(JT viết tặng Sinh nhật lần 1 của Tarot & Cuộc Sống)
(Bài viết mang tính ý kiến cá nhân và mong được bàn luận với những ai có hứng thú về cả 2 vấn đề này :D)

Quẻ Kinh Dịch của phương Đông.
Bài Tarot của phương Tây.
     

      Xét một cách tổng quan xuyên suốt lịch sử nhân loại thì ngoài 2 đại diện kể trên ra thì hầu như chúng ta chưa có một cách “xem quá khứ, hiện tại, tương lai” nào được xây dựng một cách có hệ thống và được đông đảo người biết đến như vậy. Nếu bạn có nhiều thời gian quan sát và ngẫm nghĩ, bạn có thể thấy được sự giống nhau chúng một cách đáng ngạc nhiên.

      Nhưng trước hết, cần điểm qua vài nét về chúng cái đã:

  • Kinh Dịch xuất hiện khoảng 2500 năm TCN tại Á Đông. Ở các vùng đất này, người cổ đại làm nghề nông (lúa nước) nên họ phải chú ý đến Mặt trời để xem thời điểm gieo hạt trồng cây và quan sát Mặt trăng để xem các con nước lên xuống để phục vụ việc tưới tiêu. Đối với họ, Mặt trời và Mặt trăng là quan trọng nhất và phải có sự kết hợp cả hai mới có được mùa màng tươi tốt, bội thu. Dần dà họ khái quát thành khái niệm Dương được ghi lại bằng vạch liền (-) còn Âm vạch cách đoạn (–). đó chính là Lưỡng Nghi (Âm và Dương) (Các bạn có thể thấy nó trên các Thái Cực Đồ trong võ đạo hay quốc kỳ Hàn Quốc). 
  • Cấp 2 của Lưỡng Nghi này là một Âm – Dương của vật chồng lên Âm Dương của vật khác, người ta gọi là Tượng, có Tứ Tượng tất cả (Âm Âm, Âm Dương, Dương Âm, Dương Dương)
  • Cấp 3 của Lưỡng Nghi là có thêm một Âm – Dương chồng lên Tượng, gọi là Quái, có 8 quái hay Bát Quái (tức Âm Âm Âm, Âm Âm Dương …. đến Dương Dương Dương), rút lại ngắn gọn thành thứ mà ta thường nghe là các quẻ đơn là: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài. 
  • Người ta chồng các quẻ đơn này lên nhau một lần nữa và ta có 64 quẻ kép khác nhau, đó là 64 quẻ dùng để xem “quá khứ vị lai” của con người.
download
Ảnh minh họa (nguồn: internet)

       Tarot sinh ra trễ hơn rất nhiều so với Kinh Dịch, khoảng thế kỉ 15, có nhiều tranh cãi về nơi xuất xứ của nó nhưng giả thuyết có cơ sở nhất cho rằng Tarot xuất xứ từ miền Bắc nước Ý, vào khoảng giữa thế kỷ 15. Bộ Tarot đầu tiên được sản xuất không phải để bói toán mà dùng để chơi như bài tây bây giờ. Sau đó nó được “nâng cấp” lên cho hoàn chỉnh để sử dụng để xem “tương lai, hậu vận” đến bây giờ. Tôi cho rằng trong quá trình “nâng cấp” đó, họ đã đưa một chút văn hóa của họ vào bộ bài, họ “lồng” vào đó sự văn hóa của họ – sự thờ phụng các vì sao (ảnh hưởng từ những cuộc du hành trên biển dài ngày để khám phá những vùng đất mới, và chỉ có các vì sao bầu bạn với họ, dẫn đường cho họ- và đó là nguồn gốc của bộ môn “ngắm sao” hay “chiêm tinh học”. Đối với họ, vì sao là tất cả chứ không phải là Mặt trời hay Mặt trăng). Quay trở lại vấn đề, chúng ta hãy chỉ xem xét đến trường phái thông dụng nhất của Tarot hiện nay là Rider Waite Smith. Bộ bài chuẩn có 78 lá bài, gồm 22 lá ẩn chính (Major Arcana) và 56 lá ẩn phụ (Minor Arcana) chia làm 4 chất: Gậy (Wands), Ly (Cups), Kiếm (Swords) và Tiền (Pentacles).

phương pháp tiên đoán trải-bài-celtic-cross

       Điểm chung số 1 của Quẻ Kinh Dịch hay bài Tarot là mục đích của người xem: tìm kiếm giải đáp cho vấn đề của họ. Người ta tìm đến Kinh Dịch hay Tarot đề cầu mong sự bình an, gặp lành, tránh dữ. Họ hy vọng khi được biết trước những trở ngại, tai nạn sắp đến thì họ sẽ có thể tìm cách tránh được nó hay nắm bắt được một cơ hội khi nó sượt qua mình. Nảy sinh vấn đề là chuyện thường ngày của một con người, và con người ta chỉ hết vấn đề khi nằm dưới mặt đất nửa mét.

