Ứng Dụng Quẻ 13 Thiên Hỏa Đồng Nhân Trong Kinh Doanh
LẤY LÒNG NGƯỜI LÀM GỐC
Kinh doanh được thành công, không phải nằm trong kỹ thuật đặc biệt gì, mà chính ở trong cái lý của sự đoàn kết, tức lấy lòng người làm gốc.
Quẻ Đồng Nhân bao hàm ý đoàn kết và hòa hài.
Bí quyết thành công của một xí nghiệp kinh doanh thực sự nằm ở chỗ nào? Đối với vấn đề này, những cuộc nghiên cún cho thấy có nhiều quan điếm khác nhau tùy theo mỗi người. Một số nhà quản lý kinh doanh thường chỉ vắt óc suy nghĩ làm thế nào để chế tạo các sán phấm có mẫu mã đẹp, kết cấu tốt, tìm những thủ đoạn để bán hàng cho nhanh, và chiếm lĩnh thị trường. Nhưng không dè rằng bí quyết kinh doanh thành công lại nằm ở một cấu trúc thâm sâu hơn: đó là cần phải có một lý thuyết triết học kinh doanh để chỉ đạo.
Có một bặc đại sư trong kinh doanh nổi danh ngang với “vị Thần kinh doanh” Tùng Hạ Tân, đó là Đạo Thanh Hòa Phu, Đống sự trướng cúa Nhật Bổn Kinh Ngõa Chu Thức Hội xã; vào ngày 9 tháng 10 năm 1995, tại Nhân Dân Đại Hội Đường ông đã thuyết trình về đề tài “Tại sao xí nghiệp kinh doanh cần có một nền triết học?”, đề tài này được nghiên cứu cực kỳ tinh thâm và giúp cho các nhà kinh doanh không ít. Ông nói: “Kinh doanh thành công, không phải nằm trong kỹ thuật đặc biệt gì, mà nằm trong triết lý là làm cho các công nhân viên chức của xí nghiệp đoàn kết với nhau.”. Đó chính là nền triết học “Lấy tâm làm gốc”. Sự thành công trong kinh doanh chính là nằm ngay trong lực lượng này.
Quẻ Đồng Nhân của kinh Dịch đã chí dạy cho chúng ta tư tướng của nền triết học kinh doanh này: “Đồng Nhàn vu dã, hanh, lợi thiệp đại xuyên, lợi quản tứ trinh”, dịch nghĩa: “Cùng người ở thôn dã, hanh thông lợi cho việc vượt sông lớn, quân tử giừ chính bền thì lợi”.
Dùng tư tưởng hiện đại để giải thích câu nói này như sau: “Tập hợp đám đông nơi cánh đồng bao la (tức là đoàn kết mọi người lại), giống như trong một phạm vi của một hãng xưởng rộng lớn, hòa đồng với mọi công nhân viên chức trong tinh thần công bình vô tư như thế thì làm bất cứ việc gì, cũng sẽ đạt được hanh thông, thuận lợi. Cho nên, dùng thí dụ “lợi cho việc vượt sông lớn”, ám chỉ xí nghiệp trên thương trường đã đạt đến mức độ phát triển đến đâu có lợi đến đó”.
Đạo Thanh Hòa Phu đã thấm nhập được bí quyết thành công trong kinh doanh, nên ông đã chỉ rõ rằng, trong hoạt động kinh doanh “Nhân tâm là quan trọng hơn bất cứ cái gì”. Ông còn nói: “Nhân tâm thực sự thay đổi rất nhanh, có lúc cũng khó mà trông cậy vào nó, (vì chia rẽ), nhưng nói ngược lại, trên thế giới này, không có vật gì vững chắc hơn sự đoàn kết của lòng người”.
