Chương I: Thế bài bốn lá

Tính thống nhất – Tính đối lập

Từ những ngày xưa như Trái Đất bộ “Đại Bí Mật” đã quyến zũ một lượng lớn các diễn giả thần bí như đèn cám dỗ thiêu thân. Ngày nay, chúng ta có xu hướng liệt những lá bài thuộc bộ Ẩn chính như một quá trình về mặt tâm lý, mỗi lá thể hiện một mốc son trạng thái trên cả hành trình phát triển; chúng ta có thể tạm thời mô tả trạng thái này là trạng thái hoà làm 1 với thế giới khách quan quanh ta, hoặc là trạng thái thăng hoa thoát khỏi sự yếu đuối, bối rối hay sợ hãi. Cả bộ Đại Bí Mật chỉ để thể hiện quá trình này một cách chi tiết; nhưng để hiểu bao quát thì cần mỗi….4 lá; 4 lá nguyên mẫu cơ bản sắp xếp theo sơ đồ hình học thể hiện hành trình “lên đời” của nhận thức và tâm linh.

Nếu bạn sở hữu một bộ Tarot Rider, hãy bốc tấm “The Fool”, “The Magician”, “The High Priestess” và “The World”, rồi xếp chúng thành thế hình thoi.

Dừng lại ngắm nghía chúng một lúc. Bạn có để ý thấy chỉ có “The Fool” và “The World” là đang uốn éo nhảy múa mặt mày hớn hở tưng tửng, trong khi “The Magician” và “The High Priestess” người cứng đơ như tượng và mẹt thì lạnh như tiền? Nếu liếc qua những lá còn lại của bộ Đại Bí Mật, bạn sẽ thấy tất cả những lá chính thì trừ lá 0 và 21, số còn lại đều  thiên về trạng thái “tĩnh”. Chúng đại diện cho những trạng thái tồn tại cố định.

Nhưng giữa 2 “vũ công” này vẫn có sự khác biệt: “The Fool” là vũ công truyền thống còn “The World” là vũ công…thoát y (super stripper :v). “The Fool” trông như chuẩn bị lao đầu xuống vực từ mỏm đá cao ngất; còn “The World” lại lơ lửng nơi hư vô, bao quanh bởi hào quang chiến thắng nhiệm màu.

Một điểm đáng chú ý khác chính là con số được đánh trên các lá bài. “0” không hẳn được tính là một con số, nó là con số “neo đơn” thiếu vắng sự hiện diện của bất kì con số cụ thể nào, và do đó cũng có thể phán rằng nó “thầu” tất cả các con số khác. Nó là một biểu tượng đại diện cho sự tiềm năng vô tận. Mọi thứ đều có thể xảy ra vì không gì cụ thể từng được tạo lập. 1 và 2 là những số thực thể đầu tiên, hiện thực đầu tiên, là những con số cố định không bị xẻo nắn bóp méo. Chúng là số “chẵn” và “lẻ”, đồng thời đại diện cho các mặt đối lập nhau, cho đàn ông và phụ nữ, cho ánh sáng và bóng tối, cho chủ động và thụ động, vân vân và mây mây,… Chính số 21 cũng là cuộc “hôn nhân không chính thức” giữa số 1 và số 2.

Hãy nhìn sâu vào tư thái của những lá bài. “The Magician” một tay giơ gậy thần về phía thiên đường. Bên cạnh ý tưởng tượng trưng cho linh hồn và sự thống nhất, nó còn là biểu tượng của…. dương vật (đang cương), tức là sự men lỳ (đang…quay tay?). “The High Priestess” thượng toạ giữa hai cây cột, cũng là biểu tượng… âm hộ của đàn bà, cũng như sự đối lập (ngồi giữa…háng :v). Hai cây cột này xuất hiện rất nhiều lần trong bộ Đại Bí Mật, như đền thờ trong lá “The Hierophant”, và tinh tế hơn trong lá thứ 6 “The Lovers”, hoặc là hai con nhân sư canh 2 bên chiếc Chariot. Giờ ngó về “The World” tiếp. Vũ công khoả thân kia có bo đỳ đàn bà (dù rất nhiều bộ thể hiện nàng vũ công này là người lưỡng tính – không phải shemale nha), hai tay hai gậy phép múa may. Hai tính hướng đã “giao thông kết hợp” thành một thể, và hơn hết, những phẩm chất độc lập của 2 giới kết hợp thành một thực thể tự do “cao cấp” hơn – chính thứ ánh sáng phấn khởi tua tủa bọc lấy người vũ công đã thể hiện biểu tượng đó.