       Điểm chung số 2 của 2 loại này là sự xuất hiện, ảnh hưởng qua lại của các yếu tố tự nhiên. Đối với Kinh Dịch, mỗi quẻ đơn trong Bát Quái ứng với một nhân tố tự nhiên là: Càn (ứng với Trời), Khôn (Đất), Khảm (Nước), Ly (Lửa), Tốn (Gió), Chấn (Sấm), Cấn (Núi), Đoài (Đầm,hồ). Như đã nói, các quẻ đơn này chồng lên nhau thành một quẻ kép, tức có sự tương tác lẫn nhau giữa các 8 yếu tố trên. Ví dụ, 2 quẻ Càn nhập lại thành quẻ Thuần Càn, quẻ Tốn nằm trên quẻ Ly thì sẽ cho ra quẻ Phong Hỏa Gia Nhân…Yếu tố tự nhiên thay đổi thì ý nghĩa diễn giải, câu chuyện kể ra cũng khác (ẩn trong Bát Quái cũng có Ngũ Hành – 5 nguyên tố Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, cách ảnh hưởng cũng tương tự như JT nói về 8 yếu tố trên). 

       Tarot cũng giống như vậy, nhưng đơn giản hơn vì nó chỉ có 4 yếu tố tự nhiên trong 4 bộ là Wands (Lửa), Cups (Nước), Swords (Khí) và Pentacles (Đất). Trên một trải bài Tarot, dù là 1 lá, 2 lá, 3 lá… thì cũng sẽ có các yếu tố này xuất hiện, lá bài sau bổ sung ý nghĩa cho lá bài trước nôm na theo kiểu “Lửa và Khí hợp nhau, Nước và Đất hợp nhau trong khi Lửa đối chọi với Nước còn Khí đối chọi với Đất”. Để biết rõ hơn các yếu tố của từng lá bài ảnh hưởng như thế nào, các bạn nên đọc các bài viết về Thuyết Bình Minh Vàng (Golden Dawn), nó sẽ rất có ích khi bạn là một Tarot Reader.

       Điểm chung số 3 là sự Ngẫu nhiên (ảnh hưởng xác suất) :Trong Kinh Dịch, mỗi lần muốn lấy quẻ thì bạn sẽ có 3 đồng xu, cứ mỗi lần gieo xu thì gọi là 1 hào, cứ 6 hào gom lại được thì được một quẻ. Khi đã có các quẻ này thì ta bắt đầu luận giải tìm câu trả lời. Không ai biết rằng mỗi hào bạn sẽ gieo được gì, có thể 3 hào âm, 1 hào âm 2 hào dương…nên ở Kinh Dịch có sự ngẫu nhiên. Còn ở Tarot, mỗi lần bạn rút bài thì đó là bạn đang rút một cách ngẫu nhiên 1 lá trong 78 lá, và lá tiếp theo cũng như vậy (1 lá trong 77 lá)…

       Đó là 3 điểm chung cơ bản JT thấy được. Còn về điểm khác nhau thì có rất nhiều, nhưng JT sẽ xét vài điểm khác cơ bản của Bài Tarot và Quẻ Kinh Dịch.

       Điểm khác số 1: Số lượng các kết quả mẫu (Thống Kê)
       Gom lại trong Kinh Dịch có 64 kết quả (quẻ) tương ứng, trong mỗi kết quả là các câu chuyện với phần luận giải dài về ý nghĩa của quẻ đó, về những cố điển,… thậm chí là những vua chúa, quan tướng đã rút được quẻ này trong hoàn cảnh nào (đó lợi thế hơn 4000 năm lịch sử của Kinh Dịch: sự ghi chép cẩn thận). Trong khi Tarot, hầu như không có một giới hạn mẫu số nào vì Tarot có 78 lá bài và n trải bài. Nếu chỉ xem 1 lá, ta đã có 78 kết quả khác nhau. Nếu lấy 2 lá từ 78 lá thì ta sẽ có 3003 kết quả khác nhau (nếu JT tính toán đúng tổ hợp chập 2 của 78 phần tử, 2 lá không được trùng nhau hay “C trên 2 dưới 78”). Nếu lấy 3 lá từ 78 lá thì ta sẽ có 76076 kết quả. Nếu lấy 4 lá thì sẽ được 1426425 kết quả khác nhau. Trong Tarot, hầu như “NHỮNG LÁ BÀI BẠN RÚT LÀ DÁNH CHO CHÍNH BẠN”, vì cơ hội xuất hiện 2 trải bài giống nhau y hệt hầu như rất thấp. JT xem tarot được trên 1 năm rưỡi, chưa từng gặp trường hợp 2 trải bài trùng nhau bao giờ, chỉ có những lá bài lặp đi lặp lại, có người gặp 1 lá trong buổi xem đến 4 lần, và đó được gọi là “điềm báo”.

