Seventy Eight Degrees of Wisdom

Rachel Pollack

CHƯƠNG III: NHỮNG LÁ CHÍNH MỞ ĐẦU – BIỂU TƯỢNG VÀ CHÂN NGUYÊN

THE FOOL

Lá Bài The Fool

(Chân nguyên – “Archetypes” – từ này hiện tại có rất nhiều bản dịch dịch là “nguyên mẫu” nhưng cá nhân tôi chẳng hiểu ý nói “nguyên mẫu” là cái quỷ gì? Kiểu mẫu vật tượng trưng? Đây là một từ khó giải thích mặc dù xuất hiện trong sách nhiều như rươi. Nếu chiếu theo ý nghĩa của tác phẩm, từ “Chân nguyên” này có nghĩa là “chân lý nằm trong lá bài”, “sự thuần khiết chân chính”, là “những gì nguyên bản nhất”, là “idea” ngoài của động của Platon (xem them triết học hang động của Platon)).

Lá “The Fool”

Chúng ta đã xét duyệt “The Fool” ở khía cạnh linh hồn tự do tuyệt đối. Nhưng chúng ta cũng có thể xem xét “The Fool” ở khía cạnh khác: bước đệm để tiếp cận thế giới chân nguyên của bộ Đại Bí Mật(Dù sao cũng phải bồi thêm 1 câu rằng, chân lý là mặt trời chói lọi, nếu không nghiên cứu về nó thì đừng có điên mà nhìn vào nó).

Tưởng tượng bạn đang bước vào một thế giới lạ hoắc. Một thế giới đầy các Pháp sư chảnh milu, con người thì treo ngược cành cây và nhan nhản các vũ công thoát y sexy nổi lềnh phềnh trong không khí. Bạn lọt vào cái thế giới đó khi nhảy tót xuống từ một cái hang tối om cao chót vót (lơ lửng giữa trời?!), sau đó lạc quắn ass dăm lần trong mê cung, thậm chí là phải….chui xuống tổ thỏ để đuổi theo con thỏ Victoria đeo đồng hồ cổ… Có chọn cách quỷ dị thế nào đi chăng nữa, thì bạn vẫn bắt đầu ở vị trí “The Fool”, và cũng có thể nói rằng bạn quá….ngu khi làm thế. Sao phải mò vào cái thế giới tâm linh hỗn độn đó trong khi có thể an nhàn bình thản ở thế giới bình thường nơi có công việc, nhà cửa và gia đình bạn? Herman Melville trong “Moby Dick” cảnh cáo người đọc đừng rảnh đời bước chệch khỏi con đường thường nhật mà xã hội đã trải thảm rắc hoa cho bạn. Bạn có thể sẽ không tìm được đường về đâu.

Thế mà, với những kẻ đầu đá sẵn sàng bắt lấy cơ hội, cú đại nhảy vọt có thể đem đến sự thích thú, tính phiêu lưu, và cuối cùng, với những ai đủ can đảm tiếp bước đến thế giới diệu kì nhiều hãi hùng hơn là vui thú(của Alice), thì điều đó có thể đem lại tri thức, bình yên và sự giải phóng. Thú vị thay, nguyên chân hình tượng của “The Fool” xuất hiện trong thần thoại còn nhiều hơn cả trong các tôn giáo được “cấp phép”. Một nhà thờ được thể chế hoá còn mơ mới đẩy đít thúc mông được con nhà người ta vượt qua giới hạn khuôn khổ được. Thay vào đó, các nhà thờ cho chúng ta một cái “tổ” an toàn để trốn tránh những khó khăn cuộc sống táp vào mẹt. Thần thoại  dẫn dắt đến tâm những nỗi sợ đó một cách trực tiếp, và trong các nền văn hoá, thế giới thần thoại có toàn hình ảnh Lừa đảo trắng trợn – đung đẩy chọt thọc những vị vua, những vị anh hung khi họ dám quay mông khỏi thế giới chân lý trong tâm thức.

Trong huyền thoại Vua Arthur, Merlin không chỉ là một phù thuỷ, ông còn là một người thông thái và là 1…kẻ lừa đảo. Mỗi lần xuất hiện trước mặt vua Arthur ông ta lại mang một hình hài khác: một đứa trẻ, một kẻ ăn mày, một lão già,…chẳng khác con tắc kè hoa là mấy. Đức Vua trẻ bị nhiễm thói xa hoa tự cao tự đại của kẻ ngồi trên đầu người khác nên không bao giờ nhận ra Merlin cho đến khi kẻ hầu cận của ngài điểm tay chỉ mặt sự thật. Khả năng nhìn thấu ảo tưởng còn quan trọng hơn luật lệ dày đặc hay quân đội hùng hậu. Các vị quân sự Đạo giáo vốn nổi tiếng nhờ những trò lừa đảo (binh pháp Tôn Tử ấy).