Rõ ràng theo phương ngang, lá “The Magician” và lá “The High Priestess” thể hiện 2 khía cạnh đối lập, thì theo phương đứng, “0” và “21” lại đại diện cho sự thống nhất – “The Fool” trong trạng thái hoàn hảo trước khi trải qua những thay đổi đa chiều trong tinh thần, và “The World” thì tí tởn trong hào quang tự do – thứ hào quang chỉ có thể đạt được khi cân bằng mọi đối lập trong tiềm thức và cuộc sống. (Cách nói dài dòng hoa mỹ của từ “tĩnh tâm” và coi mọi chuyện là phình phường :v).

Bài Tarot, giống nhiều hệ thống tư duy và từa tựa nhiều tích thần thoại khác, cũng nhấn mạnh sự đối lập (tính nhị nguyên) thông qua sự tách biệt giữa “đực” và “cái”. Những nhà Qabalah học tin rằng Adam vốn là một….cú có gai (lưỡng tính), và sự “ly thân” của Eve chỉ là hậu quả của Sự Sa Ngã. Trong hầu hết các nền văn hoá, đàn ông và đàn bà thường coi giới còn lại như thể đến từ “hành tinh khác”, chỉ khác nhau ở cường độ phân biệt mà thôi (Đàn ông đến từ Sao Hoả còn đàn bà đến từ Sao KimJ)). Ở thời hiện đại, nhiều người nghĩ rằng mỗi cá nhân đều có cả tính nam lẫn tính nữ (nói cách khác thì ai cũng….pê đê) – kiểu suy nghĩ này trước kia chỉ có thể thấy trong mấy học thuyết kì dị huyền bí về sự thống nhất.

Nếu phân tách hẳn 2 mặt 1 thể như đực-cái, trắng-đen, bla..bla…., trong cuộc sống thường nhật chúng ta còn có thể trải nghiệm những kiểu “chiết xuất” trạng thái tinh vi hơn, đặc biệt là giữa hi vọng – điều chúng ta “tưởng bở” có cơ sở, và hiện thực đã chinh phục được. Thường thì hiện thực là phiên bản “cái bang” của hy vọng – kết hôn không thú vị ảo tưởng như khi đang yêu; đi làm thì căng thẳng nắn xương đau hơn thoả mãn,… Rất nhiều nghệ sĩ thú nhận rằng đầu tuy nghĩ vịt nhưng tay vẫn vẽ gà – họ chẳng bao giờ truyền đạt được đầy đủ điều họ muốn nhồi vào các tác phẩm của họ. Hiện thực cuộc sống thường nghèo nàn hơn tiềm năng của nó. Nhận thức được điều này, nhiều người nhón từng quyết định nhún từng đường đi nước bước dù chuyện nhỏ hay to vì họ sợ trèo cao té đau, hoặc chọn cái này thì mất cái khác. Họ là loại người lý tưởng cao vời vợi không thể chấp nhận được sự giới hạn của thế giới hiện thực.

Sự phân tách của tiềm năng và hiện thực đôi lúc được xem như là sự li dị giữa tâm trí và cơ thể. Chúng ta hiểu rằng suy nghĩ và cảm xúc là những thứ gì đó tách biệt khỏi cơ thể vật lý đang tồn tại ở thế giới. Tâm trí là vô hạn, bay cao bay xa đến đâu cũng quẩy tuốt. Trong khi đó, cơ thể thì yếu sợt, bị cơn đói, sự mệt mỏi ốm o kiểm soát. Triết học sinh ra để thoả mãn nhu cầu xử lý sự khác biệt này. Các nhà hành vi học tuyên bố rằng “tinh thần” không tồn tại; chỉ có cơ thể xác thịt và những thói quen nó tự hình thành là có thực. Mặt khác, mấy ông theo chủ nghĩa huyền bí lại nhận định chính cơ thể vật chất chỉ là thứ ảo tưởng do tâm trí bị giới hạn của con người tạo ra. Truyền thống Thiên Chúa Giáo định nghĩa “linh hồn” là bản thể thực sự bất tử, tồn tại trước và sau khi cơ thể chứa đựng nó. Trong nhiều tôn giáo và bộ lạc, như chủ nghĩa Ngộ Đạo hoặc mấy ông theo thuyết Qabalah, coi cơ thể thực là nhà tù được tạo nên bởi tội lỗi lầm lạc của tổ tiên sa ngã. (Thế nên mới sinh ra mấy tôn giáo có cái trò tự ngược với cả đợi chết để được xá tội đấy. Khốn một cái, dù các ông này phán sống ở đời chỉ là khổ đau nhưng tự sát để thoát khổ đau cũng bị liệt vào tội lớn. Thế thì khác éo nào nói sống không được chết không xong?:v)

 Chính từ gốc gác của tất cả những điều đối lập này, chúng ta thấy chúng ta không hiểu chính bản thân mình. Trong thâm tâm chúng ta thường “tự sướng” rằng chúng ta khoẻ hơn, tự do hơn, thông thái hơn và quyền lực hơn (O.o thật hơm?); đó là những loại cảm giác khao khát mãnh liệt thuộc về bản năng của phần “con”. Đại khái thì ta vẫn biết “cái tôi đích thực” đó đang chơi ú tim hoặc bị cái “ta” tầm thường bắt nạt đè đầu cưỡi cổ để ta có thể hoà nhập với xã hội. Vậy làm thế nào để lôi nó ra ngoài? Cứ coi như mấy thứ tiềm năng đẹp đẽ quyền quý kia đang chảng choá tự kỉ đi, làm thế nào chúng ta mới tóm cổ được chúng ra?