Thế thì, một nhà kinh doanh trong xí nghiệp, làm thế nào để “đoàn kết được nhân tâm?”, về mặt này, quẻ Đồng Nhân khuyên dạy chúng ta được vài điều: thứ nhất, “Thiên dừ hỏa, Đồng Nhản. Quản tử dĩ loại tộc biện vặt”, dịch nghĩa “Trời và lửa tượng trưng sự hòa đồng với người. Quân tử xem đó phân chia chủng loại và biên biệt mọi vật”, ý muốn nói rằng, một nhà kinh doanh trên phương diện đối nhân xử sự, cần phải đặt nặng và tôn trọng điểm “tương đồng”, không nên so đo phân biệt chỗ khác nhau nhó nhặt (tiểu dị), đó chính là “dĩ loại tộc biện vật”, tức phân biệt rõ chỗ giống nhau và khác nhau của mọi sự vật.
Điều thứ hai: “Xuất môn đồng nhón, hựu thủy cữu dã”, dịch nghĩa “ra cửa hòa đồng với người, còn ai lỗi nữa”, ý muốn nói rằng, một người lãnh đạo kinh doanh phải vượt qua các khung cửa nhỏ hẹp của ngôi nhà, tức là vượt qua sự quan hệ trong môn hộ, phá vỡ cái quan niệm bè phái. Làm như vậy sẽ không có lỗi (tức không có sai lầm). Điểm thứ ba “Đồng nhản vu tòng, lận đạo dã”, dịch nghĩa “người trong tông tộc cùng nhau là đã sai rồi”, ý muốn nói rằng, cần phải phá vỡ cái quan niệm bà con, gia đình trị.
Ngày nay, trong lúc thị trường kinh tế đang thay đổi quỹ đạo, còn có một số xí nghiệp ở thôn trấn hoặc xí nghiệp tư nhân, trong giai đoạn khởi đầu của họ, dùng mô thức quản lý gia tộc để điều hành hoạt động. Nhưng theo kinh nghiệm thành công của nước ngoài, nếu chỉ giới hạn hẹp trong mô thức gia tộc quản lý, thì xí nghiệp chắc chắn không thể phát triển qui mô lớn được.
Muốn phát triển qui mô lớn, cần phải vượt qua và phá bỏ mô thức gia tộc này. Nếu tiến tới chế độ công ty cổ phần trách nhiệm hữu hạn, rồi lại tiến tới mô hình tập đoàn quy ước hóa, pháp chế hóa trong quản lý kinh doanh, thì nhà kinh doanh mới có thế thành công đi vào nền thị trường quốc tế to rộng cúa thế kỷ 21.
Bậc đại sư kinh doanh của Nhật Bán là Đạo Thạnh Hòa Phu diễn thuyết tại Đại hội đường nhân dân, về triết lý “lấy lòng người làm gốc”, trên thực chất, là tư tưởng triết học để phát triển kinh tế, mà hạch tâm của nó là “con người”.
Điều này thuyết minh cho chúng ta thấy rõ rằng, ý tưởng vị đại sư kinh doanh Nhật Bản cũng đã được kinh Dịch nhắc nhở từ lâu. Còn chúng ta, chỉ cần lấy kinh nghiệm thành công mà người khác đã thu được mà noi theo, tức là “Xí nghiệp kinh doanh cần phải có một nền triết học kinh doanh tốt, hoàn hảo”, để học tập và thực hiện “Lai nhật khả truy, vi thời vị vãn dã”, nghĩa là “ngày mai vẫn còn có thể theo đuổi, làm thì vẫn chưa muộn”. Chỉ cần chúng ta nhận thức là đúng thì cứ làm.
Trên mảnh đất của chúng ta, trên thương trường của chúng ta, rồi đây sẽ xuất hiện những bậc đại sư kinh doanh trên đất nước chúng ta, điều đó không phải là khó. Lịch sử sẽ chào đón các bậc đại sư của chúng ta xuất hiện.
Dĩ nhiên điều này vốn là khúc chiết, và cũng là quy luật phát triển của lịch sử. Thậm chí, có những lúc ta có thế đi lệch ra khỏi quỹ đạo của những quy luật phát triển kinh tế, nhưng lệch ra khỏi quỹ đạo kinh tế, cũng chính là quy luật vậy. Đó là quy luật đào thải của tự nhiên.
Ứng Dụng Hay – Coi Kinh Dịch
Tin Liên Quan: