người đi lễ sùng đạo hay những cậu chàng tuổi choai choai chuẩn bị “bùng nổ” trong một trận đấu đều có chung một cảm giác cơ thể bị năng lượng mãnh liệt quá sức chịu đựng xâm chiếm dần. Nguồn năng lượng đó thậm chí còn có thể nói là đau đớn. Con người trong cơn cuồng tín muốn nhảy nhót tăng động như một cách để giải toả thứ năng lượng mà họ không chịu đựng nổi.

Nguồn sức mạnh trong cuộc sống không phải một quý bà dịu dàng hiền thục. Nó phải được tuôn trào, được truyền cho một thực thể, vì cơ thể chúng ta không được tạo ra để chứa đựng năng lượng đó mà chỉ là kênh dẫn truyền nó đi thôi. Dù vậy các nghệ sĩ không tham gia “hội lên cơn động kinh” như người thường bởi họ có thể giải toả cơn cuồng của mình vào tranh vẽ. Cũng như vậy, cha xứ thì truyền năng lượng qua…. bánh mì và rượu.

Chúng ta là một kênh năng lượng khá hiệu quả. Trừ phi chúng ta đú theo xì tai của “The High Priestess” trong việc tự kỉ thu mình khỏi thế giới, còn không thì cứ sống hết mình quẩy hết sức. Con người sống tràn đầy nhất là khi sáng tạo hoặc chủ động. “Sáng tạo” không chỉ dừng lại trong nghệ thuật, mà là bất cứ hoạt động nào tạo ra điều gì đó “có thực” và “có giá trị” trong cuộc sống.

Nhiều người trải nghiệm cảm giác “tăng xông” nhiều đến độ họ còn cố “đu” theo nó. Họ hi vọng được tận hưởng những khoảng khắc phép màu bằng cách ngồi chơi xơi nước. Nhưng chúng ta chỉ thực sự bấu víu níu kéo sức mạnh sau-khi đã “xả” nó nhiệt tình. Lùi 1 bước tiến chục bước – phải nhả vốn ra mới thu thêm lãi về chứ. Cứ bám khư khư vào sức mạnh cũ chũng ta chỉ càng vô tình khoá chặt van thu lôi năng lượng mới của kênh sức mạnh tâm linh thôi, rồi dần dần sức mạnh cũ cũng sẽ ỉu đi như bánh mì thiu. Khán giả một trận bóng, hay kể cả những con chiên ngoan đạo, sẽ thấy cơn tăng động chập cheng của mình biến mất không lâu sau khi “lên đồng”. Nhưng thầy pháp, nhà khoa học, giáo viên, và cả những người đọc Tarot nữa, sẽ thấy năng lượng tăng dần đều sau từng năm nếu họ xả van ngày càng nhiều vào thực tế.

Khi “ngâm cứu” về ngài Pháp sư , những người cảm thấy thiếu thốn trống vắng điều gì đó có xu hướng bị cây gậy phép chỉ thiên cuốn hút. Nhưng phép thuật thực sự lại nằm ở ngón tay chỉ địa. Cái danh tự “The Magician” là nhờ khả năng sáng tạo của ngài. Hình ảnh của  ngài không chỉ bắt nguồn từ thầy phù thuỷ chuyên lừa đảo mà còn từ anh hùng chân chính đầu tiên xuất hiện. Trong thần thoại Hy Lạp anh hung “chuẩn men” đầu tiên này hẳn là Prometheus, titan đã đem ngọn lửa từ thiên đường xuống cho con người yếu đuối và tối tăm (trong phần thần thoại Hy Lạp có đó nha các bạn bấm sang để đọc).

Ở phương Tây chúng ta có xu hướng coi phù thuỷ như nhũng kẻ giật giây thao túng. Họ học những công nghệ bí mật hoặc câu kết thoả thuận với Satan để nâng cao sức mạnh của họ. Hình ảnh bị “chế biến” này một phần đến từ chính bản thân những Pháp sư, vì họ hay có trò vẽ bùa viết chú để đi tìm kho báu bị chôn giấu; nhưng đồng thời cũng từ các Nhà Thờ Giáo Hội – tổ chức coi những Pháp Sư có mối liên hệ trực tiếp với linh hồn thay vì đi qua kênh dẫn giáo giới “có bản quyền” là đối thủ cạnh tranh – mà ra. Tarot và khoa học huyền bí đều thuộc phạm vị “cách mạng ý thức”, vì chúng dạy về sự cứu rỗi một cách trực tiếp, trong cuộc sống hiện thực và nhờ chính con người.

(Đơn giản mà nói, ngày trước con người muốn được “cứu rỗi” thì đến nhà thờ nhờ cha xứ lên đồng, bây giờ thì dùng Tarot và Khoa Học thần Bí tự cứu rỗi mình).