Mấy thứ rối óc này được quy chung thành bộ môn “khoa học huyền bí”, và được bắt đầu với sự nhận thức mạnh mẽ về sự phân tách và các giới hạn. Theo đà phát triển, những người nghiên cứu thể loại khoa học này chém ra thêm ý tưởng mới, rằng có một loại khoá, hay 1 kế hoạch có thể giúp con người trong ngoài thống nhất, thực ảo hoà hợp sau khi giải phóng hết tài năng và sự thông tuệ tiềm tàng.  Con người cũng hay nhẫm lẫn mục đích của môn học về tinh thần. Nhiều người coi Tarot chỉ để bói toán, rằng mấy nhà Giả Kim muốn trở nên giàu nứt đố đổ vách bằng cách úm ba la chì thành vàng; rằng mấy nhà Qabalah học ếm bùa đọc chú bằng ngôn ngữ bí mật, vân vân và vũ vũ,… Trên thực tế, những thuyết học này hướng đến sự thống nhất trong tâm lý. “Nguyên liệu cơ bản” mà các nhà Giả Kim muốn biến thành vàng chính là bản thân họ. Tạm chấp nhận lý thuyết rằng con người rơi cái bộp từ trạng thái hoàn hảo không tì vết xuống một trạng thái bị giới hạn tứ bề, các nhà thần học lạc quan tin rằng làm quỷ gì phải ngồi mỏi mông thụ động chờ đợi sự cứu chuộc thông qua các tác nhân bên ngoài. Ngược lại, ông hoặc bà ta tin rằng tự thân tìm ra sự cứu chuộc bằng cách tìm chìa khoá đến với sự thống nhất là trách nhiệm của con người.

Tarot được coi là một phiên bản của “chìa khoá” đó. Nó không phải “cái chìa khoá” theo nghĩa đen, và cũng không phải một kiểu học thuyết gì đó thần bí cao xa cho lắm. Nó thể hiện một quá trình, một trong những thứ dạy chúng ta rằng: khi ảo tưởng rằng sự thống nhất dễ dàng chiếm được qua mấy cái chìa khoá hay công thức vớ vẩn tức là chúng ta đã lầm to! Đúng hơn là, phải trải qua từng bước trưởng thành (21 trạng thái của bộ Đại Bí Mật) trong nhận thức trên đường đời (mới mong hoàn hảo nghe conJ)).

“The Fool” thể hiện sự ngây thơ không vết nhơ – một loại trạng thái hoàn hảo trong niềm vui và tự do tuyệt đối, một cảm giác (rất yomost) khi hoà hợp với tinh thần của cuộc sống mọi lúc; nói cách khác, cái thể “bất tử” chúng ta cảm thấy trở nên bị tù túng trong hỗn độn và thoả hiệp trong cuộc sống đời thường. Rất có thể làm gì có cái “tôi” trắng sáng như ô mô kia tồn tại?! Bằng cách nào chúng ta nghiệm thấy nó như một thứ gì đó đã mất. Thú vị là, mọi nền văn hoá đều bịa ra câu chuyện về Sự Sa Ngã từ một thiên đường sơ khai.

“Ngây thơ” là một từ hay bị hiểu nhầm. Nó không phải là kiểu ngây thơ “lơ ngơ như nai tơ xổng chuồng”, mà là sự tự do, hoàn toàn cởi mở với đời, tin tưởng tuyệt đối vào cuộc sống và bản năng cá nhân của kẻ không có dây thần kinh sợ. “Ngây thơ” không có nghĩa là “vô tính” như vài người nghĩ. Nó là bản năng giới tính không tội trạng, chân thành, quan tâm và không biết sợ là gì. Nó hiển nhiên, tự do, yêu say đắm cuộc sống như Romeo trồng si trước nhà Julietta.