Chân nguyên của “The Fool” còn được tìm thấy trong chính xã hội thường nhật, như những tay hề trong cung vua chẳng hạn. Chúng ta đều biết hình ảnh “tay hề ” trong vở “Vua Lear” được phép múa môi múa mép nói ra những sự thật mà không kẻ nào khác dám. Ngày nay, những nhà châm biếm và hài kịch cũng có đặc quyền VIP này.

Ở nhiều quốc gia có những kiểu lễ hội hằng năm nhằm để con người thoải mái bộc phát “thú tính”, kiểu canarval chẳng hạn. Tình dục thoải con gà mái, luật lệ bị đem làm giấy lót ass, mọi người thi nhau hoá trang màu mè hoa lá như vẹt xổ lồng rồi cùng nhau bỏ phiếu bầu “Vua Ngốc” chủ trì lễ hội. Ngày nay, ở châu Âu và Bắc Mỹ, ngày “cá tháng 4” tức là ngày “ngày của ngốc tử” – ngày để tha hồ lừa lọc đùa cợt lẫn nhau (tất nhiên cẩn thận mất răng).

Lá “The Fool” bên cạnh là của tác giả Oswald Wirth. Lá này cổ lỗ sĩ hơn lá của Waite nhiều, và cách nó diễn tả thằng hề hệt như 1 thằng….lang thang thô bỉ. Hình ảnh này được diễn giải rất đa dạng, như kiểu một linh hồn trước khi được thông não, hoặc một đứa trẻ sơ sinh vừa chào đời, hay gốc gác của tình trạng rối ren. Elizabeth Haich đã đưa ra một cách diễn dịch rất thú vị về biểu tượng thằng cầu bơ cầu bất của Wirth. Đặt “hắn” giữa “The Judgement” và “The World”, cô mô tả “The Fool” là cách đánh giá của người ngoài khi nhìn vào một kẻ đã được khai tâm (kiểu, thiên tài thì thường lập dị ấy mà). Bởi vì “The Fool” không hề bị luật lệ và điểm yếu của con người trói buộc, nên hắn ta có vẻ xấu xí dị dạng này. Haich coi cái “mặt tiền” của “The Fool” chỉ là một cái mặt nạ bị thế giới chụp vào. Lá cuối cùng, “The World” đại diện cho chính người đã được “thông não” đó, nhưng là cách nhìn từ bên trong – là cách mà kẻ đó nhìn chính bản thân mình (thì ai tự đánh giá chẳng đẹp chẳng xinh = w =).

Trong một vài bộ Tarot từ thời Napoleon cởi truồng, “The Fool” được mường tượng như một thằng hề bợ ass hoàng gia bự con, cao ngồng vượt hẳn mọi người xung quanh. Danh tự của chàng ta là “Thằng Hề của Chúa”. Cụm này trước đây thường được gán cho những gã ngốc, những thằng điên vô hại, những người thần kinh nặng, và cả những người thông thái đến mức dở người (vì họ được cho là ngoài tầm hiểu biết so với số còn lại).

Nguyên hình này còn tiếp tục dây dưa trong thần thoại hiện đại. Nhờ ơn tính chất ảo lòi nguyên thuỷ, truyện tranh manga các kiểu thường phản ánh tốt các hình ảnh thần thoại tốt hơn tiểu thuyết – bạn biết đấy, không phải ai cũng thích đọc để tự động não tưởng tượng (= v =). Trong Batman, kẻ thù không đội trời chung của iêng hùng là “Joker”, một kẻ không quá khứ và 24/7 trát cả tấn phấn son loè loẹt trên mặt. Đó là hình tượng “Le fou” đó. Sự đối đầu như chó với mèo giữa Batman và Joker đưa đến người coi một thông điệp rõ ràng: đừng có nổi loạn chống lại các giá trị xã hội. Biết điều thì tuân theo luật lệ và mệnh lệnh. Những năm gần đây báo chí miêu tả Joker là kẻ điên nhiều hơn là tội phạm. Với xã hội hiện đại, cung cách bản năng thay vì luật lệ của “The Fool” là một căn bệnh “nguy hiểm”.