Ngoài ra nếu chiếu theo hình tượng các Shaman (nghĩ bằng nửa than dưới ở bài giới thiệu ấy), hay những dược sư, thì lại thêm vài quan niệm khác về “The Magician”. Vì không một nhà thờ Giáo hội có phân cấp nào đặt lệnh trục xuất các shaman nên họ không bị cộng đồng “tẩy chay”. Họ phục vụ dưới danh nghĩa hộ sĩ, thầy giáo, và người dẫn đường các linh hồn sau khi chết. Như các Pháp sư, các Shaman cũng học những “công nghệ” phức tạp rối mù. “Từ điển ma thuật” của họ thường lớn và thập cẩm hơn của những người bình thường. Vấn đề ở chỗ, các Shaman không bị cách ly bởi họ không tập trung phát triển cho riêng cá nhân. Đúng hơn, các Shaman chỉ tìm cách thành “kênh vô tuyến không dây” hiệu quả – làm sao để chính họ không bị “quá tải dữ liệu” dẫn đến “đứt cáp giữa đường”, và để phục vụ cộng đồng tốt hơn. Các Shaman biết về trạng thái khoái cảm dạt dào khi năng lượng “lên đỉnh” và họ muốn đảm bảo rằng nguồn năng lượng đó không phá huỷ họ và khiến họ thành người vô dụng.

Giống các phù thuỷ, những Shaman bồi dưỡng ý chí bản thân đến điểm có thể chi phối ngọn lửa tràn vào cơ thể và tinh thần. Đồng thời họ cũng phải duy trì sự cởi mở, để cái tôi cá nhân hoà vào sự cuồng nhiệt của tinh thần. Đại khái là có thể tưởng tượng như trong mấy truyện manga là mấy ông thầy pháp đứng trong kết giới hay vòng phép thuật để yêu ma quỷ quái không đụng được đến lông tơ của họ ấy.

Chúng ta có thể ăn hôi cung cách của các Shaman đối với Tarot. Chúng ta ngâm cứu những lá bài, gặm nhấm đống ngôn ngữ biểu tượng kì dị và tìm cách tiêu hoá những công thức đặc biệt – tất cả chỉ nhằm việc điều khiển dẫn dắt cảm xúc dâng trào trong ruột gan phề phổi chúng ta như thể các tế bào máu đang đua công thức 1. Nhưng chúng ta cũng tuyệt không được quên rằng ma thuật thật sự nằm trong chính hình ảnh của lá bài, chứ không phải trong những lời diễn giải.

Ý nghĩa bói toán của “The Magician” nằm ở cả 2 tay – tay thu linh và tay định giải. Lá 1 mang bao trùm toàn bộ sức mạnh ý thức trong cuộc sống con người, tinh thần và những cảm xúc hứng thú chiếm đoạt con người. Điều này cũng có nghĩa,sức mạnh của người khác ảnh hưởng thế nào đến bạn phụ thuộc vào vị thế và cách phản ứng của bạn. (Kiểu, nói “Tôi muốn thành giám đốc” với người thường thì là điên nhưng với 1 người điên thì là “có chí tiến thủ” ấy). Giống như “The Fool”, lá “The Magician” cũng đề cập đến khởi đầu – nhưng “The Magician” là bước thực đầu tiên (“The Fool” lên sàn và “The Magician” bắt đầu diễn). Nó mang 2 nghĩa: nghĩa đầu là nguồn cảm hứng để bắt đầu 1 dự án mới, 1 trang mới cuộc đời; nghĩa tiếp là sự hứng khởi “lên cơn” sau khi đã đạt được thành tựu gì đó hoặc đã hoàn thành điều gì đó. Với nhiều người “The Magician” là một biểu tượng mang tính cá nhân, mang tính độc tôn và sức mạnh sáng tạo trong cuộc đời họ.

Tiếp đó, ngài Pháp Sư còn mang nghĩa là sức mạnh sẵn sàng – thứ sẵn sàng hướng đến thẳng mục tiêu. Nó cũng mang nghĩa “sức mạnh vĩ đại”, vì tất cả năng lượng của bạn được dẫn theo 1 hướng chủ đích – những người biết họ muốn gì trong cuộc sống thường tập trung sức mạnh lí trí vào để đạt được điều đó nhiều hơn. “The Magician” dạy chúng ta rằng cả sự sẵn sàng và thành công đều bắt nguồn từ “không có kẻ ngu chỉ có kẻ không biết mình khôn”. Hầu hết con người hiếm khi nhấc mông lên và hành động cho ra hồn; thay vào đó, họ thụ động trước những trải nghiệm, và không sớm thì muộn cũng bị đời quật cho bầm dập. Muốn đến nơi cần đến phải sẵn sàng hành động dựa trên điểm mạnh cá nhân.