“The Fool” ứng với số “0” vì bất cứ chuyện gì cũng có thể xảy ra với kẻ đầy tiềm năng sẵn sàng đi mọi hướng. Anh chàng không thuộc về nơi nào, và cũng chẳng bị sắp đặt hữu ý như những lá khác. Sự ngây thơ của chàng ta nói lên rằng anh chàng không hề có quá khứ “dữ dội”, và vì thế nên tương lai của chàng ngốc mở ra vô cùng tận. Mỗi giây mỗi phút đều là những điểm xuất phát mới. Trong hệ thống số Ả rập, số “0” có hình quả trứng, để chỉ ra rằng tất tần tật mọi thứ đều được nhồi trong đó. Vốn nguyên thuỷ số “0” là 1 dấu chấm. Theo truyền thống Giả Kim Thuật và Qabalah, vũ trụ bắt nguồn từ đúng 1 điểm sáng. Và Chúa trong Qabalah thường được mô phỏng là “Vô”, vì gán Chúa vào bất cứ “vật” gì cũng giới hạn quyền năng của người. Những người luận giải Tarot nào mà cố tìm gốc gác quê quán của lá “The Fool” hay vị trí đáng có của nó giữa các lá bài xem chừng đang lạc đường nặng. “The Fool” là sự vận động, thay đổi, là bước nhảy vọt liên tục trong cuộc sống.

Với “The Fool”, khả năng và hiện thực chẳng khác quái gì nhau cả. “0” là trống rỗng – không hi vọng cũng chẳng sợ hãi, và chàng ngốc lên đường không kế hoạch không mục đích. Chuyện đâu khắc có đó, thịt chó khắc có mắm tôm!

Người khác sẽ nhận thấy tính tự phát bốc đồng của chàng ta ngay. Không tính toán thiệt hơn cũng chẳng kiềm chế. Chàng ngốc việc ta ta cứ làm mà không cân đo đong đếm, như vài người có ý thức tính toán ngả bài với cơm khi lỡ tòm tem với phở. “The Fool” trao đi sự chân thành và tình yêu một các tự nhiên (như ruồi) cho tất cả mọi người mà chẳng thèm mảy may nghĩ về điều đó.

Chúng ta quy giới tính cho “The Fool” là “chàng” và vũ công “The World” là “nàng” vì ngoại hình của họ, nhưng thực ra cả 2 đều không có giới tính thực, thích coi thế nào cũng được.“The Fool” nguyên là chưa có được hiểu biết bỏ túi về “chuyện trai gái” (“The Fool” đại diện cho tinh thần nên không bị quan niệm “vật chất xôi thịt” tác động). “The Fool” và “The World” về cơ bản đều là lưỡng tính, đều bộc lộ nhân tính con người dù ở thời điểm nào, thông qua những trạng thái tự nhiên nhất.

Giờ zoom xa ra để ngắm đủ 4 lá bài. “The Fool” chia rẽ “The Magician” và “The High Priestess”, 2 lá buộc phải được “giao duyên mai mối” thì mới sinh ra được “The World”. 2 lá này thể hiện sự trong sạch tuyệt đối của “The Fool” giờ đã bị chia tách ra nhiều mặt đối lập khác nhau => đại khái là suy nghĩ phức tạp hơn, viết theo sách nghe hàn lâm lắm. “The World” là sự thống nhất lần 2, nhưng sâu sắc hơn nhờ quá trình trưởng thành qua 18 lá còn lại. “The Fool” tinh khiết còn “The World” thì thông thái.

Xem Thêm – Tổng Quan 78 Độ Minh Triết Tarot

SHARE
Bài trước78 Độ Minh Triết – Sự Tiên Tri
Bài tiếp theo78 Độ Minh Triết – Sự Thuần Khiết Và Sự Tự Do

Bài Viết Mới

78 Độ Minh Triết – Wicca

78 Degrees of Wisdom Wicca Wicca là một tôn giáo ma thuật, “tà đạo thời hiện đại”....

78 Độ Minh Triết – Lá The tetragrammaton

78 Degrees of Wisdom Lá The tetragrammaton The tetragrammaton (Danh Chúa) Bên cạnh bốn nguyên tố, chúng...

78 Độ Minh Triết – Lá The Gate Cards

78 Degrees of Wisdom Lá The Gate Cards The Gate Cards (Những lá Cổng Vào) Dù cho những...

78 Độ Minh Triết – Lá The Four Suits

78 Degrees of Wisdom Lá The Four Suits The Four Suits (Bốn chất) Bất chấp việc minh...

78 Độ Minh Triết – Bộ Tiền– Lá Nữ Hoàng Tiền

78 Degrees of Wisdom Bộ Tiền – Lá Nữ Hoàng Tiền Nữ hoàng Tiền xuôi Nếu đằng sau...

78 Độ Minh Triết – Bộ Tiền– Lá Vua Tiền

78 Degrees of Wisdom Bộ Tiền – Lá Vua Tiền Vua Tiền xuôi Sự trần tục của bộ...

Video