Cho đến nay cũng ta đã nhìn nhận “The Fool” từ góc độ người ngoài, kẻ được chàng hề châm biếm móc mỉa để chúng ta nhận ra thói tự mãn cố hữu của mình. Nếu coi “The Fool” là một bản ngã thì chàng ta đại diện cho những nhân vật kinh điển trong cổ tích sến súa ngày xưa, kiểu chuyện mẹ kể bé nghe về thằng khờ ngốc nghếch chân thành vớ được công chúa hoàng tử thay vì anh chị chàng ta.

Thú vị ở chỗ hình ảnh chàng khờ bản ngã xuất hiện trong cổ tích nhiều hơn là trong thần thoại. Chúng ta nhìn thận thần thoại như một thế lực mạnh mẽ hơn chúng ta; trong khi đó một câu chuyện cổ tích đơn giản ảo tưởng lại cho phép chúng ta thể hiện sự ngốc nghếch của mình.

Như “Boots” hay “Gluck” trong cổ tích, lúc nào cũng được đám động vật giúp đỡ, luôn có một người bạn đồng hành với “The Fool” trong hành trình chàng ta khám phá bộ bài. Trong bộ Waite bạn đồng hành của “the Fool” là một con cờ hó, trong các bộ khác có thể là mèo, hay thậm chí là cá sấu. Động vật nói chung là biểu tượng của sức mạnh thiên thiên và bản chất phần “con” của một người – “con” và “người” hoà với nhau tạo thành linh hồn của một kẻ sống bằng bản năng. Những chú chó thần thoại thường khá dữ tợn, ví dụ như Chó săn địa ngục chuyên săn những linh hồn lạc đường. Chúng ta vẫn là con quái vật đó thôi, có cái thái độ được trui rèn nên bên ngoài có vẻ “cao cấp” hơn. Từ chối bản chất quái vật thì nó chỉ điên cuồng hơn thôi. (kiểu càng cấm càng cứ ấy mà). Tuân theo nó nó sẽ tự biết điều hơn.

“The Fool” của Waite tay cầm 1 bông hồng trắng. Hồng là biểu tượng của đam mê, và màu trắng là màu truyền thống đại diện cho sự tinh khiết, và cách chàng hề cầm nó thể hiện rằng đam mê thuần khiết đang sôi sục cao độ. Người Hy Lạp coi thần yêu đương Eros là một kẻ lừa đảo vì yêu đương thường khiến những “thanh niên nghiêm túc” nhất cũng hành động ngớ ngẩn như bị thiểu năng. Nhưng những kẻ hành động điên rồ thì thường không bị tình yêu chối bỏ bao giờ. Người Hy Lạp cũng chụp mũ Eros là một thế lực mạnh mẽ có thể quậy tưng cả vũ trụ. (Chắc là cách nói không ai sống thiếu được tình yêu, và cứ yêu là loạn ấy mà. Trước khi Trụ Vương mất nước cũng vì yêu Đát Kỷ đấy thôi = w =).

 

Cái túi thổ cẩm treo gậy đằng sau “The Fool” là kinh nghiệm của chàng ta. “The Fool” không bỏ quên chúng; chàng ta không phải kẻ não phẳng lỳ như đường băng cán, mà chàng ta chỉ đơn giản khôg để những kinh nghiệm đó điều khiển chuyến đi của chàng như cách kỷ niệm và những chấn thương ảnh hưởng đến cuộc sống chúng ta. Cái túi thêu hình đầu đại bàng, biểu tượng của linh hồn đau khổ. Anh chàng đang hoàn toàn sống bằng bản năng. Con đại bàng cũng đồng thời là biểu tượng của cung Bọ Cạp nhưng ở “đẳng cấp” cao hơn, đó là từ giới tính nâng thành linh hồn. Ý tưởng kết hợp giữa giới tính và linh hồn sẽ còn xuất hiện lần nữa ở lá the Devil.

Chàng hề vác hờ một cành củi khô queo như thể thằng lang thang đi bụi. Nhưng cành củi này thực ra là gậy (wands), biểu tượng của sức mạnh. “The Magician” và “The Chariot” cũng đều cầm gậy, nhưng là cầm có chủ ý và cầm chặt như sợ lơ ngơ phát rớt mất. “The Fool” và stripper “The World” thì lại cầm đại khái cho tay nó đỡ….cuồng (chăng?). Có kẻ nào bị não đến mức dùng gậy thần làm que vác túi? Cứ tưởng tượng chúng ta đang đọc một câu chuyện cổ tích về 1 chàng trai não phẳng vô (số) tội tự nhiên nhặt được gậy thần của một phù thuỷ vô dụng đến mức đánh rớt bên vỉa đường, và nhờ sự ngây thơ không dùng pháp thuật để mưu lợi cá nhân mà chàng ta thoát được kiếp bị thui như anh chị chàng.

Bộ Gậy (Wands)

Gậy thần của “The Fool” màu đen, trong khi các “gậy” khác thì màu trắng. Với chàng ngốc vô tư như ruồi, linh hồn chàng ta luôn luôn trong trạng thái sẵn sàng, đầy tiềm năng nhiệt huyết và chẳng đi đến hướng chủ đích nào. Chúng ta có xu hướng hiểu nhầm màu đen, coi nó như tượng trưng của tà ác, hoặc những điều tiêu cực trong cuộc sống. Thực ra màu đen lại có nghĩa mọi thứ đều có thể, rằng năng lượng của cuộc sống là vô tận, cho đến khi chính ý thức lại dựng lên những rào cản vô hình. Khi chúng ta sợ màu đen hoặc bóng tối, chúng ta đã tự đẩy mình vào nỗi sợ năng lượng vô thức sâu xa của cuộc sống.

Giống như Joker, “The Fool” có thể bạ đâu ngồi đó – trước, sau hay giữa các lá khác đều vô tư. Chàng ta mang năng lượng “động” đến cho những lá “tĩnh” đơ như tượng. Trong bộ Đại Bí Mật, chàng ta có thể bổ nhào vào bất cứ đoạn chuyển đổi khó khăn. Do đó vị trí bắt đầu của “The Fool” cũng chính là đoạn giao  thoa từ cuộc sống thường nhật sang thế giới chân nguyên Bí Ẩn. “The Fool” cũng giúp chúng ta nhảy từ dòng này sang dòng khác, từ “The Chariot” sang “The Strength”, từ “The Temperance” sang “The Devil”. Để có thể nhón chân với đến “The Chariot” hay “the Temperance” đòi hỏi sự cố gắng vĩ đại và lòng dũng cảm đáng phục, và không có sự sẵn sàng bất chấp đi đến bất cứ “khái niệm” nào của “The Fool”, chúng ta không sớm thì muộn cũng sẽ tự dừng mình lại tự kỉ với những thứ đã đạt được.

“The Fool” cũng thường có đôi có cặp với những lá khó nhằn, như “The Moon” hay “Death” (để ý những con đường quanh co trong 2 lá này), nơi chàng ta sẽ thúc đẩy chúng ta thoát khỏi nỗi sợ.

Trong bộ Tiểu Bí Mật“The Fool” “tình thương mến thương” với bộ Gậy (Wands) – hành động, đam mê, làm không nghĩ (kiểu…tăng động ấy). Nhưng nó cũng mèo mỡ với bộ Cốc (Cups) nguyên là nhấn mạnh vào trí tưởng tượng và bản năng. Thực chất “The Fool” là nửa nạc (Wands) nửa mỡ (Cups). Chúng ta sẽ thấy sự dây dưa này sau – nước và lửa, đại diện cho 1 dạng chuyển đổi (giới tính?! = w =).

Cuối cùng là câu hỏi về vị trí của “The Fool” trong bói toán. Tôi đã từng nhắc đến tầm quan trọng của việc đọc bài để có thể thấu hiểu các lá bài. Hơn hết, chúng còn giúp chúng ta áp dụng sự thông tuệ của Tarot vào cuộc sống. Trong đọc bài “The Fool” gợi đến sự can đảm và tích cực, thúc đẩy niềm tin vào bản thân và vào cuộc sống. Trong những thời điểm lên voi xuống chó, khi chúng ta đụng chuyện đau đầu từ những người xung quanh, “The Fool” nhắc nhở rằng chỉ có thẳm sâu bản thân ta biết làm gì là tốt nhất.

“The Fool” thường là biểu tượng của sự bắt đầu, dũng cảm nhảy vọt đến một giai đoạn mới trong cuộc sống, đặc biệt là khi cú tung mình đó đươc thực hiện dựa vào cảm xúc sâu sắc chứ không phải được lên kế hoạch cẩn thận.

Đây là những ý nghĩa cơ bản xuôi. Chúng ta cũng phải xét đến những ý nghĩa “ngược” hàn lâm hơn, đó là khi xào bài mà chúng ta rút ra được lá “The Fool” trồng cây chuối. Bài “ngược” luôn là 1 chủ đề bị tranh cãi nhiều giữa các nhà luận giải. Với những người “công thức” khô như ngói rang nắng thì thường chỉ đảo ngược công thức giải Tarot là xong – một cách thức đơn giản nhưng khiến vài nhà diễn giải “đánh rơi” mất toàn bộ ý tưởng về ý nghĩa bài ngược. Nhưng chúng ta vẫn có thể xem xét sâu hơn. Thông thường một lá ngược chỉ ra rằng tính chất của lá bài đó đã bị phong toả, bị bóp méo hoặc chuyển hẳn sang đường khác.

Với “The Fool” ngược đời có nghĩa thất bại tràn trề khi tuân theo bản năng. Nó cũng có thể có nghĩa không tranh thủ vợt lấy cơ hội ở một thời điểm thiết yếu nào đó vì ….sợ, hoặc vì phụ thuộc quá nhiều vào kế hoạch hoặc lời góp ý của người khác.

Một ý nghĩa “ngược” khác đối lập với nghĩa xuôi ban đầu: Bất cẩn, hoang dã và điên cuồng. Nhưng chúng đều thuộc họ thất bại khi hành động theo bản năng (thú vật…). Người khinh suất tự biến mình thành thằng ngu khi anh ta không tin vào bản năng vô thức, và đồng thời anh ta cũng sợ ngồi chơi xơi nước thì sẽ thành “nhàn cư vi bất thiện”.

Ý nghĩa “ngược” thứ 2 gợi đến một mặt ẩn của “The Fool” – sự thức thời trước cơ hội tại một thời điểm thích hợp. Sông có khúc người có lúc. Điều cơ bản bất cứ lời tiên tri nào nào dạy chúng ta rằng không hành động hay thái độ nào là đúng hay sai, ngoại trừ xét chúng trong hoàn cảnh thích hợp.

Tiếp tục đào sâu vào Tarot chúng ta sẽ thấy quan niệm về “hoàn cảnh thích hợp” chi phối tất cả các lá bài và, thực tế, chính là chìa khoá để dùng Tarot 1 cách đúng đắn. Lá bài trong bộ Rider nằm chính giữa bộ Đại Bí Ẩn của cả 3 bộ 7 lá là lá “Justice” – chính là cần phản ứng thích đáng tuỳ thời.

Chốt: “The Fool” – số “0” – âm “ALEPH” trong bảng chữ cái Hebrew (Ox trong bảng Latin) – Nguyên tố đại diện: Khí – Từ khoá: Sự bắt đầu, Sự điên khùng, Sự ngẫu hứng, Niềm tin.

Tìm Hiểu Thêm – 78 Độ Minh Triết Tarot

SHARE
Bài trước78 Độ Minh Triết – Ba Lĩnh Vực Của Trải Nghiệm
Bài tiếp theo78 Độ Minh Triết – Lá Bài The Magician

Bài Viết Mới

78 Độ Minh Triết – Wicca

78 Degrees of Wisdom Wicca Wicca là một tôn giáo ma thuật, “tà đạo thời hiện đại”....

78 Độ Minh Triết – Lá The tetragrammaton

78 Degrees of Wisdom Lá The tetragrammaton The tetragrammaton (Danh Chúa) Bên cạnh bốn nguyên tố, chúng...

78 Độ Minh Triết – Lá The Gate Cards

78 Degrees of Wisdom Lá The Gate Cards The Gate Cards (Những lá Cổng Vào) Dù cho những...

78 Độ Minh Triết – Lá The Four Suits

78 Degrees of Wisdom Lá The Four Suits The Four Suits (Bốn chất) Bất chấp việc minh...

78 Độ Minh Triết – Bộ Tiền– Lá Nữ Hoàng Tiền

78 Degrees of Wisdom Bộ Tiền – Lá Nữ Hoàng Tiền Nữ hoàng Tiền xuôi Nếu đằng sau...

78 Độ Minh Triết – Bộ Tiền– Lá Vua Tiền

78 Degrees of Wisdom Bộ Tiền – Lá Vua Tiền Vua Tiền xuôi Sự trần tục của bộ...

Video