“The Magician” ngược có nghĩa theo một cách giời đánh nào đó dòng chảy năng lượng đã bị phân tán hoặc bị ngăn cản. Nó đồng thời cũng là sự yếu đuối, thiếu sẵn sàng hoặc sự bối rối mất phương hướng dẫn đến làm gì cũng vô dụng. Năng lượng thì vẫn ở đó nhưng chúng ta làm gì cũng không với được đến nó. Lá “trồng chuối” còn có thể mang nghĩa sự tuyệt vọng hoặc đình trệ.

Lá Pháp sư ngược đôi lúc còn mang nghĩa lạm dụng sức mạnh – một người đã cường bức người khác. Ví dụ rõ nhất về trường hợp này là “ma thuật” (từa tựa như mấy cái bùa yêu mấy nàng bi kịch ếm lên chàng trai họ thích ấy).

Cuối cùng, lá “The Magician” ngược còn chỉ sự bất an tinh thần, ảo giác ảo tưởng, nỗi sợ và đặc biệt là điên cuồng. Mấy thứ cảm xúc “bạo lực” kiểu này hay xuất hiện ở những người nhận được nguồn lửa năng lượng tinh thần nhưng không biết cách “thải” nó ra thực tế như nào. Đại khái là khi buồn nôn mà không phun ra thì cái chất nhầy sẽ tắc trong bụng và gây dăm bảy loại khó chịu khác. Bất cứ ai từng trải qua khoảng khắc hoảng loạn điên cuồng sẽ biết cảm giác tâm trí bấn loạn ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể – cơ thể trở nên mất kiểm soát và hoang dại. Từ “hoảng loạn” đến từ nghĩa “bị thần Pan chiếm giữ” – vị dương thần đàng điếm đại diện cho sức mạnh ma quái.

Nghĩ về cột thu lôi lần nữa coi. Nó không chỉ hút sét mà còn truyền sét vào long đất. Không có đường truyền xuống mẹ đất đó, tia sét sẽ đốt trụi ngôi nhà.

Vài tác gia từng ngâm cứu mối “quan hệ thân mật” giữa chủ nghĩa Shaman và cái mà dân Tây gọi là “Tâm thần phân liệt”. Shaman thường được tìm thấy hơn là được chọn lựa. Bình thường nếu một thanh niên nào đó đột nhiên trải nghiệm những ảo ảnh bất thường mà không biết phải xử lý thế nào, thì anh ta sẽ tìm cách dừng chúng bằng thuốc hoặc tự kiểm soát. Trong một vài nền văn hoá khác, anh ta sẽ được huấn luyện. Đây không phải có ý nói rằng cơn điên loạn không tồn tại hay không được nhận thức trong văn hoá cổ. Nói đúng hơn, sự huấn luyện đó nhằm ngăn chặn sự điên loạn bằng cách hướng những trải nghiệm theo đường hữu ích.

Những nghiên cứu thông qua “phỏng vấn” những Shaman “có chứng nhận bản quyền” và qua những công nghệ tâm lý (kiểu như ăn chay hay tự ngược = w =) nhằm tìm hiểu cơ cấu của những trải nghiệm tiên tri bói toán đối với cuộc sống xã hội. “The Magician” ngược không nên bị tẩy chay cách ly; ngược lại, chúng ta phải tìm cách để xoay nó lại.

Chốt: “The Magician” – số 1 – âm “BETH” trong bảng chữ cái Hebrew (B.V trong bảng Latinh) – hành tinh Mecury (sao Thuỷ – truyền đạt thông tin) –  Ngày đại diện: Thứ 4 – Từ khoá: Hành động, Ý thức, Quyền lực, Tập trung.

Tìm Hiểu Thêm – 78 Độ Minh Triết Tarot

SHARE
Bài trước78 Độ Minh Triết – Lá Bài The Fool
Bài tiếp theo78 Độ Minh Triết – Lá Bài The High Priestess

Bài Viết Mới

78 Độ Minh Triết – Wicca

78 Degrees of Wisdom Wicca Wicca là một tôn giáo ma thuật, “tà đạo thời hiện đại”....

78 Độ Minh Triết – Lá The tetragrammaton

78 Degrees of Wisdom Lá The tetragrammaton The tetragrammaton (Danh Chúa) Bên cạnh bốn nguyên tố, chúng...

78 Độ Minh Triết – Lá The Gate Cards

78 Degrees of Wisdom Lá The Gate Cards The Gate Cards (Những lá Cổng Vào) Dù cho những...

78 Độ Minh Triết – Lá The Four Suits

78 Degrees of Wisdom Lá The Four Suits The Four Suits (Bốn chất) Bất chấp việc minh...

78 Độ Minh Triết – Bộ Tiền– Lá Nữ Hoàng Tiền

78 Degrees of Wisdom Bộ Tiền – Lá Nữ Hoàng Tiền Nữ hoàng Tiền xuôi Nếu đằng sau...

78 Độ Minh Triết – Bộ Tiền– Lá Vua Tiền

78 Degrees of Wisdom Bộ Tiền – Lá Vua Tiền Vua Tiền xuôi Sự trần tục của bộ...

Video