       Điểm khác số 2: Sự tương tác của người đọc kết quả (Thầy/ Tarot Reader) và người xem (Querent)
       Ở Kinh Dịch, người đọc kết quả thường có một cuốn sách ghi về lý giải của 64 quẻ, họ dựa vào các ghi chép này để xem xét vấn đề và cảnh báo cho người xem biết nên làm gì tiếp theo, nếu xem Quẻ Kinh Dịch. Chính vì vậy, hầu hết các người đọc (Thầy) đều có cách lý giải gần giống nhau Ở Tarot, người đọc cũng dựa vào các nội dung cơ bản của bài (ghi trong sách hướng dẫn kèm theo bài – companion) để phân tích nhưng bên cạnh đó, họ dựa vào cảm giác, kiến thức, kinh nghiệm của cuộc đời mình để đưa ra lời khuyên, theo JT, điều này quyết định đến 50% những diễn giải hay lời khuyên họ dành cho các người xem. Có thể thấy là mức độ tương tác của người đọc và người xem cao hơn và trực tiếp hơn vì người đọc (Tarot Reader) có thể dễ dàng đặt mình vào vị trí của người xem và đưa cho họ lời khuyên gần gũi, chân thành nhất về tình cảm, công việc, tiền bạc…vì họ cũng đã từng gặp qua nhiều trường hợp tương tự. Nếu bạn đã từng xem Quẻ Kinh Dịch và cả Bài Tarot thì bạn có thể sẽ hiểu điều này.

       Điểm khác số 3: Sự kêu gọi hành động và quyết định
       Thông thường, Kinh Dịch cho người ta biết mình đang ở trong hoàn cảnh nào và “phải” làm điều gì để xử lý vấn đề, kết quả nhận được từ người đọc (Thầy) thường được đóng khung theo các quẻ theo hướng “đóng”. Tarot, trái lại, thiên về hướng cho ra các lời khuyên theo hướng “mở”, nghĩa là người xem được “khuyên” là nên làm gì và họ phải hiểu rằng họ phải tự chịu trách nhiệm cho hành động của mình, nếu làm gì diễn tiến sẽ ra sao, thuận lợi và khó khăn như thế nào, còn nếu không làm thì sẽ ra sao…nó cho họ thông tin và một cái nhìn khách quan hơn để hành động giải quyết vấn đề của mình, lời khuyên không bị đóng khung và giới hạn bởi người xem và những lời họ nói.

       Còn rất nhiều, rất nhiều những điều khác biệt giữa Quẻ Kinh Dịch và Bài Tarot, nhưng chúng ta phải cần nhiều thời gian hơn để xem xét trọn vẹn. Dù xem Quẻ Kinh Dịch hay Tarot, bạn cũng cần phải tự cho mình thời gian suy nghĩ những lời khuyên, sau đó hãy chọn hành động hướng hợp lý nhất, phù hợp với bản thân nhất. Xét cho cùng, tương lai của bạn là do bạn nắm giữ, không phải do Thầy Kinh Dịch hay Tarot Reader nắm giữ.

-JT-

SHARE
Bài trướcCác phương pháp bói toán ngẫu nhiên
Bài tiếp theoMa thuật – Đó là gì?

Bài Viết Mới

78 Độ Minh Triết – Wicca

78 Degrees of Wisdom Wicca Wicca là một tôn giáo ma thuật, “tà đạo thời hiện đại”....

78 Độ Minh Triết – Lá The tetragrammaton

78 Degrees of Wisdom Lá The tetragrammaton The tetragrammaton (Danh Chúa) Bên cạnh bốn nguyên tố, chúng...

78 Độ Minh Triết – Lá The Gate Cards

78 Degrees of Wisdom Lá The Gate Cards The Gate Cards (Những lá Cổng Vào) Dù cho những...

78 Độ Minh Triết – Lá The Four Suits

78 Degrees of Wisdom Lá The Four Suits The Four Suits (Bốn chất) Bất chấp việc minh...

78 Độ Minh Triết – Bộ Tiền– Lá Nữ Hoàng Tiền

78 Degrees of Wisdom Bộ Tiền – Lá Nữ Hoàng Tiền Nữ hoàng Tiền xuôi Nếu đằng sau...

78 Độ Minh Triết – Bộ Tiền– Lá Vua Tiền

78 Degrees of Wisdom Bộ Tiền – Lá Vua Tiền Vua Tiền xuôi Sự trần tục của bộ...

Video